-
Ý nghĩa câu tục ngữ Gà trắng chân chì, mua chi giống ấy
Gà trắng mà chân đen thì lười kiếm ăn, chậm lớn và hay bị toi, không nên nuôi.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Già mạ tốt lúa
Một kinh nghiệm cấy trồng là mạ đủ ngày đủ tháng cứng cây thì cấy chóng bén rễ từ đó lúa tốt hơn, dễ bội thu.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Giàu nuôi lợn đực, khó nuôi lợn cái
Nuôi lợn là giải pháp vực dậy kinh tế nhanh nhất, hữu hiệu nhất với người nông dân xưa.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Khoai đất lạ, mạ đất quen
Dân gian có câu “khoai đất lạ, mạ đất quen”, nghĩa là trồng khoai trên đất mới sẽ cho năng suất cao hơn so với trồng nhiều vụ trên cùng một thửa đất.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Không nước không phân chuyên cần vô ích
Nếu cây không được cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết như nước và phân để nuôi dưỡng và phát triển thì dù bỏ ra bao nhiêu công sức gieo trồng thì cũng vô dụng.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Không tại mạ, tại lạ tay bừa
Câu tục ngữ là kinh nghiệm của ông cha ta khi cấy lúa, gieo mạ: Kỹ thuật bừa đất để gieo mạ vô cùng quan trọng, cùng là cây mạ đấy nhưng bừa đất không khéo mạ có thể chết.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Làm ruộng thì ra, làm nhà thì tốn
Câu tục ngữ ý nói: Làm nhà cửa rất tốn kém, thường vượt quá khoản trù định ban đầu.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Làm thầy nuôi vợ, làm thợ nuôi miệng
Làm thầy ở đây là làm thầy bói, thầy đồng, thầy cúng, …
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Lang đuôi thì bán, lang trán thì cày
Câu tục ngữ là kinh nghiệm chăn nuôi trâu bò: con nào có vết loang lổ ở đuôi thì hại chủ, con nào có lang trên trán thì cày bừa tốt, dễ nuôi.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Một nong tằm là năm nong kén, một nong kén là chín nén tơ
Câu tục ngữ khái quát nên nỗi vất vả của người chăn nuôi tằm – một trong những nghề truyền thống của dân ta.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Nắng sớm thì đi trồng cà, mưa sớm ở nhà phơi thóc
Từ xưa, ông cha ta dựa vào việc quan sát bầu trời, mặt trăng, mặt trời hay các quy luật mà đúc kết thành những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ để dự báo thời tiết.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Nhịn đói nằm co hơn ăn no vác nặng
Câu tục ngữ là lý lẽ của kẻ lười biếng, trốn tránh lao động. Kẻ lười thà không có gì ăn, nhịn đói còn hơn làm việc nặng nhọc.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Nước cả, cá to
Nước cả: tức nước lớn, chỉ vùng nước có diện tích rộng.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ
"Tay làm hàm nhai" chỉ những người chăm chỉ làm việc, lao động thì sẽ có cái để ăn, được ấm no, đầy đủ. "Tay quai" là tay không làm việc, chỉ những người biếng nhác.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Thóc lúa về nhà, lợn gà ra chợ
Câu tục ngữ chỉ quá trình thu hoạch, mua bán của nhân dân ta xưa kia.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Trăm hay không bằng tay quen
"Trăm hay" là cách nói mộc mạc, có nghĩa là biết hàng trăm điều tức là biết nhiều, lý thuyết giỏi.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Trồng cây đừng chạm lá, nuôi cá đừng chạm vảy
Câu tục ngữ là kinh nghiệm trồng cây, nuôi cá của dân ta được đúc kết lại. Trồng cây, nuôi cá mà chạm lá, chạm vây khiến cây dễ bị chết, bị bệnh.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
Câu tục ngữ muốn thể hiện kinh nghiệm trồng lúa nước nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung. “Nước”, “phân”, “cần” và “giống” là 4 yếu tố quan trọng, không thể thiếu khi canh tác, trồng trọt. Đây là 4 yếu tố bổ trợ cho nhau và không thể tách rời.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Làm ruộng ăn cơm nằm, chăn tằm ăn cơm đứng
Câu tục ngữ muốn nói đến nỗi khó nhọc, vất vả của nghề nuôi tằm. Đây là một công việc rất bận rộn khiến người chăn nuôi không có nhiều thời gian.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Nhất thì, nhì thục
Câu tục ngữ nêu lên kinh nghiệm về kĩ thuật trồng trọt, làm lúa nước.
Thứ nhất là phải coi trọng thời vụ. Trái thời vụ, thời tiết là thất bát.
Thứ nhì là phải cày sâu cuốc bẫm, vun xới, chăm bón, làm cỏ, không để ruộng đất hoang hóa, bạc màu; làm cho đất đai ngày một thêm màu mỡ.
Yếu tố thời gian, mùa vụ, yếu tố sức lao động cần cù của con người là hai yếu tố tạo nên mùa màng tốt tươi, năng suất cao, bội thu.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Chuồng gà hướng Đông, cái lông chẳng còn
Không nên xây chuồng gà hướng đông vì đó là hướng gió thổi có thể làm chuồng tan hoang, gà bị cúm chết hết, đến sợi lông cũng chẳng còn.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Tấc đất tấc vàng
Câu tục ngữ khẳng định sự quan trọng của đất; đồng thời nhắc nhủ mọi người cần phải biết tiết kiệm nguồn đất, chăm chỉ trồng trọt để gặt hái được nhiều trái ngọt.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Trồng tre đất sỏi, trồng tỏi đất bồi.
Câu tục ngữ là kinh nghiệm của ông cha ta trong việc trồng cấy: khi trồng tre phải trồng trên đất sỏi, trồng lúa phải trồng trên đất bồi, như thế cây mới phát triển mạnh mẽ được. Từ đó, câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta về việc lựa chọn đúng loại đất khi trồng trọt.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa
Câu tục ngữ là kinh nghiệm của người xưa về cách cấy lúa: đó là phải cày đất sâu; qua đó nhắn nhủ mọi người khi làm một việc nào đó, cần phải kiên nhẫn, tỉ mỉ, cẩn thận.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Làm ruộng không trâu, làm giàu không thóc
Câu tục ngữ đề cao vai trò của con trâu và hạt thóc trong sản xuất nông nghiệp. Người làm giàu mà không có thóc thì tức là vẫn chưa thể giàu nhanh được, cũng như người đi cày mà không có trâu thì không cày được ruộng.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Tốt giống, tốt má, tốt mạ, tốt lúa
Câu tục ngữ khuyên con người cần phải lựa chọn thật kĩ giống cây trồng trước khi trồng trọt, nhằm thu được một mùa màng bội thu.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Được mùa chê cơm hẩm. Mất mùa lẫm cơm thiu
Câu tục ngữ khuyên chúng ta không nên phí phạm, biết tiết kiệm để phòng trừ những trường hợp không mong muốn.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Đất màu trồng đậu trồng ngô Đất lầy cấy lúa, đất khô làm vườn
Câu tục ngữ đưa đến cho chúng ta những kinh nghiệm trong trồng trọt: trồng đậu, trồng ngô ở đất màu, trồng lúa ở đất lầy và làm vườn ở phần đất cao, khô ráo. Qua đó, câu tục ngữ nhắn nhủ chúng ta về tầm quan trọng của việc chọn đất khi trồng cấy.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Chuồn chuồn bay thấp thì mưa Bay cao thì nắng bay vừa thì râm.
Câu tục ngữ là kinh nghiệm về dự báo thời tiết mà người xưa đúc kết được: thấy chuồn chuồn bay thấp, tức là trời sẽ mưa; còn thấy chuồn chuồn bay cao, trời sẽ nắng to.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Đầu năm gió to, cuối năm gió bấc
Câu tục ngữ đưa ra một kinh nghiệm về thời tiết: khi thấy vào đầu năm, trời trở gió to thì có thể vào cuối năm, thời tiết sẽ rất rét và xấu.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Thứ nhất cày nỏ, thứ nhì bỏ phân
Câu tục ngữ khẳng định tầm quan trọng của việc cày bừa và bón phân trong việc nâng cao năng suất cây trồng. Cày bừa là bước đầu tiên, tạo nền tảng cho sự phát triển của cây trồng. Bón phân là yếu tố then chốt cung cấp dinh dưỡng cho cây, giúp cây phát triển tốt nhất.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Một hòn đất nỏ bằng một giỏ phân
Câu tục ngữ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phơi đất trước khi gieo trồng. Khi đất được phơi nỏ, các hạt đất sẽ tơi xốp, tạo điều kiện cho rễ cây dễ dàng phát triển, hút nước và dinh dưỡng tốt hơn. Đồng thời, việc phơi đất còn giúp tiêu diệt mầm mống sâu bệnh, nấm mốc, tạo môi trường sống thuận lợi cho cây trồng
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Giàu nuôi lợn nái, lụn bại nuôi bồ câu
Câu tục ngữ là kinh nghiệm chăn nuôi từ thời xưa, theo đó, nuôi lợn nái thì thường chóng giàu còn nuôi chim bồ câu không có lãi.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Chín gang trâu cười, mười gang trâu khóc
Câu tục ngữ này là một kinh nghiệm làm ruộng của ông cha ta để lại. Theo đó, độ dài thích hợp từ ách cày (vai trâu, bò) đến cái cày, bừa để trâu bò dễ kéo là khoảng chín gang tay
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Trâu thịt thì gầy, trâu cày thì béo
Câu tục ngữ là kinh nghiệm của ông cha ta để lại trong quá trình lao động sản xuất. Theo đó, khi trâu còn béo khỏe thì nên dùng phục vụ cho sản xuất, khi già yếu rồi thì mới thải loại, đem làm thịt.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Mua trâu xem vó, lấy vợ xem nòi
Câu tục ngữ có nghĩa là khi mua trâu phải lựa trâu có vó tốt thì kéo cày mới khỏe, làm nông mới dễ. Với việc lấy vợ thì phải xem nòi giống – tổ tông có bệnh tật gì không – có các bệnh di truyền gì không để sau này sinh con đẻ cái thì có thể tránh được những loại bệnh này.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Trâu có đàn, bò có lũ
Câu tục ngữ muốn nói rằng, trong cuộc sống, con người cần phải biết đoàn kết, hợp tác với nhau để đạt được mục tiêu chung. Khi con người cùng chung sức, chung lòng, họ sẽ có sức mạnh to lớn hơn, có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách và đạt được những thành công to lớn
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Mua trâu xem vó, mua chó xem chân
Câu tục ngữ có nghĩa là khi mua trâu phải lựa trâu có vó tốt thì kéo cày mới khỏe, làm nông mới dễ. Mua chó cần xem chân có cứng – dẻo dai không, có đủ 4 móng không.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Ếch tháng Ba, gà tháng Bảy
Câu tục ngữ quen tai, nói về ếch mùa xuân thơm béo, gà mùa hè thơm ngon.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Được người mua, thua người bán
Câu tục ngữ là đúc kết kinh nghiệm mua bán của nhân dân ta: lợi người mua thì thiệt người bán và ngược lại.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Được mùa quéo, héo mùa chiêm
Câu tục ngữ là kinh nghiệm sản xuất của ông cha trong trồng trọt.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Được mùa cau, đau mùa lúa
Câu tục ngữ là kinh nghiệm trồng trọt: năm nào được mùa cau thì mất mùa lúa và ngược lại.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Đông chí trồng bí trồng bầu
Câu tục ngữ là đúc kết kinh nghiệm lao động, sản xuất của nhân dân ta.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Đom đóm bay ra, trồng cà tra đỗ
Câu tục ngữ là một kinh nghiệm trồng trọt: tháng hai (khi đom đóm bay ra nhiều) là tháng thuận cho việc tra vừng, tra đỗ, trồng cà.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Đói thì ăn ráy ăn khoai, đừng thấy lúa giỗ tháng Hai mà mừng
Lúa trổ vào tháng 2 (âm lịch) là thời kỳ hoạt động mạnh của các đợt gió mùa Đông Bắc với tính chất lạnh giá (miền Bắc nước ta), khiến lúa sẽ “ngậm đòng, đứng bông”.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Đói ăn vụng, túng làm liều
Đời sống khó khăn xui người ta làm liều, bất chấp lương tri và những luật lệ thông thường.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Đậu ra hoa, thì ta vun gốc
Câu tục ngữ là kinh ngiệm trồng trọt của ông cha ta.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Đầu năm trồng chuối, cuối năm trồng cam
Câu tục ngữ là kinh nghiệm trồng trọt của ông cha ta
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Đất thiếu trồng dừa, đất thừa trồng cau
Đất thiếu nghĩa là nhà còn khó, nên trồng dừa để có cái ăn. Ngược lại, đất thừa nghĩa là nhà khá giả, có thể trồng cau để làm cảnh.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Đất không ải thì rải thêm phân
Câu tục ngữ nói đến kinh nghiệm là đất, cách thức là phải chú trọng đất ải. Nếu đất chưa ải thì người nông dân phải rải thêm phân
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Đàn ông học sẩy học sàng, đến khi vợ đẻ thì làm mà ăn
Sẩy: dùng mẹt, nia làm sạch thóc, gạo, v.v. bằng động tác hất nhẹ cho những hạt lép hay rác bẩn bay về phía trước.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Của như non, ăn mòn cũng hết
Nếu con người chỉ biết ngồi không tiêu xài một cách hoang phí thì núi cũng mòn chứ đừng nói tới của cải – thứ hữu hạn.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Của đời ông, ăn không cũng hết
Câu tục ngữ mang ý nghĩa rằng: có nhiều tiền đến mấy, nếu không làm việc, chỉ ăn thì cũng sẽ có ngày hết tiền, hết của cải.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Con trâu là đầu cơ nghiệp
Trâu là một loài vật quen thuộc quan trọng nhất đối với người nông dân xưa. Còn “đầu” ở đây có nghĩa là đi đầu, là điều quan trọng cần phải có.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Chó khôn tứ túc huyền đề, tai thì hơi cúp, đuôi thì cong cong
Câu tục ngữ là kinh nghiệm chọn chó khôn của dân gian.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Chiêm cứng ré mềm
Ruộng truyền thống nước ta có hai loại, ruộng mùa thu (tức ruộng mùa hay mùa chính) và ruộng mùa hè (tức ruộng chiêm, trái vụ).
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Chăn lợn ba nằm không bằng chăn tằm một lứa
Câu tục ngữ là đúc kết kinh nghiệm của ông cha trong việc chăn nuôi: nuôi tằm thu hoạch có lời hơn nuôi lợn rất nhiều.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Chắc rễ bền cây
Cây có rễ chắc thì sẽ bền, sống được lâu, trụ vững qua bão táp mưa sa.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Cha đánh chẳng lo bằng ăn no giã gạo
Giã gạo là công việc nặng nhọc, đòi hỏi người giã phải giơ chày thật cao và hạ xuống thật trúng.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Cấy thưa thừa thóc, cấy dày cóc được ăn
Lúa là loài cây ưa sáng, nếu cấy thưa lá cây sẽ nhận đầy đủ ánh sáng, rể hút đủ nước. Nên cây quang hợp thuận lợi , năng suất cao.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Bụng đói thì tai điếc
Khi đói, ta không còn phân biệt được đúng sai, phải trái nên dễ có những hành động sai trái như cưới giật, lừa đảo.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Bụng đói đầu gối phải bò
Câu tục ngữ có nghĩa là khi lâm vào nghèo túng, kẻ lười cũng bắt buộc phải xoay xở, phải làm việc thì mới có ăn.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Bắt lợn tóm giò, bắt bò tóm mũi
Vì con lợn “đào bới”, dũi đất bằng mõm và dùng cặp răng nanh để tự vệ, tấn công kẻ thù chứ không dùng chân trước làm “vũ khí chủ lực”. “Bắt lợn tóm giò, bắt bò tóm mũi”, tóm giò trước hay giò sau còn tùy vào tư thế khi tiếp cận con vật; cặp giò nào bị trói thì con vật cũng “hết đường chạy”.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Ba tháng trồng cây chẳng bằng một ngày trông quả
Trồng trọt, bón tưới cây trong ba tháng trời, đến khi cây có quả thì chỉ một ngày là thu hoạch xong.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Ăn không thì hóc, chẳng xay thóc phải ẵm em
Có ăn thì phải có làm, ăn mà không làm giống như mắc xương trong cổ họng.
-
Ý nghĩa câu tục Ăn có nơi, làm có buổi
Câu tục ngữ nhắc nhở con người ăn uống phải đàng hoàng, hẳn hoi, có nơi có chốn, không ăn đầu đường xó chợ, làm việc cũng làm có buổi, có giờ đàng hoàng, làm có kế hoạch, không nên giờ nào cũng làm, tránh mệt người, không hoàn thành được công việc khác.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Ăn có mời, làm có khiến
Ăn có mời là một nét đẹp trong văn hóa ăn uống.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Ao sâu tốt cá
Câu tục ngữ nói về quy luật của thiên nhiên là ở những cái ao sâu thường có cá lớn.