-
Ý nghĩa câu tục ngữ Cơm cá chả chim
Ăn cơm với cá là truyền thống trong mâm cơm của người Việt. Chả chim là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Cơm rau nước vối, dễ tiêu lại lành.
Với điều kiện kinh tế nông nghiệp lạc hậu, rất khó để có được đời sống vật chất giàu sang đầy đủ thịt cá như ngày nay.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Cua tháng Tám, rạm tháng Tư, ếch tháng Ba, gà tháng Mười
Câu tục ngữ là kinh nghiệm chọn lựa thực phẩm của dân gian xưa. Sản vật mùa thu và chớm đông thường chất lượng, thơm ngon và tốt nhất trong năm.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Dứa đằng đít, mít đằng cuống.
Câu tục ngữ là kinh nghiệm ăn uống, cho biết mít ở phía cuống hay dứa ở phía sát cụm lá thì ngon hơn, ngọt hơn các quả khác cùng trên cành, trên cây.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Đắng như mật cá mè.
Câu tục ngữ ý chỉ thức ăn đắng quá, đắng như mật của cá mè, không ăn được.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Rau bợ là vợ canh cua
Câu tục ngữ là kinh nghiệm trong ẩm thực của người Việt. Rau bợ, hay cỏ bợ, thực chất là một loại cỏ mọc hoang dại, ở môi trường bán thuỷ sinh.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Thà liếm môi liếm mép, hơn ăn cá chép mùa hè
Câu tục ngữ là quan niệm của dân ta trong ăn uống vào mùa hè. Cá chép mùa hè ăn không ngon vì gầy, nhiều xương và tanh nên thà không ăn còn hơn.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Ăn ốc trông trăng
Trung Thu là dịp mà ốc mít, ốc nhồi béo vàng. Người Hà Nội xưa thường làm món ốc luộc chấm mắm gừng hoặc ốc hấp lá gừng để trong lúc trẻ con phá cỗ với quà bánh thì người lớn tuổi thong thả vừa nhể ốc vừa ngắm Trăng.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Thịt gà chấm muối, cơm nguội trộn tương
Câu tục ngữ là kinh nghiệm ăn uống của nhân dân ta từ xưa: thịt gà chấm muối, cơm nguội trộn tương.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Thịt không hành, canh không mắm
Câu tục ngữ là kinh nghiệm nấu nướng: thịt phải có hành, canh phải có mắm mới ngon.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Thứ nhất phao câu, thứ nhì đầu cánh
Phao câu và đầu cánh được mệnh danh là miếng ngon nhất không thể bỏ qua khi thưởng thức thịt gà.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Tôm nấu sống, bống để ươn
Câu trên dựa trên kinh nghiệm nấu ăn: tôm phải còn sống ăn mới ngon, chả thế mà có câu đắt như tôm tươi.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Tốt mốc ngon tương
Làm tương thì cần đậu nành và muối để mốc lên men ý nói trong thực tế: mốc có tốt thì tương mới ngon.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Trâu teo, heo nở
Câu tục ngữ là kinh nghiệm nấu nướng được đúc kết lại: thịt trâu nấu thì ngót đi, còn thịt lợn nấu dôi vì nở và không bị ngót nước.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Vịt già gà tơ
Câu tục ngữ là kinh nghiệm ăn uống vịt gà: vịt già chắc thịt, ăn không tanh, không hao còn gà tơ thịt béo mềm.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Miếng ăn quá khẩu thành tàn
Nghĩa đen: miếng ăn chỉ ngon khi ở miệng. Vì thế phải ăn chậm. nhai kĩ mới thấy hết giá trị của miếng ăn, cơ thể mới hấp thu được chất dinh dưỡng. Không ai khen người ăn không nhai, nhồm nhoàm, ăn không biết no,… chẳng những không có lợi cho sức khỏe mà còn làm mất đi vẻ đẹp của nhân cách
Nghĩa bóng: khuyên con người cần phải có lòng tự trọng, không nên quá coi trọng miếng ăn, vì miếng ăn mà đánh mất đi giá trị của bản thân.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Muốn ăn thì lăn vào bếp.
Câu tục ngữ khuyên con người mỗi khi muốn đạt được mục tiêu nào đó, cần phải chủ động, cố gắng, kiên trì làm việc.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Cỗ không rượu, kiệu không cụ
Câu tục ngữ đề cao tầm quan trọng của rượu trong mâm cỗ người Việt.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Con lợn có béo cỗ lòng mới ngon
Câu tục ngữ tức là vẻ ngoài của con lợn có tươi tốt mỡ màng thì bên trong con lợn mới ngon, mới tốt.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Tháng chín ăn rươi, tháng mười ăn nhộng
Tháng chín là khoảng thời gian rươi sinh sản và phát triển mạnh nhất, rươi xuất hiện nhiều ở vùng nước lợ, được vớt về làm chả rươi, mắm rươi.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Chí lí như bí nấu thịt gà
Câu tục ngữ có nghĩa là canh bí nấu với thịt gà rất ngon, rất hợp.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Cây rau má, lá rau muống, cuống rau đay
Câu tục ngữ chỉ loài cây có thân giống cây rau má, lá giống cây rau muống còn cuống giống rau đay. Loại cây này có vị đắng, tính mát, rất tốt cho cơ thể.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Cần tái, cải nhừ
Câu tục ngữ là kinh nghiệm nấu rau cần và rau cải. Rau cần ăn chín tái còn rau cải thì phải nấu lâu, nấu nhừ mới ngon.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Cần ăn cuống, muống ăn lá
Câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm ăn uống của ông cha ta.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Cá tươi xem nang
Câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm dân gian của những bà nội trợ khi chọn cá. Suy rộng ra, câu tục ngữ còn ngụ ý diện mạo con người cũng bộc lộ tính cách.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Cá bống kho tiêu, cá thiều kho ngọt
Câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm nấu ăn, cụ thể là kho cá: cá bống kho tiêu vừa có vị mặn của mắm, vị cay của tiêu; cá thiều kho ngọt vừa có vị mặn của mắm, vị ngọt cuả đường, của mật.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Bưởi Đoan Hùng, cam bố hạ
Bưởi Đoan Hùng là một giống bưởi đặc sản Phú Thọ, nổi tiếng ở khắp miền Bắc.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Bánh đúc bẻ ba, mắm toang quệt ngược cửa nhà tan hoang
Câu tục ngữ đề cập đến việc ăn quà bánh. Đi chợ ăn quà là chuyện thường, song nếu ăn uống không biết chừng mực thì có ngày sạt nghiệp.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Bánh cuốn Thanh Trì, bánh dày Quán Gánh
Bánh cuốn Thanh Trì là món ăn nổi tiếng ở Hà Nội, có thể coi là món đặc sản nên thử khi đặt chân tới đất Hà Thành.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Bánh chưng xanh, vừa hành vừa mỡ
Câu tục ngữ nói về món ăn truyền thống của người Việt vào Tết Nguyên Đán, đó là: thịt mỡ, hành củ muối và bánh chưng xanh.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Bánh chưng cầu Hậu, cháo đậu quán Lào
Cầu Hậu là nơi có gạo nếp ngon nổi tiếng nên bánh chưng ở đây rất ngon, gạo sau khi luộc bánh rền, dẻo, thơm.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Ba đời bảy họ nhà khoai, dù ngọt dù bùi cũng phải lăn tăn
Giống khoai họ ráy như khoai môn, khoai sọ, … khi làm thực phẩm tạo cảm giác ngứa lăn tăn ở cổ họng, gợi cảm giác kích ứng da hay miệng lưỡi khi ăn.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Ăn thịt trâu không tỏi, như ăn gỏi không lá mơ
Trong ẩm thực Việt, món trâu xào luôn đi kèm với tỏi, cũng giống như món gỏi ăn kèm cùng với lá mơ.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Ăn se sẻ, đẻ con voi
Chim sẻ là loài ăn rất ít. Câu tục ngữ muốn nói những người ăn ít nhưng làm nhiều, làm được việc lớn.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Ăn như hùm đổ đó
Câu tục ngữ bắt nguồn từ chuyện hùm (hổ) kiếm ăn. Khi không kiếm được mồi, hùm thường mò đến chỗ nước chảy, ở đây người dân thường dùng đó để đơm cá.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Ăn như mèo ăn
Câu tục ngữ dùng để chỉ những người ăn ít, chậm rãi, nhỏ nhẹ
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Ăn lúc đói, nói lúc say
Ngữ nghĩa tưởng đơn giản nhưng xét cho cùng, lại diễn tả một thông điệp hàm súc, nhắc nhở chúng ta về một cách ứng xử sao cho thích hợp
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Ăn ít ngon nhiều
Câu tục ngữ có nghĩa là ăn ít thì thấy ngon miệng, ăn nhiều quá thì thấy ngán, mất ngon. Đồng thời, câu này có có ý khuyên con người không nên quá tham lam, phải biết điểm dừng, vừa đủ.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Ăn được ngủ được là tiên
Câu tục ngữ có ý nói người luôn ăn khỏe, ngủ ngon, không vướng lo nghĩ gì thì sẽ có sức khỏe tốt. Đó được coi là hạnh phúc lớn mà không phải ai cũng có được ở trên đời.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Ăn cơm không canh như tu hành không vãi
Câu tục ngữ dùng lối nói dân gian để đề cao món canh trong mâm cơm người Việt. Từ xa xưa, trên mâm cơm nước ta thường đầy đủ hai món mặn, một món canh hoặc một món mặn, một món canh.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Ăn cỗ nắm phần
Xưa kia, để có được một bữa ăn ngon người ta phải chờ đến cỗ cưới, cỗ giỗ, lễ tết. Như vậy, tính ra một năm không có quá mười ngày có “cỗ”.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Ăn cỗ là việc tổ làng
Ngày xưa, số dân cư trong làng không nhiều, người ta có quan niệm mỗi khi “có công có việc”, có giỗ chạp cưới xin thì phải mời thật đông người đến tham dự, càng đông càng tốt.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Ăn chẳng bõ dính răng
Câu tục ngữ có ý là đồ ăn rất ít, ăn không thâm vào đâu.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Ăn cá trắm, uống rượu tăm, vật trăm trận
Câu tục ngữ nhấn mạnh nguồn dinh dưỡng dồi dào có trong động vật như cá trắm và thức uống bổ dưỡng như rượu tăm cho phái nam.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Ăn cá nhả xương, ăn đường nuốt chậm
Câu tục ngữ nhắn nhủ chúng ta ăn cá thì phải nhớ lừa và nhả xương, ăn đường tuy ngon ngọt nhưng cũng nên nuốt chậm kẻo nghẹn chết.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Ăn bún thang, cả làng đòi cà cuống
Câu tục ngữ đề cao gia vị trong việc chế biến các món ăn. Sự kết hợp giữa món ăn và gia vị luôn có ý nghĩa quan trọng, ngoài việc tạo cho món ăn hương vị thơm ngon đậm đà mà còn đem lại giá trị dinh dưỡng cao.