Ca dao là một thể loại trữ tình, dân gian, được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Ca dao không chỉ phản ánh đời sống tinh thần, mà còn là bức tranh sinh động về con người và phong tục tập quán của Việt Nam.
Ai ơi cứ ở cho lành,
Tu thân tích đức để dành về sau
Ai ơi, gương bể khó hàn,
Chỉ đứt khó nối, người ngoan khó tìm
Bên lương bên giáo bên đạo cũng như bên ta,
Về đây kết nghĩa giao hòa,
Phải duyên phải kiếp, áo chùa Bà ta mặc chung
Biết thì thưa thốt,
Không biết thì dựa cột mà nghe
Bực mình chẳng muốn nói ra,
Muốn đi ăn cỗ chẳng ma nào mời
Có làm mới có miếng ăn
Không dưng ai dễ mang phần đến cho
Có tiền có hậu mới hay,
Có trồng cây đức mức dày nền nhân
Con tài, lo láo, lo kiêu,
Con ngu thì lại lo sao kịp người
Cuộc đời như cảnh phù du,
Sớm còn tối mất, công phu nhọc nhằn
Đàn ông đóng khố đuôi lươn,
Đàn bà mặc yếm hở lườn mới xinh
Đàn ông rộng miệng thì tài
Đàn bà rộng miệng thì tai láng giềng
Đẻ con chẳng dạy chẳng răn,
Thà rằng nuôi lợn mà ăn lấy lòng
Đói thì đầu gối phải bò
Cái chân hay chạy, cái giò hay đi
Đừng tham của rẻ của ôi,
Những của đầy nồi là của chẳng ngon
Em ơi chị bảo em này,
Trứng chọi với đá có ngày vỡ tan
Ghi lòng tạc dạ chớ quên,
Con em phải giữ lấy nền con em
Gió đưa liễu yếu, mai oằn
Liễu yếu mặc liễu, mai oằn mặc mai
Hát đàn cho rạng đông ra,
Mai về quan bỏ nhà pha cũng đành
Hạt tiêu nó bé nó cay
Đồng tiền nó bé nó hay cửa quyền
Hay quần hay áo hay lời,
Mà chẳng hay người là của bỏ đi
Khăn chàm dãi nắng thì phai
Bồ nâu dãi nắng thì mài chẳng ra
Làm trai cho đáng nên trai,
Khi bắn súng trụ, khi bơi thuyền rồng
Mai mưa, trưa nắng, chiều nồm
Trời còn luân chuyển, huống mồm thế gia
Mật ngọt càng tổ chết ruồi,
Những lời cay đắng là nơi thật thà
Muốn no thì phải chăm làm,
Một hạt thóc vàng, chín hạt mồ hôi
Người khôn con mắt đen sì,
Người dại con mắt nửa chì nửa thau
Nhân nghĩa là chúa muôn đời,
Bạc tiền là khách qua chơi bây giờ
Rượu ngon bất luận be sành,
Áo rách khéo vá, hơn lành vụng may
Sĩ, nông, công, thương
Nhất sĩ nhì nông
Hết gạo chạy rông
Nhất nông nhì sĩ
Sông sâu còn có kẻ dò,
Lòng người nham hiểm ai đo cho cùng
Sông sâu nước chảy đá mòn,
Của kia ăn hết, nghĩa còn ghi xương
Thà rằng ăn nửa quả hồng,
Còn hơn ăn cả chùm sung chát lè
Tham vàng bỏ đống gạch đầy,
Vàng thì ăn hết, gạch xây nên nhà
Thế gian chẳng ít thì nhiều,
Không dưng ai dễ đặt điều cho ai
Thế gian chuộng của, chuộng công,
Nào ai có chuộng người không bao giờ
Thế gian giàu bởi chữ cần,
Có mà lười biếng thì thân chẳng còn
Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ,
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh
Thờ cha mẹ, ở hết lòng,
Ấy là chữ hiếu, dạy trong luân thường
Thuyền đua bè sậy cũng đua,
Thấy rau muống vượt, rau dừa vượt theo
Trách người một, trách ta mười,
Bởi ta bạc trước cho người tệ sau
Thân em vất vả trăm bề,
Sớm đi ruộng lúa, tối về ruộng dâu.
Có lược chẳng kịp chải đầu,
Có cau chẳng kịp têm trầu mà ăn.
Dù ai nói ngả nói nghiêng.
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
Dù cho đất đổi trời thay
Trăm năm vẫn giữ lòng ngay với đời.
Thân em như tấm lụa đào,
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
Trăm năm bia đá cũng mòn
Ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ.
Bạn bè là nghĩa tương tri
Sao cho sau trước mọi bề mới nên.
Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa.
Nói lời phải giữ lấy lời,
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
Học là học để làm người
Biết điều hơn thiệt biết lời thị phi.
Ở nhà nhất mẹ nhì con,
Ra đường lắm kẻ còn giòn hơn ta.
Công em gánh gạch xây tường
Mà em chẳng được thắp hương chùa này.
Người trồng cây hạnh người chơi
Ta trồng cây đức để đời về sau.
Ai ơi chẳng chóng thì chầy
Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Của Trời, Trời lại lấy đi
Giương hai mắt ếch làm chi được Trời!
Non cao cũng có đường trèo,
Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi.
Rượu lạt uống lắm cũng say
Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm.
Đàn đâu mà gảy tai trâu
Đạn đâu bắn sẻ, gươm đâu chém ruồi.
Vai mang túi bạc kè kè
Nói quấy nói quá người nghe ầm ầm
Trong lưng chẳng có một đồng
Lời nói như rồng chẳng có ai nghe.
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Xấu người đẹp nết, còn hơn đẹp người.
Ngựa ô chẳng cưỡi, cưỡi bò
Đường ngay không chạy, chạy bò đường quanh.
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
Cười người chớ có cười lâu
Cười người hôm trước hôm sau người cười.
Chê tôm lại phải ăn tôm
Chê rau muống héo lại ôm dưa già
Cây xanh thì lá cũng xanh
Cha mẹ hiền lành để đức cho con.
Khôn ngoan chẳng lọ thật thà
Lường thưng, tráo đấu, chẳng qua đong đầy.
Làm người ăn tối lo mai,
Việc mình hồ dễ để ai đo lường.
Sa chân bước xuống ruộng dưa,
Dẫu ngay có chết cũng ngờ rằng gian.
Người đời hữu tử, hữu sanh
Sống lo xứng phận, thác dành tiếng thơm.
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Ta về ta tắm ao ta,
Dù trong, dù đục ao nhà vẫn hơn.
Ai ơi trẻ mãi ru mà!
Càng đo đắn lắm càng già mất duyên.
Ta đây như cây giữa rừng,
Ai lay chẳng chuyển, ai rung chẳng rời.
Vô duyên ghét kẻ có duyên
Không tiền ghét kẻ có tiền cầm tay.
Ăn thì ăn những miếng ngon
Làm thì chọn việc cỏn con mà làm.
Lỗ miệng thì nói nam mô
Trong lòng thì đựng ba bồ dao găm.
Của mình thì giữ bo bo,
Của người thì thả cho bò nó ăn.
Của đời cha mẹ để cho,
Làm không ăn có, của kho cũng rồi.
Lươn ngắn lại chê chạch dài,
Thờn bơn méo miệng chê chai lệch mồm.
Chồng người đánh bắc dẹp đông,
Chồng em ngồi bếp giương cung bắn mèo.
Chồng người vác giáo săn beo,
Chồng em vác đũa đuổi mèo khắp mâm
Đi chơi bốn bề chỉnh chu,
Trở về xó bếp chuột chù gặm chân.
Đời cha đi hái hoa người,
Đời con phải trả nợ đời cho cha.
Nói thì đâm năm chém mười,
Đến bữa tối trời, chẳng dám ra sân.
Có ta thì nói với ta,
Không ta thời lại trăng hoa với người.
Có ta nói nói cười cười,
Không ta thì lại coi người hơn ta.
Con ơi nhớ lấy câu này,
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.
Con vua thì lại làm vua,
Con sãi ở chùa thì quét lá đa.
Bao giờ dân nổi can qua,
Con vua thất thế, lại ra quét chùa
Thương thay thân phận con rùa
Trên đình đội hạc, dưới chùa đội bia.
Đừng có chết mất thì thôi
Sống thì có lúc no xôi chán chè.
Học là học biết giữ giàng
Biết điều nhân nghĩa biết đàng hiếu trung
Làm người mà được khôn ngoan
Cũng nhờ học tập, mọi đường mọi hay
Nghề gì đã có trong tay,
Cố công rèn luyện, có ngày thành công!
Học trò học hiếu học trung
Học cho đến mực anh hùng mới thôi
Học là học để mà hành
Vừa hành vừa học mới thành người khôn
Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài
Cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi.
Cây kia ăn quả ai trồng
Sông kia uống nước hỏi dòng từ đâu
Ca dao về con người và phong tục là một kho tàng quý giá của văn học dân gian Việt Nam. Ca dao không chỉ giúp chúng ta hiểu biết thêm về đời sống tinh thần của người xưa, mà còn là lời nhắc nhở về những giá trị đạo đức, lối sống tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy.
Các môn khác
Môn Tiếng Anh
- Ý nghĩa câu tục ngữ Trâu buộc ghét trâu ăn
- Ý nghĩa câu ca dao Cứ trong đạo lý luân thường, Làm người phải giữ kỷ cương làm đầu
- Ý nghĩa câu ca dao Thuyền dời bến nào bến có dời, Khăng khăng quân tử một lời nhất ngôn
- Ý nghĩa câu ca dao Ai ơi chớ vội cười nhau, Ngẫm mình cho kỹ trước sau hãy cười
- Ý nghĩa câu tục ngữ Chết đứng hơn sống quỳ