Trắc nghiệm Bài 5. Phân tử - Đơn chất - Hợp chất - Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
Đề bài
Chất được phân chia thành hai loại lớn là (1) và (2). Đơn chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học, còn (2) được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên.
(1), (2) lần lượt là:
-
A.
phân tử, đơn chất
-
B.
phân tử, hợp chất
-
C.
đơn chất, hợp chất
-
D.
hợp chất, đơn chất
Kim loại copper được tạo nên tử nguyên tố
-
A.
C
-
B.
Cu
-
C.
Co
-
D.
Cp
Cho các chất sau: Cu, Mg, NaCl, HCl, BaO, N2, O2. Có bao nhiêu chất là đơn chất?
-
A.
2
-
B.
3
-
C.
4
-
D.
5
Khối lượng phân tử của NaCl là
-
A.
58,5 amu
-
B.
23 amu
-
C.
35,5 amu
-
D.
12,5 amu
Không khí là một hỗn hợp gồm một số chất. Trong số đó có bốn chất chiếm tỉ lệ nhiều nhất là các chất khí nitrogen, oxygen, carbon dioxide và hơi nước, các chất này được xếp thành sáu cặp chất dưới đây :
Khí nitrogen và khí oxygen;
Khí nitrogen và khí carbon dioxide;
Khí oxygen và khí carbon dioxide;
Khí oxygen và hơi nước.
Khí nitrogen và hơi nước ;
Khí carbon dioxide và hơi nước.
Số cặp chất gồm một đơn chất và một hợp chất là
-
A.
2
-
B.
3
-
C.
4
-
D.
5
Dấu hiệu nào dưới đây có thể phân biệt phân tử của hợp chất khác với phân tử của đơn chất ?
-
A.
Số lượng nguyên tử trong phân tử.
-
B.
Nguyên tử khác loại liên kết với nhau.
-
C.
Hình dạng của phân tử.
-
D.
Khối lượng phân tử
Hãy chọn mỗi khái niệm ở cột (I) sao cho phù hợp với một câu tương ứng ở cột (II)
Đáp án : 1 ……; 2 ……. ; 3 …… ; 4 …… ; 5 …… ; 6 ……
-
A.
1- d; 2- c ; 3 - a ; 4 – g ; 5 – e ; 6 – f
-
B.
1- b; 2- c ; 3 - a ; 4 – g ; 5 – e ; 6 - f
-
C.
1- d; 2- c ; 3 - b ; 4 – g ; 5 – e ; 6 – f
-
D.
1- d; 2- c ; 3 - a ; 4 – g ; 5 – e ; 6 - b
Lưu huỳnh đioxit có CTHH là SO2. Ta nói thành phần phân tử của lưu huỳnh đioxit gồm:
-
A.
2 đơn chất sulfur và oxygen.
-
B.
1 nguyên tố sulfur và 2 nguyên tố oxygen
-
C.
nguyên tử sulfur và nguyên tử oxygen.
-
D.
1 nguyên tử sulfur và 2 nguyên tử oxygen.
Chất có PTK bằng nhau là (biết O = 16, N = 14, S = 32, C = 12)
-
A.
O3 và N2
-
B.
CO và N2
-
C.
SO2 và O2
-
D.
NO2 và SO2
Trong các chất sau hãy cho biết dãy nào chỉ gồm toàn đơn chất?
-
A.
FeO, NO, C, S
-
B.
Mg, K, S, C, N2
-
C.
Fe, NO2, H2O
-
D.
Cu(NO3)2, KCl, HCl
Lời giải và đáp án
Chất được phân chia thành hai loại lớn là (1) và (2). Đơn chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học, còn (2) được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên.
(1), (2) lần lượt là:
-
A.
phân tử, đơn chất
-
B.
phân tử, hợp chất
-
C.
đơn chất, hợp chất
-
D.
hợp chất, đơn chất
Đáp án : C
Chất được phân chia thành hai loại lớn là đơn chất và hợp chất. Đơn chất được tạo nên tử một nguyên tố hóa học, còn hợp chất được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên.
Kim loại copper được tạo nên tử nguyên tố
-
A.
C
-
B.
Cu
-
C.
Co
-
D.
Cp
Đáp án : B
Kim loại copper được tạo nên từ nguyên tố Cu
Cho các chất sau: Cu, Mg, NaCl, HCl, BaO, N2, O2. Có bao nhiêu chất là đơn chất?
-
A.
2
-
B.
3
-
C.
4
-
D.
5
Đáp án : C
Đơn chất là những chất được tạo thành từ một nguyên tố hoá học.
Các chất được tạo nên từ 1 nguyên tố hóa học là: Cu, Mg, N2, O2.
=> Có 4 chất
Khối lượng phân tử của NaCl là
-
A.
58,5 amu
-
B.
23 amu
-
C.
35,5 amu
-
D.
12,5 amu
Đáp án : A
Khối lượng phân tử (kí hiệu là M) bằng tổng khối lượng các nguyên tử có trong phân tử. Đơn vị của khối lượng phân tử là amu.
Khối lượng phân tử NaCl = 23 + 35,5 = 58,5 amu
Không khí là một hỗn hợp gồm một số chất. Trong số đó có bốn chất chiếm tỉ lệ nhiều nhất là các chất khí nitrogen, oxygen, carbon dioxide và hơi nước, các chất này được xếp thành sáu cặp chất dưới đây :
Khí nitrogen và khí oxygen;
Khí nitrogen và khí carbon dioxide;
Khí oxygen và khí carbon dioxide;
Khí oxygen và hơi nước.
Khí nitrogen và hơi nước ;
Khí carbon dioxide và hơi nước.
Số cặp chất gồm một đơn chất và một hợp chất là
-
A.
2
-
B.
3
-
C.
4
-
D.
5
Đáp án : C
Đơn chất là những chất được tạo thành từ một nguyên tố hoá học.
Hợp chất là những chất do hai hoặc nhiều nguyên tố hoá học tạo thành.
Những cặp chất gồm một đơn chất và một hợp chất là
- khí nitơ và khí cacbon đioxit
- khí oxi và khí cacbon đioxit
- khí oxi và hơi nước
- khí nitơ và hơi nước
Dấu hiệu nào dưới đây có thể phân biệt phân tử của hợp chất khác với phân tử của đơn chất ?
-
A.
Số lượng nguyên tử trong phân tử.
-
B.
Nguyên tử khác loại liên kết với nhau.
-
C.
Hình dạng của phân tử.
-
D.
Khối lượng phân tử
Đáp án : B
Đơn chất là chất được tạo thành từ một nguyên tố hóa học
Hợp chất là chất được tạo thành từ hai hay nhiều nguyên tố hóa học.
Dựa vào dấu hiệu nguyên tử khác loại liên kết với nhau có thể phân biệt phân tử của hợp chất khác với phân tử của đơn chất
Hãy chọn mỗi khái niệm ở cột (I) sao cho phù hợp với một câu tương ứng ở cột (II)
Đáp án : 1 ……; 2 ……. ; 3 …… ; 4 …… ; 5 …… ; 6 ……
-
A.
1- d; 2- c ; 3 - a ; 4 – g ; 5 – e ; 6 – f
-
B.
1- b; 2- c ; 3 - a ; 4 – g ; 5 – e ; 6 - f
-
C.
1- d; 2- c ; 3 - b ; 4 – g ; 5 – e ; 6 – f
-
D.
1- d; 2- c ; 3 - a ; 4 – g ; 5 – e ; 6 - b
Đáp án : B
1- b; 2- c ; 3 - a ; 4 – g ; 5 – e ; 6 - f
Lưu huỳnh đioxit có CTHH là SO2. Ta nói thành phần phân tử của lưu huỳnh đioxit gồm:
-
A.
2 đơn chất sulfur và oxygen.
-
B.
1 nguyên tố sulfur và 2 nguyên tố oxygen
-
C.
nguyên tử sulfur và nguyên tử oxygen.
-
D.
1 nguyên tử sulfur và 2 nguyên tử oxygen.
Đáp án : D
SO2 bao gồm 1 nguyên tử sulfur và 2 nguyên tử oxygen
Chất có PTK bằng nhau là (biết O = 16, N = 14, S = 32, C = 12)
-
A.
O3 và N2
-
B.
CO và N2
-
C.
SO2 và O2
-
D.
NO2 và SO2
Đáp án : B
Tính phân tử khối của các chất, chất nào bằng nhau thì chọn
A. O3 = 16.3 = 48 ; N2 = 14.2= 28 => loại.
B. CO = 28 ; N2 = 28 => thỏa mãn
C. SO2 = 32 +16.2 = 64 ; O2 = 16.2 = 32 => loại.
D. NO2 = 14 + 16.2 = 46; SO2 = 32 + 16.2 = 64 => loại
Trong các chất sau hãy cho biết dãy nào chỉ gồm toàn đơn chất?
-
A.
FeO, NO, C, S
-
B.
Mg, K, S, C, N2
-
C.
Fe, NO2, H2O
-
D.
Cu(NO3)2, KCl, HCl
Đáp án : B
Dựa vào khái niệm về đơn chất:
Đơn chất là những chất được tạo nên từ 1 nguyên tố hóa học
A. có FeO, NO là hợp chất
B. Tất cả đều là đơn chất
C. có NO2 , H2O là hợp chất
D. Tất cả đều là hợp chất
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 6. Giới thiệu về liên kết hóa học Khoa học tự nhiên 7 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 7. Hóa trị và công thức hóa học Khoa học tự nhiên 7 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Bài 39. Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất - Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Bài 38. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật - Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Bài 37. Sinh sản ở sinh vật - Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Bài 35. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật - Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Bài 34. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật - Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo