Giải Vở bài tập Đạo đức lớp 2 Cánh Diều Bài 2. Kính trọng thầy cô giáo VBT Đạo đức 2 - Cánh Diều

Bài 2 trang 6 VBT Đạo đức lớp 2 - Cánh Diều


Dựa vào nội dung bài thơ “Cô giáo lớp em” trang 10, 11, Sách giáo khoa Đạo đức 2, em hãy trả lời các câu hỏi sau

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài tập 1

Dựa vào nội dung bài thơ “Cô giáo lớp em” trang 10, 11, Sách giáo khoa Đạo đức 2, em hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Cô giáo trong bài thơ đã làm những gì cho học sinh?

b) Những việc làm đó thể hiện tình cảm của cô giáo đối với học sinh như thế nào?

c) Tình cảm của bạn nhỏ trong bài thơ đối với cô giáo như thế nào?

d) Em còn biết những việc nào thầy cô giáo làm để chăm sóc, dạy dỗ học sinh nữa?

Phương pháp giải:

- Đọc – Hiểu.

- Thảo luận nhóm.

- Liên hệ thực tế.

Lời giải chi tiết:

a) Những việc cô giáo trong bài thơ làm cho học sinh:

- Đón học sinh.

- Đáp lời chào của học sinh bằng một nụ cười tươi.

- Dạy học sinh tập viết.

- Giảng bài cho học sinh.

- Cho học sinh điểm mười.

b) Những việc làm đó thể hiện cô giáo luôn dành tình yêu thương cho học sinh, sự tận tâm trong mỗi bài giảng mà cô truyền đạt.

c) Tình cảm của bạn nhỏ trong bài thơ: lễ phép, yêu quý, kính trọng cô giáo, biết ơn những bài giảng, những tình cảm cô dành cho mình.

d) Những việc thầy cô giáo làm để chăm sóc, dạy dỗ học sinh:

- Lắng nghe học sinh tâm sự.

- Chia sẻ cùng học sinh.

- Tận tâm giảng lại bài nếu học sinh chưa hiểu.

- Giúp học sinh vượt qua khó khăn.

Bài tập 2

Em hãy đặt tên cho mỗi bức tranh dưới đây:

Hình ảnh: Trang 6, 7 VBT

Phương pháp giải:

- Trực quan.

- Thảo luận nhóm.

- Liên hệ thực tế.

Lời giải chi tiết:

 

                Chào hỏi thầy giáo.                                Đưa vở cho cô bằng hai tay

 

Giơ tay khi muốn phát biểu                             Đứng lên thưa thầy khi muốn

                                                                         ứng cử làm cán bộ lớp.

Tặng hoa và lời chúc thầy giáo nhân ngày lễ

Bài tập 3

Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước cách ứng xử thể hiện sự kính trọng thầy cô giáo.

A. Đứng ngay ngắn, mắt nhìn thầy/cô và nói: “Em chào thầy/cô ạ!”

B. Đưa sách vở cho thầy cô bằng một tay

C. Vừa chạy vừa hét to: “Em chào thầy/cô!”.

D. Đưa sách vở cho thầy/cô bằng hai tay.

E. Quan tâm, hỏi thăm khi thầy/cô mệt.

G. Nói trống không với thầy/cô.

H. Tặng hoa và chúc mừng thầy/cô nhân ngày lễ.

Phương pháp giải:

- Phân tích.

- Thảo luận nhóm.

- Liên hệ thực tế.

Lời giải chi tiết:

Khoanh tròn các đáp án: A, D, E, H.

Bài tập 4

Vẽ  vào  ở tranh thể hiện hành vi em đồng tình,  ở tranh thể hiện hành vi em không đồng tình.

Hình ảnh: Trang 7 VBT

Phương pháp giải:

- Trực quan.

- Phân tích.

- Liên hệ bản thân.

Lời giải chi tiết:

Bài tập 5

Hãy ghi cách ứng xử của em trong mỗi tình huống dưới đây:

Hình ảnh: Trang 8 VBT

Tình huống 1: Nếu là bạn của Tân, em sẽ khuyên Tân điều gì?

Tình huống 2: Nếu ngồi cạnh bạn nói leo, em sẽ khuyên bạn điều gì?

Phương pháp giải:

- Trực quan.

- Phân tích tình huống.

- Đưa lời khuyên.

- Liên hệ bản thân.

Lời giải chi tiết:

Tình huống 1:

Em sẽ: khuyên bạn Tân không nên có suy nghĩ như vậy, cần phải chào hỏi cô lịch sự ở mọi nơi chứ không chỉ ở trường.

Tình huống 2:

Em sẽ: khuyên bạn không nên nói leo, nói trống không khi cô đưa câu hỏi. Nếu muốn ý kiến, bạn cần giơ tay phát biểu, đứng dậy trả lời cô với thái độ lễ phép.

Bài tập 6

Hãy tô màu vào  trước các hành vi, việc làm thể hiện sự kính trọng thầy cô giáo mà em đã thực hiện.

 A. Chào khi gặp thầy cô giáo.

 B. Xưng hô lễ phép với thầy cô giáo.

 C. Chăm chú lắng nghe khi thầy/cô giáo đang giảng bài.

 D. Giơ tay xin phát biểu khi có ý kiến.

 E. Xin phép thầy cô khi muốn ra ngoài.

 G. Nói lời đề nghị lịch sự với thầy/cô khi muốn tham gia công việc của lớp, của trường.

 H. Chúc mừng thầy cô giáo nhân ngày lễ.

 I. Nói lời quan tâm khi thầy/cô mệt.

 K. Giúp đỡ khi thầy/cô cần.

 L. Thực hiện tốt các nhiệm vụ thầy/cô giao cho.

Phương pháp giải:

Liên hệ bản thân.

Lời giải chi tiết:

Tùy sự lựa chọn của mỗi học sinh

 A. Chào khi gặp thầy cô giáo.

 B. Xưng hô lễ phép với thầy cô giáo.

 C. Chăm chú lắng nghe khi thầy/cô giáo đang giảng bài.

 D. Giơ tay xin phát biểu khi có ý kiến.

 E. Xin phép thầy cô khi muốn ra ngoài.

 G. Nói lời đề nghị lịch sự với thầy/cô khi muốn tham gia công việc của lớp, của trường.

 H. Chúc mừng thầy cô giáo nhân ngày lễ.

 I. Nói lời quan tâm khi thầy/cô mệt.

 K. Giúp đỡ khi thầy/cô cần.

 L. Thực hiện tốt các nhiệm vụ thầy/cô giao cho.

Bài tập 7

Viết 3 – 5 câu về thầy cô giáo mà em yêu quý.

Phương pháp giải:

Liên hệ bản thân.

Lời giải chi tiết:

Mỗi học sinh sẽ tự viết về thầy cô giáo mà mình yêu quý. Ví dụ:

     Cô giáo mà em yêu quý tên Cúc. Cô có mái tóc đen mượt, cao, gầy cùng giọng nói ấm áp. Mỗi lần giảng bài, cô luôn đưa cho chúng em hướng làm dễ hiểu và khoa học nhất. Đến giờ nghỉ trưa, cô chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ cho chúng em. Cô rất hiền hậu, luôn tươi cười và nhẹ nhàng. Khi có bài khó, cô cũng tận tình giảng lại. Em rất yêu cô và biết ơn tình cảm mà cô dành cho mình.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.3 trên 10 phiếu