Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - Phạm Đình Hổ>
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - Phạm Đình Hổ bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 9
- Phát biểu cảm nghĩ của em về Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh qua tác phẩm Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ
- Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh .
- Phát biểu cảm nghĩ của em khi đọc Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh rút trong tác phẩm Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ.
- Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (Trích Vũ Trung Tuỳ Bút)
- Phát biểu cảm nghĩ của em khi đọc Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
I. Tác giả
1. Tiểu sử
- Phạm Đình Hổ (1768-1839) tên chữ là Tùng Niên hoặc Bỉnh Trực, hiệu Đông Dã Tiều, tục gọi là Chiêu Hổ, người làng Đan Loan, huyện Đường An, tỉnh Hải Dương (nay là xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương).
- Phạm Đình Hổ để lại nhiều công trình biên soạn, khảo cứu có giá trí thuộc đủ các lĩnh vực: văn học, triết học, lịch sử, địa lí,...tất cả đều bằng chữ Hán.
2. Sự nghiệp văn học
- Phạm Đình Hổ, vốn muốn lấy văn thơ nổi tiếng ở đời, nên cuộc đời ông chủ yếu dành cho việc sáng tác và biên soạn sách hơn là việc ở chốn quan trường.
Sơ đồ tư duy về tác giả Phạm Đình Hổ:
II. Tác phẩm
1. Tìm hiểu chung
a. Vũ trung tùy bút (Tùy bút viết trong những ngày mưa)
- Là một tác phẩm đặc sắc của Phạm Đình Hổ, được viết khoảng đầu đời Nguyễn (đầu thế kỉ XIX).
- Tác phẩm gồm 88 mẫu chuyện nhỏ, viết theo thể tùy bút, hiểu theo nghĩa là ghi chép tùy hứng, tản mạn, không cần hệ thống, kết cấu gì.
- Ông bàn về các thứ lễ nghi, phong tục, tập quán,...ghi chép những việc xảy ra trong xã hội lúc đó, viết về một số nhân vật, di tích lịch sử, khảo cứu về địa dư, chủ yếu là vùng Hải Dương quê ông.
- Tất cả những nội dung ấy đều được trình bày một cách giản dị, sinh động và rất hấp dẫn.
- Tác phẩm chẳng những có giá trị văn chương đặc sắc mà còn cung cấp những tài liệu quý về sử học, địa lí, xã hội học.
b. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
Xuất xứ
- Được trích trong Vũ trung tùy bút.
Tóm tắt
Trịnh Sâm vốn ăn chơi sa đọa, thường cho xây dựng đình đài liên miên. Mỗi tháng ba bốn lần, Vương ra cung Thụy Liên trên bờ Tây Hồ, binh lính dàn hầu vòng quanh bố mặt hồ, các nội thần thì bịt khăn, mặc áo đàn bà, bày bách hóa bán quanh hồ. Chúa đi đến đâu đều ra sức thu lấy chim quý, thú lạ, cây sống lâu năm, phiến đá có hình thù kì lạ, không thiếu thứ gì. Nhân cơ hội đó, bọn hoạn quan cung giám nhờ gió bẻ măng, nửa đêm lẻn vào nhà dân lấy chậu hoa cây cảnh, chim tốt khướu hay rồi buộc cho dân tội giấu vật cung phụng để doạ dẫm lấy tiền khiến người dân phải bỏ tiền của kêu xin, hoặc phá tan vườn hoa, cây cảnh… để khỏi gặp tai hoạ.
Bố cục (2 phần)
- Phần 1 ( từ đầu đến “...biết đó là triệu bất tường”): cuộc sống xa hoa trong phủ chúa.
- Phần 2 (còn lại): lũ hoạn quan mượn gió bẻ măng, dọa dẫm lấy tiền của dân.
Sơ đồ tư duy về văn bản "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh":
2. Tìm hiểu chi tiết
a. Cuộc sống của Thịnh vương Trịnh Sâm
- Chúa có thú vui ăn chơi sa đọa:
+ Xây dựng đình đài liên tục, đi chơi liên miên.
+ Những cuộc du thuyền của chúa được tả tỉ mỉ, huy động rất đông người phục dịch, bày nhiều trò chơi giải trí lố lăng, tốn kém (nội thần ân mặc giả đàn bà làm người bán hàng quanh hồ, dàn nhạc khắp nơi quanh hồ, tấu nhạc ca hát góp vui,...)
+ Ỷ quyền thế, thực chất là cướp đoạt những của quí trong thiên hạ để trang trí, tô điểm nơi ở của chúa.
=> Cách kể, tả của tác giả kĩ lưỡng, tỉ mỉ, không để lộ thái độ, cảm xúc, mà muốn để tự sự việc nói lên vấn đề.
- Câu văn “Mỗi khi đêm thanh vắng....triệu bất tường” thể hiện thái độ dự đoán của tác giả:
+ Triệu bất tường là điềm xấu, điềm gở, điềm chẳng lành.
+ Nó như báo trước sự suy vong tất yếu của triều đại Lê – Trịnh chỉ mải lo chuyện ăn chơi hưởng lạc trên mồ hôi xương máu của dân lành.
b. Những hành động của bọn thái giám
- Bọn thái giám hầu hạ trong phủ chúa đã:
+ Nhờ gió bẻ măng, ra ngoài dọa dẫm -> dò xét xem nhà nào có chậu hoa, cây cảnh, chim quí thì biên 2 chữ phụng thủ ( lấy để tiến dâng chúa ) -> đêm đến, lẻn ra, sai lính đến đem về, có khi phá nhà, đập tường để đưa cây hoặc đá đi -> rồi buộc cho dân tội đem giấu vật cung phụng để dọa lấy tiền.
=> Đó là thủ đoạn của những kẻ hèn hạ.
- Kết quả là nhiều gia chủ phải kêu van, dâng nộp tiền bạc, hoặc chịu mất cây quí một cách vô lí. Nhiều gia đình thà đập, phá bỏ cây cảnh để khỏi bị nhũng nhiều, tai vạ.
- Sở dĩ chúng làm được như vậy vì có chúa bao che, theo lệnh chúa, chúng đắc lực giúp chúa thỏa mãn thú chơi xa xỉ. Mọi phiền hà, thống khổ đều trút lên đầu dân chúng.
- Chi tiết bà cung nhân (mẹ tác giả) buộc phải cho chặt một cây lê, hai cây lựu quí trước nhà cũng chỉ vì sợ tai vạ đến từ bọn cướp ngày nương bóng chúa ấy:
+ Chi tiết này càng làm cho tính chân thực của câu chuyện tăng thêm.
+ Cách tả tương tự như đoạn trên: rất tỉ mỉ, cụ thể, có vẻ như khách quan, lạnh lùng. Nhưng đến đoạn tả cây lê, cây lựu nở hoa trắng, hoa đỏ thì xúc cảm đã hiện ra: xót xa, tiếc, hận, giận mà chẳng làm gì được vì mình là kẻ thuộc hạ dưới quyền, là thảo dân dưới quyền cai trị của một vương triều thối nát.
c. Giá trị nội dung
- Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh phản ánh đời sống xa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê – Trịnh.
d. Giá trị nghệ thuật
-Lựa chọn ngôi kể phù hợp
- Lựa chọn sự việc tiêu biểu, có ý nghĩa phản ánh bản chất sự việc con người.
- Miêu tả sinh động: từ nghi lễ mà chúa bày ra đến kì công đưa cây quý về trong phủ, từ những thanh âm khác lạ trong đêm đến hành động trắng trợn của bọn quan lại.
- Sử dụng ngôn ngữ khách quan nhưng vẫn thể hiện rõ thái độ bất bình của tác giả trước hiện thực.
Loigiaihay.com
- Tác giả Ngô gia văn phái
- Hoàng Lê nhất thống chí - Ngô gia văn phái
- Truyện Kiều - Nguyễn Du
- Chị em Thúy Kiều - Nguyễn Du
- Cảnh ngày xuân - Nguyễn Du
>> Xem thêm