Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh)>
Với một lối văn vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh, Hoài Thanh khẳng định: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm và lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí
Tóm tắt
Tóm tắt 1: Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.
Tóm tắt 2: Hoài Thanh là cây bút phê bình xuất sắc. Những bài bình của ông rất đặc sắc, tài hoa. Tên tuổi ông trở thành bất tử với tác phẩm Thi nhân Việt Nam (1942). Bài “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh viết đã trên 60 năm, nhưng ngày nay chúng ta đọc vẫn tìm được nhiều điều thú vị. Đây là một bài báo ngắn, nên Hoài Thanh chỉ nói được một số điều, một số ý kiến về ý nghĩa văn chương.
Tóm tắt 3: Bàn về ý nghĩa văn chương, Hoài Thanh đã đưa ra những lí lẽ xác đáng về nguồn gốc và công dụng của thơ văn. Giá trị nhân bản và tính nhân văn của văn chương đã được tác giả nêu bật một cách sáng tỏ. Cách viết nhẹ nhàng, biểu cảm, sử dụng hình ảnh có duyên và đậm đà, do đó lí lẽ của Hoài Thanh nêu ra tuy không mới, nhưng đầy sức thuyết phục. Tác giả cũng đã khẳng định được sức sống, sức hấp dẫn muôn đời của văn chương đối với con người.
Bố cục
3 phần
- Phần 1 (từ đầu đến “muôn vật, muôn loài”): Nguồn gốc của văn chương
- Phần 2 (tiếp đó đến “gợi lòng vị tha”): Nhiệm vụ của văn chương
- Phần 3 (còn lại): Công dụng của văn chương
Giọng đọc
Truyền cảm
Nội dung chính
Với một lối văn vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh, Hoài Thanh khẳng định: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm và lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.
Tìm hiểu chung
1. Xuất xứ
- “Ý nghĩa văn chương” được viết năm 1936, in trong “Bình luận văn chương” (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998).
- Bài “Ý nghĩa văn chương” có lần in lại đã đổi nhan đề thành “Ý nghĩa và công dụng của văn chương”.
2. Đề tài
Nghị luận về một vấn đề
3. Thể loại
Văn bản nghị luận
4. Phương thức biểu đạt
Nghị luận
5. Ngôi kể
Ngôi thứ nhất
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Kí ức tuổi thơ (An Viên)
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Bức thư tưởng tượng (Lý Lan)
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Nỗi nhớ thương của người chinh phụ
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Kẻ sát nhân lộ diện (Sác-lơ Uy-li-am)
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Cách suy luận (Ren-sâm Rít)
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Kí ức tuổi thơ (An Viên)
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Bức thư tưởng tượng (Lý Lan)
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Nỗi nhớ thương của người chinh phụ
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Kẻ sát nhân lộ diện (Sác-lơ Uy-li-am)
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Cách suy luận (Ren-sâm Rít)