Tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân. Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng - Toán 4

1. Tính chất giao hoán của phép nhân

8 x 3 = 24 ; 3 x 8 = 24 nên 8 x 3 = 3 x 8
Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi
a × b = b × a
 

2. Tính chất kết hợp của phép nhân

Khi nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba
(a × b) × c = a × (b × c)
Ví dụ: (9 x 4) x 2 = 9 x (4 x 2)
          (14 x 25) x 8 = 14 x (25 x 8)

3. Tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng

  • Khi nhân một số với một tổng ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả với nhau.

a x (b + c) = a x b + a x c

  • Khi nhân một tổng với một số, ta có thể nhân từng số hạng của tổng với số đó rồi cộng các kết quả với nhau.

(a + b) x c = a x c + b x c

Ví dụ:

64 x 7 + 64 x 3 = 64 x (7 + 3)

                       = 64 x 10 = 640

125 x 4 + 5 x 125 + 125 = 125 x (4 + 5 + 1)

                                     = 125 x 10 = 1 250

                      

         

 

4. Nhân với số 1. Nhân với số 0

100 x 1 = 100                     99 x 0 = 0

1 x 81 = 81                         0 x 250 = 0

  • Số nào nhân với 1 cũng cho kết quả bằng chính số đó.
  • số nào nhân với 0 cũng cho kết quả bằng 0