Soạn bài Kiểm tra phần Văn siêu ngắn>
Soạn bài Kiểm tra phần Văn siêu ngắn nhất trang 137 SGK ngữ văn 7 tập 2 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Video hướng dẫn giải
Câu 1
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 1 (trang 137, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Ví dụ: chọn chép bài ca dao:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
- Hai dòng thơ đầu dùng nghệ thuật so sánh để ví “công cha nghĩa mẹ”, vốn là hai khái niệm khá trừu tượng thành cụ thể.
- Hai dòng sau là lời khuyên nhủ ân cần mà tha thiết. Nó nêu lên một thứ tình cảm mà con người phải quý trọng: “Trong trăm thứ đạo, đạo hiếu làm đầu". Dù có đi theo tôn giáo nào đi nữa thì cái đạo lớn nhất, tôn giáo lớn nhất là “thờ mẹ kính cha”.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 137, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
- Nội dung: vừa miêu tả chính xác hình ảnh chiếc bánh trôi nước lại vừa kín đáo nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến: thủy chung, son sắt nhưng thân phận bất hạnh, lênh đênh, chìm nổi.
Câu 3
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 3 (trang 137, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Chọn hai câu thơ trong bài Tĩnh dạ tứ (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh) của Lý Bạch:
Phiên âm:
"Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương"
Dịch thơ :
"Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương"
- Phép đối với hai tư thế "ngẩng đầu" - "cúi đầu" tỏ ra hai tâm trạng "nhìn và nhớ".
- "Trăng" và "nhà thơ", hai người bạn tâm giao. Trên kia trăng lẻ loi giữa trùng mây, dưới đất người đơn độc chốn xa lạ, xa quê hương.
- Hai câu thơ thể hiện tâm hồn yêu thiên nhiên và nỗi nhớ nhà của tác giả.
Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 137, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
- Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa: gợi một nơi yên tĩnh giữa núi rừng. Trăng lồng vào trong lá cành của cây cổ thụ khiến cho vòm lá nơi tối nơi sáng, lóng lánh đan xen trăng và lá. Bóng trăng qua tầng cao của cổ thụ, tiếp tục lồng với hoa ở dưới thấp. Trăng đã hòa nhập, đã tạo nên linh hồn cho tạo vật.
- Dạ bán quy lai, nguyệt mãn thuyền: phảng phất thơ Đường của Trương Kế “Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền” gợi cảm giác rất buồn, rất lẻ loi thì câu thơ của Bác chủ động hơn. Bác và các đồng chí của mình sau khi bàn việc quân giữa chốn thần tiên nơi khói sóng quây tụ trên sông đã “qui lai” (quay về). Con thuyền chở người đã trở thành con thuyền chở trăng.
=> Câu thơ biểu hiện tâm hồn thơ mộng, yêu thiên nhiên, say đắm, hòa mình vào ánh trăng núi rừng. Thể hiện phong thái ung dung, tinh thần lạc quan của Bác.
Câu 5
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 5 (trang 137, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Qua việc hồi tưởng lại cảnh mùa xuân trên đất Bắc, Vũ Bằng đã bộc lộ tình cảm gắn bó, nhớ nhung da diết với gia đình, với quê hương. Đó là nỗi nhớ cảnh sắc thiên nhiên, phố xá, cuộc sống những ngày xuân ở Hà Nội. Những cảnh vật, lễ nghi ấy mang vẻ đẹp rất riêng, rất tinh tế. Phải yêu thương quê hương bản sắc văn hóa dân tộc sâu xa mới có những cảm xúc nhạy bén về mùa xuân như vậy.
Câu 9
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 9 (trang 137, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
- Nghệ thuật tương phản là: đưa ra những chi tiết, hành động đối lập nhằm làm nổi vấn đề, tư tưởng chính của tác phẩm.
- Cách thể hiện thủ pháp này trong truyện Sống chết mặc bay: Một bên là cảnh nhân dân đang vật lộn căng thẳng vất vả trước nguy cơ đê vỡ, một bên là cảnh quan phủ cùng nha lại, chánh tổng lao vào cuộc tổ tôm ngay trong khi họ đi hộ đê.
Câu 6
Trả lời câu 6 (trang 137, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
- Chị ngã em nâng: nói về tình cảm chị em trong gia đình phải luôn tương trợ, giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh, khi khó khăn và khi gian nan nhất.Câu tục ngữ trên đã xuất hiện từ xưa đến nay nó đã được nhân dân ta đúc kết từ những kinh nghiệm sống quý báu, nhắc nhở mỗi chúng ta nên biết coi trọng tình cảm giữa những người thân trong gia đình.
- Không thầy đố mày làm nên: khẳng định về vị trí, tầm quan trọng của người thầy trong cuộc đời mỗi người, đồng thời nhắc nhở chúng ta phải biết kính trọng, đền đáp công ơn thầy cô.
Câu 7
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 7 (trang 137, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Bài 20: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- Khẳng định tinh thần yêu nước và truyền thống quý báu của dân tộc.
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ và hiện tại.
- Phát huy tinh thần yêu nước của dân tộc trong thực tế là nhiệm vụ quan trọng.
Bài 21: Sự giàu đẹp của tiếng Việt
Khẳng định tiếng Việt là thứ tiếng hay và đẹp, là niềm tự hào của người Việt Nam.
Bài 23: Đức tính giản dị của Bác Hồ
- Sự nhất quán giữa cuộc đời hoạt động cách mạng với cuộc sống thanh bạch của Bác.
- Sự giản dị của Bác trong sinh hoạt, lối sống, làm việc.
Câu 8
Trả lời câu 8 (trang 137, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Văn chương là vẻ đẹp, là phép màu của tự nhiên ban tặng cho cuộc sống của chúng ta. Văn chương đem lại cho bạn đọc những cảm xúc mới lạ như: lòng biết ơn, sự đồng cảm, đức tính hi sinh cao cả,... ngoài việc cho ta những tình cảm mới, văn chương còn luyện cho ta những tinh cảm ta sẵn có.
Khi đọc văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê" chắc hẳn ai cũng sẽ đồng cảm xót xa cho 2 anh em Thành và Thủy khi bị xa nhau vì cuộc hôn nhân của bố mẹ bị đổ vỡ. Hoặc khi đọc một mẩu truyện vui nào đó thì mọi người cũng sẽ có những phút giây thư giãn đầy bổ ích vì những tiếng cười và niềm vui mà trong truyện mang lại. Vậy chẳng phải những tác phẩm, những mẩu truyện là văn chương đã gây cho ta những tình cảm ta không có sao? Rồi cũng chính cái phép màu mang tên văn chương ấy cũng đã tôi luyện, vun đắp những tình cảm mà ta sẵn có.
"Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có", từ “gây” ở đây còn chỉ sự tiêu cực. Nếu chúng ta đọc những sách báo không phù hợp với lứa tuổi thì nó sẽ làm cho con người sa lầy vào những điều không tốt và phai mờ giá trị thật sự tốt đẹp của văn chương. Vì vậy chúng ta phải góp phần vào việc xây dựng hình ảnh văn chương ngày một tốt đẹp hơn.
Câu 10
Trả lời câu 10 (trang 137, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Ý nghĩa sự im lặng của Phan Bội Châu: là thái độ khinh bỉ của ông dành cho Va-ren - một kẻ xảo trá, lố bịch,... Đồng thời bộc lộ nét tính cách kiên cường, bất khuất, xứng đáng là vị anh hùng xả thân vì nghĩa lớn, tiêu biểu cho khí phách dân tộc.
Câu 11
Trả lời câu 11 (trang 137, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Oan Thị Kính là thành ngữ nhân gian gợi những nỗi oan trái ghê gớm mà người lương thiện mắc phải, không thể nào giãi bày được.
Các bài khác cùng chuyên mục