Từ điển Toán 5 | Các dạng bài tập Toán 5 Phép nhân, phép chia số thập phân

Phép nhân số thập phân - Toán 5

1. Nhân một số thập phân với một số tự nhiên

Đặt tính rồi tính:

Muốn nhân một số thập phân với một số tự nhiên ta làm như sau:

• Đặt tính rồi nhân như nhân các số tự nhiên.

• Đếm xem trong phần thập phân của số thập phân có bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu phẩy tách ra ở tích bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.

2. Nhân hai số thập phân

Ví dụ: Đặt tính rồi tính

a) 6,4 x 4,8                                                  b) 4,75 x 1,3

Muốn nhân hai số thập phân ta làm như sau:

• Đặt tính rồi nhân như nhân các số tự nhiên.

• Đếm xem trong phần thập phân của cả hai thừa số có bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu phẩy tách ra ở tích bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.

 

3. Các tính chất của phép nhân

Tính chất giao hoán: Khi đổi chỗ hai thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.

a x b = b x a

Ví dụ: 8 x 35,6 = 35,6 x 8 = 284,8

Tính chất kết hợp: Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba thì ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của hai số còn lại.

(a x b) x c = a x (b x c)

Ví dụ: (0,25 x 3,5) x 8 = 0,25 x (3,5 x 8) = 7

Nhân một số với một tổng:

a x (b + c) = a x b + a x c

Ví dụ: 16,2 x 3,7 + 16,2 x 6,3 = 16,2 x (3,7 + 6,3) = 16,2 x 10 = 162

Nhân với 1: Một số thập phân nhân với 1 bằng chính số thập phân đó.

Ví dụ: 82,61 x 1 = 82,61

Nhân với số 0: Số thập phân nào nhân với 0 cũng bằng 0

Ví dụ: 15,7 x 0 = 0