Phân biệt từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân - Văn 8

1. Từ ngữ toàn dân là gì?

Từ ngữ toàn dân của một ngôn ngữ là từ ngữ được sử dụng rộng rãi trong mọi vùng miền của đất nước.

Ví dụ: cha, mẹ, sắn, ngô, gì, nào, sao, thế,…

2. Ngôn ngữ vùng miền là gì?

- Ngôn ngữ vùng miền (từ ngữ địa phương) là những từ ngữ được sử dụng ở một vùng miền nhất định.

Ví dụ: thầy, u, mì, bắp, chi, răng, rứa,…

- Mặc dù từ ngữ địa phương có số lượng không lớn và có phạm vi dùng hạn chế nhưng lại phản ánh được nét riêng của con người, sự vật ở mỗi vùng miền nên cũng có vai trò quan trọng, nhất là đối với hoạt động giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày và đối với sáng tác văn chương.

- Hiểu được nghĩa và biết sử dụng đúng chỗ đúng mức từ ngữ địa phương sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giao tiếp.

3. Phân biệt từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân

- Từ ngữ toàn dân là từ ngữ được toàn dân biết, chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong giao tiếp, trong mọi vùng miền của đất nước, ví dụ: cha, mẹ, sắn, ngô, gì, nào, sao, thế,… Là khối từ ngữ cơ bản và có số lượng lớn nhất của ngôn ngữ, từ ngữ toàn dân không chỉ có vai trò rất quan trọng trong giao tiếp ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội mà còn là cơ sở cho sự thống nhất ngôn ngữ. Hiểu được nghĩa và sử dụng đúng từ ngữ toàn dân là điều kiện để giao tiếp có hiệu quả.

- Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định, ví dụ: thầy, u, mì, bắp, chi, răng, rứa,… Mặc dù từ ngữ địa phương có số lượng không lớn và có phạm vi dùng hạn chế nhưng lại phản ánh được nét riêng của con người, sự vật ở mỗi vùng miền nên cũng có vai trò quan trọng, nhất là đối với hoạt động giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày và đối với sáng tác văn chương. Hiểu được nghĩa và biết sử dụng đúng chỗ, đúng mức từ ngữ địa phương sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giao tiếp.

4. Ví dụ minh hoạ

Từ ngữ toàn dân

Từ ngữ địa phương

bố

Ba, tía,..

mẹ

Má, u, bầm…

lợn

Heo

ngô

Bắp