Nghịch ngữ là gì? Đặc điểm và tác dụng của biện pháp nghịch ngữ - Văn 12

1. Nghịch ngữ là gì?

Nghịch ngữ biện pháp tu từ, ở đó, người nói, người viết dùng một cụm từ gây ấn tượng mạnh, làm nổi bật tính chất hai mặt của một tình thế, tâm trạng nào đó, hoặc làm phát lộ sự thật về đối tượng theo quan điểm của mình.

2. Đặc điểm và tác dụng của biện pháp nghịch ngữ

Nghĩa của nghịch ngữ đối lập với nghĩa của các cụm từ khác trong câu hoặc trong các câu khác gần kề, nhấn mạnh sự phát hiện mới hay cảm nhận, liên tưởng chủ quan của người nói, người viết về một đối tượng vốn có thể được nhìn nhận khác hẳn.

Nghịch ngữ thường xuất hiện trong nói mỉa. Ở những trường hợp đó, mỉa mai được nhìn nhận là mục đích của phát ngôn, còn nghịch ngữ được xem là phương tiện thực hiện mục đích này.

3. Ví dụ minh hoạ nghịch ngữ

a. Biện pháp nghịch ngữ “Viết để quên đi, viết để nhớ lại” 

=> Tác dụng: Thể hiện sự phi lý khi nhân vật nói rằng viết để quên đi mọi chuyện bởi viết là khi mọi suy nghĩ đã có sẵn trong đầu thì mới có thể viết ra được những dòng mà mình nghĩ. Còn ở đây nhân vật viết để quên là hoàn toàn không hợp lý và rất mâu thuẫn. 

b. Biện pháp nghịch ngữ “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những hi sinh” 

=> Tác dụng: Câu nói khuyên nhủ con người ta hãy biết kiên trì, vươn lên, vượt qua hoàn cảnh khó khăn trước mắt ta sẽ tìm được con đường đi riêng cho bản thân mình và hướng đến thành công.

c. Biện pháp nghịch ngữ “Chết mà chưa sống” 

=> Tác dụng: Chúng đã có sự xê dịch. Cần phải hiểu sống trong kết hợp chết mà chưa sống có nghĩa là sống mà như chưa sống hoặc không phải là sống.