Một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật>
Điều kiện bên trong và bên ngoài cơ thể ảnh hưởng như thế nào đến sinh sản ở sinh vật?
Điều kiện môi trường ảnh hưởng như thế nào đến sinh sản ở sinh vật?
Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và chế độ dinh dưỡng là những yếu tố môi trường chủ yếu ảnh hưởng tới sinh sản ở sinh vật.
Ví dụ:
-
Cá chép chỉ đẻ ở nhiệt độ trên 15oC.
-
Mùa sinh sản của cóc vào khoảng tháng 4 hằng năm. Sau tháng 4, nếu nguồn thức ăn dồi dào, cóc có thể đẻ tiếp lứa thứ hai trong năm.
Với thực vật, các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, gió … ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt phấn, hiệu quả thụ phấn …
Ví dụ:
-
Nhiệt độ quá thấp hay quá cao đều khiến hạt phấn kém nảy mầm, ống phấn không sinh trưởng, tăng số lượng hạt lép.
-
Độ ẩm quá thấp hạt không nảy mầm, độ ẩm quá cao hạt phấn bị trôi.
-
Đối với loài thụ phấn nhờ gió, gió quá to hạt phấn bị bay mất.
Môi trường bên trong cơ thể có ảnh hưởng như thế nào tới khả năng sinh sản?
Hormone là yếu tố bên trong ảnh hưởng trực tiếp đến sinh sản ở sinh vật. Ngoài ra sự sinh sản còn phụ thuộc vào đặc điểm di truyền và tuổi của sinh vật.
Ví dụ:
-
Ở thực vật, hormone kích thích nở hoa là hormone florigen.
-
Ở động vật có hormone điều khiển phát sinh giao tử đực và giao tử cái.
-
Mỗi loài sinh vật có độ tuổi sinh sản khác nhau: gà mái bắt đầu đẻ trứng từ tháng 5 - 6; cua biển bắt đầu sinh sản khi đạt 1 năm …
Con người điều khiển sinh sản ở sinh vật như thế nào?
Con người đã chủ động tác động lên một số yếu tố như hormone, thức ăn … nhằm điều khiển sự sinh sản và đạt được mục đích mong muốn.
- Vận dụng những hiểu biết về sinh sản hữu tính trong thực tiễn
- Khái niệm sinh sản hữu tính ở động vật
- Khái niệm sinh sản hữu tính ở thực vật
- Sinh sản vô tính ở sinh vật
- Khái niệm sinh sản ở sinh vật
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục