Lý thuyết Mô tả sóng - Vật Lí 11 Kết nối tri thức>
Thí nghiệm tạo sóng mặt nước Giải thích sự tạo thành sóng Các đại lượng đặc trưng của sóng
BÀI 8: MÔ TẢ SÓNG
I. Thí nghiệm tạo sóng mặt nước
II. Giải thích sự tạo thành sóng
- Nhờ có lực liên kết giữa các phần tử nước mà các phần tử nước ở điểm M lân cận điểm O dao động theo. Đến lượt các phần tử nước ở điểm N lân cận điểm M dao động
=> Sóng mặt nước
- 2 nguyên nhân tạo nên sóng: Nguồn dao động từ bên ngoài tác dụng lên môi trường tại điểm O và có lực liên kết giữa các phần tử môi trường
III. Các đại lượng đặc trưng của sóng
- Biên độ sóng là độ lệch lớn nhất của phần tử sóng khỏi VTCB. Sóng có biên độ càng lớn thì phần tử sóng dao động càng mạnh
- Bước sóng là quãng đường sóng truyền được trong một chu kì. Bước sóng được kí hiệu là \(\lambda \) đơn vị là mét (m)
- Chu kì sóng chính bằng chu kì dao động của phần từ sóng, kí hiệu là T, đơn vị giây (s)
- Tần số sóng: đại lượng \(f = \frac{1}{T}\) được gọi là tần số sóng
- Tốc độ truyền sóng là tốc độ lan truyền dao động trong không gian
- Mối liên hệ giữa \(\lambda \), T:\(\lambda = vT = \frac{v}{f}\)
- Cường độ sóng I được định nghĩa là năng lượng sóng được truyền qua một đơn vị diện tích vuông góc với phương truyền sóng trong một đơn vị thời gian
\(I = \frac{E}{{S.\Delta t}}\) , đơn vị: W/m2
Trong đó: E là năng lượng sóng truyền qua một diện tích S vuông góc với phương truyền sóng trong thời gian ∆t
Sơ đồ tư duy về “Mô tả sóng”
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lí 11 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục