Lý thuyết khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật - Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều


Khi ta chạm tay vào lá cây trinh nữ, lá cây sẽ cụp lại. Hiện tượng này có ý nghĩa như thế nào với sinh vật?

I. Khái niệm cảm ứng và vai trò của cảm ứng dối với sinh vật

Cảm ứng là là khả năng cơ thể sinh vật tiếp nhận và phản ứng (trả lời) thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.

Cảm ứng ở thực vật thường khó nhận thấy, diễn ra chậm và biểu hiện bằng sự thay đổi hình thái hoặc vận động của các cơ quan: hướng sáng, hướng nước ...

Cảm ứng ở động vật thường diễn ra với tốc độ nhanh hơn và dễ nhận thấy ...

II. Cảm ứng ở thực vật

1. Thí nghiệm chứng minh tính cảm ứng ở thực vật:

Tính hướng sáng:

Tính hướng nước:

2. Ứng dụng cảm ứng ở thực vật trong thực tiễn:

Tính hướng sáng: trong việc trồng từng loại cây ưa sáng hay ưa bóng ở điều kiện ánh sáng thích hợp.

Tính hướng tiếp xúc: làm giàn khi trồng loài cây thân leo.

Tính hướng đất và tránh ánh sáng của rễ: vun gốc cho cây.

Tính hướng hóa: một số loài cần bón ngay sát mặt đất, một số loài khác thì cần bón phân sâu dưới đất.

 Sơ đồ tư duy khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật:




Bình chọn:
4.4 trên 8 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 7 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí