Tế bào nhân sơ có rất nhiều hình dạng khác nhau: hình cầu (cầu khuẩn), hình xoắn (xoắn khuẩn), hình dấu phẩy (phẩy khuẩn), hình que (trực khuẩn). Tế bào nhân sơ có kích thước hiển rất nhỏ bé (2 - 5 micromet), có cấu tạo rất đơn giản, gồm 3 phần chính: màng tế bào, tế bào chất và vùng nhân. Tùy từng loại tế bào nhân sơ còn có một số thành phần khác.
Xem chi tiết
Tế bào nhân thực có kích thước lớn, cấu tạo phức tạp, gồm có 3 thành phần chính: nhân chính thức; màng tế bào và tế bào chất chứa hàng loạt bào quan có màng bọc. Dựa vào đặc điểm cấu trúc, tế bào nhân thực được chia thành tế bào thực vật và tế bào động vật.
Màng sinh chất là cấu tạo nằm bên ngoài cùng, đóng vai trò như “đường ranh giới” giữa môi trường trong và bên ngoài tế bào. Màng sinh chất được cấu tạo từ lớp kép phospholipid, và các loại protein phân bố trên đó. Màng sinh chất là ranh giới giữa môi trường bên trong và bên ngoài tế bào, đóng 4 vai trò quan trọng đối với tế bào đó là: bảo vệ tế bào và quy định hình dạng; vận chuyển các chất; truyền tín hiệu và nhận biết tế bào.
Có 2 cấu trúc nằm bên ngoài màng sinh chất là thành tế bào (chỉ có ở tế bào thực vật) và chất nền ngoại bào (chỉ có ở tế bào động vật). Thành tế bào bao bọc bên ngoài màng sinh chất ở tế bào thực vật và nấm. Thành tế bào thực vật được cấu tạo chủ yếu từ cellulose (ngoài ra còn có pectin và protein). Chất nền ngoại bào có cấu tạo phức tạp gồm các phân tử proteoglycan kết hợp với các sợi collagen tạo thành mạng lưới bao bên ngoài tế bào.
Tế bào chất bao gồm bào tương và các bào quan, nằm giữa màng sinh chất và nhân tế bào. Tế bào chất là môi trường diễn ra nhiều quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng của tế bào.
Trong chương trình học, em được tìm hiểu về 10 loại bào quan phổ biến nhất trong tế bào đó là: nhân, lưới nội chất, ribosome, ty thể, lục lạp, trung thể, bộ máy Golgi, không bào, lysosome, peroxisome.
Bài viết được xem nhiều nhất