Lý thuyết Công và công suất - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều>
Công cơ học Công suất
Bài 1. Công và công suất
I. Công cơ học
1. Thực hiện công cơ học
- Công cơ học thường được gọi tắt là công.
- Trong trường hợp đơn giản nhất, công được thực hiện khi lực tác dụng vào vật làm vật đó dịch chuyển theo hướng của lực.
2. Biểu thức tính công
- Công sinh ra càng lớn nếu lực tác dụng vào vật càng lớn và quãng đường vật dịch chuyển theo hướng của lực càng dài
- Công được xác định bằng biểu thức:
A = F.s
Trong đó:
F là lực tác dụng vào vật (N)
s là quãng đường vật dịch chuyển theo hướng của lực (m)
A là công của lực F (J)
1 J = 1 Nm = 1 N.1 m
1 cal = 4,2 J
1 BTU = 1055 J
1 kWh = 3600000 J
II. Công suất
1. Tốc độ thực hiện công
- Tốc độ thực hiện công phụ thuộc vào công thực hiện và thời gian thực hiện công
2. Định nghĩa công suất
- Để đặc trưng cho tốc độ thực hiện công, người ta đưa ra khái niệm công suất
- Công suất được tính bằng công thực hiện trong một đơn vị thời gian
\(P = \frac{A}{t}\)
Trong đó:
A là công thực hiện (J)
t là thời gian thực hiện công (s)
\(P\) là công suất (W)
1 W = 1 J/s =\(\frac{{1J}}{{1s}}\)
1 kW = 1000 W
1 MW = 1000000 W
1 HP =746 W
1 BTU/h = 0,293 W
Sơ đồ tư duy về “Công và công suất”
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Từ gene đến tính trạng - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 22. Nguồn nhiên liệu trang 109, 110, 111 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Năng lượng tái tạo - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Sử dụng năng lượng - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Tác dụng của dòng điện xoay chiều - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Từ gene đến tính trạng - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Năng lượng tái tạo - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Sử dụng năng lượng - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Tác dụng của dòng điện xoay chiều - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Cảm ứng điện từ. Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều