Từ điển môn Tiếng Việt lớp 5 - Tổng hợp các khái niệm Tiếng Việt 5 Viết bài văn tả phong cảnh - Từ điển môn Tiếng Việt 5

Lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh - Tiếng Việt 5

1. Lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh

Bước 1: Chuẩn bị

- Lựa chọn phong cảnh

- Lựa chọn trình tự tả

Bước 2: Lập dàn ý

- Mở bài: Giới thiệu cảnh chọn tả:

+ Tên cảnh

+ Địa điểm

+ Thời gian

- Thân bài: Liệt kê nội dung miêu tả theo một trong các trình tự sau

Cách 1: Trình tự không gian: tả lần lượt từng phần vẻ đẹp của phong cảnh theo trình tự từ gần tới xa, từ thấp lên cao, từ trái sang phải,…

Cách 2: Trình tự thời gian: tả sự biến đổi hoặc đặc điểm của phong cảnh trong những thời gian khác nhau (các buổi trong ngày, các mùa trong năm,…)

Cách 3: Trình tự không gian kết hợp với thời gian: tả sự đổi thay của từng sự vật, hiện tượng,… trong những thời điểm khác nhau.

- Kết bài:

+ Nêu suy nghĩ, cảm xúc,… về cảnh chọn tả.

+ Liên hệ thực tế.

2. Ví dụ minh hoạ

Đề bài: Tả một cảnh biển đảo

1. Mở bài: Giới thiệu cảnh biển đảo mà em muốn miêu tả:

- Biển đảo đó có tên là gì? Thuộc khu vực nào?

- Em đến thăm biển đảo đó vào thời gian nào? (mùa nào trong năm, ban ngày hay ban đêm…)

2. Thân bài:

- Miêu tả cảnh biển:

+ Thời tiết ở đó như thế nào? Nắng và gió ở vùng biển này đem lại cảm giác ra sao?

+ Bờ biển có dài không? Thẳng tắp hay uốn cong?

+ Cát ở đây có màu sắc như thế nào? Hoàn toàn phẳng mịn hay rải rác đá và vỏ sò?

+ Bờ cát có rộng không? Có thể tổ chức các hoạt động ở đó không?

+ Nước biển có màu sắc như thế nào? Có sạch không? Có thể nhìn xuyên xuống đáy không?

+ Mực nước biển ở đây có sâu không? Tàu thuyền có vào sát bờ được không?

- Tả cảnh đảo:

+ Trên bờ biển có những cảnh quan gì? (cây cối, đá, nhà cửa…)

+ Cảnh đảo ở đây có đặc điểm gì? Có sự cân bằng giữa cảnh thiên nhiên vốn có và sự xây dựng, khai thác của con người không?

+ Phần diện tích đảo sát bờ biển có gì đặc sắc, khiến em ấn tượng? (vách núi, rừng dừa…)

3. Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của em dành cho cảnh biển đảo mà mình vừa miêu tả

Đề bài: Tả cánh đồng lúa chín

1. Mở bài: Giới thiệu về cảnh đẹp mà em muốn miêu tả: cảnh cánh đồng lúa chín:

- Cánh đồng lúa ấy nằm ở đâu? Của ai?

- Hoàn cảnh em được chiêm ngưỡng cảnh đẹp đó (cánh đồng lúa chín)

2. Thân bài:

- Tả cảnh cánh đồng lúa chín:

+ Thời tiết: có nắng ấm, gió thổi nhè nhẹ, không khí trong lành, trời quang đãng, ít mây…

+ Đồng lúa: chín vàng như cả một bãi biển; thân lúa cong cong trĩu xuống vì sức nặng của hạt ngọc trời; gió thổi làm lúa đồng loạt ngả rạp về một phía…

+ Mùi hương: mùi lúa chín ngọt bùi; mùi cỏ non ven bờ hoà lẫn mùi bùn non đang khô lại

+ Âm thanh: tiếng gió thổi qua bông lúa nghe lao xao; tiếng đàn chim lích rích; tiếng người nông dân trò chuyện…

+ Mương nước: ngập cao gần đến bờ, trong vắt, có nhiều ốc và cá nhỏ; ngăn không cho chảy vào trong ruộng để chờ thu hoạch nên lối dẫn vào ruộng khô quắt, trơ đáy bùn…

- Tả hoạt động của con người, động vật trên cánh đồng:

+ Con người: thăm lúa, kiểm tra lúa để xác định ngày thu hoạch; hào hứng, phấn khởi trò chuyện về mùa màng, về dự định trong tương lai sau khi gặt lúa…

+ Trâu, bò: thảnh thơi nằm gặm cỏ bên bờ ruộng

+ Chim chóc: đậu trên tán cây, thỉnh thoảng sà xuống bắt sâu, hoặc mong chờ người nông dân gặt lúa để nhặt các hạt thóc vương lại…

3. Kết bài:

- Tình cảm, cảm xúc của em dành cho cánh đồng lúa chín

- Những mong ước tốt đẹp của em dành cho cánh đồng lúa vào mùa màng năm sau.