Giải hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 9 cánh diều Chủ đề 5. Em và cộng đồng trang 41, 42, 43 SGK trải ngh..

Hoạt động 2. Truyền thông về những vấn đề học đường trang 44, 45, 46 SGK trải nghiệm hướng nghiệp 9 Cánh diều


Thảo luận về cách thức tiến hành một đề tài khảo sát.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

CH 1

Thảo luận về cách thức tiến hành một đề tài khảo sát.

Phương pháp giải:

Thảo luận nhóm.

Lời giải chi tiết:

Cách thức để tiến hành một đề tài khảo sát gồm có 3 giai đoạn:

- Giai đoạn chuẩn bị: 

+ Xác định vấn đề khảo sát

+ Chuẩn bị các nguồn lực phục vụ cho quá trình khảo sát (nhân lực, vật lực…)

+ Xây dựng kế hoạch khảo sát (đề tài khảo sát, mục tiêu khảo sát, đối tượng khảo sát, thời gian, địa điểm khảo sát,  nội dung khảo sát, các phương pháp khảo sát, hình thức khảo sát).

- Giai đoạn triển khai/ thực hiện kế hoạch khảo sát:

+ Thu thập thông tin khảo sát

+ Xử lí dữ liệu thu thập được

+ Nhận xét, đánh giá thực trạng

+ Viết báo cáo.

- Giai đoạn kết thúc:

+ Trình bày kết quả khảo sát

+ Đưa ra các đề xuất dựa trên kết quả khảo sát.

CH 2

Lập kế hoạch thực hiện đề tài khảo sát về thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội.


Phương pháp giải:

Học sinh lập kế hoạch, lập mục tiêu, nội dung và các bước thực hiện.

Lời giải chi tiết:

Kế hoạch thực hiện đề tài khảo sát về thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội:

THỰC TRẠNG GIAO TIẾP TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA HỌC SINH LỚP 9 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ A

Mục tiêu khảo sát: Tìm hiểu thực trạng giao tiếp trên mạng xã hội của học sinh lớp 9 trường Trung học cơ sở A

Đối tượng khảo sát: Tất cả học sinh học khối 9 trong Trường trung học cơ sở A.

Thời gian, địa điểm khảo sát: Tiến hành trong một tuần, tại trường Trung học cơ sở A.

Nội dung khảo sát:

 + Nhận thức của các bạn học sinh lớp 9 về ý nghĩa và vai trò của giao tiếp trên mạng xã hội. 

 + Tần suất giao tiếp trên mạng xã hội của học sinh lớp 9

  + Ảnh hưởng của việc giao tiếp trên mạng xã hội đến học tập và cuộc sống của học sinh. 

 + Cách giao tiếp văn minh, an toàn trên mạng.

Các phương pháp khảo sát:

 + Sử dụng phiếu khảo sát 

 + Phỏng vấn 

 + Thống kê xử lí số liệu

Hình thức khảo sát: Khảo sát trực tiếp

CH 3

Thiết kế công cụ khảo sát


Phương pháp giải:

Thiết kế công cụ dựa vào mục tiêu đề tài

Lời giải chi tiết:

Thiết kế công cụ khảo sát (bảng hỏi):

BẢNG KHẢO SÁT THỰC TRẠNGGIAO TIẾP TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA HỌC SINH LỚP 9 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ A

Câu 1: Bạn có đang sử dụng mạng xã hội không?

☐ Có (chuyển sang câu 2)

☐ Không (dừng lại)

Câu 2: Loại mạng xã hội bạn đang dùng là gì?

☐ Facebook

☐ Zalo

☐ Tiktok

☐ Khác

Câu 3: Thời điểm nào bạn dùng mạng xã hội nhiều nhất trong ngày?

☐ Sáng

☐ Chiều

☐ Tối

Câu 4: Mỗi ngày bạn sử dụng mạng xã hội bao lâu?

☐ Hơn 1 giờ

☐ 1 – 3 giờ

☐ Trên 3 giờ

Câu 5: Mục đích bạn sử dụng mạng xã hội là gì?

☐ Trao đổi kiến thức, học tập

☐ Tập tành kinh doanh

☐ Tụ tập bạn bè đánh game, tám chuyện.

☐ Khác (ghi rõ).

Câu 6: Mạng xã hội ảnh hưởng như thế nào đến học tập và cuộc sống của em

☐ Ảnh hưởng rất nhiều

☐ Ít ảnh hưởng

☐ Không ảnh hưởng

Câu 7: Khi sử dụng mạng xã hội, em thường ứng xử như thế nào?

☐ Hòa đồng, vui vẻ, thân thiện

☐ Nói thoải mái không cần giữ ý tứ

☐ Thô lỗ, chửi bậy

CH 4

Thực hiện đề tài khảo sát và chia sẻ kết quả.

Phương pháp giải:

Học sinh thực hiện như kế hoạch đề ra

Lời giải chi tiết:

Học sinh chia sẻ kết quả sau khi thực hiện theo kế hoạch.

CH 5

Trao đổi các vấn đề học đường hiện nay.

Phương pháp giải:

Trao đổi với thầy cô, bạn bè,...

Lời giải chi tiết:

Các vấn đề học đường hiện nay gồm:

  • Bạo lực học đường
  • Tình yêu tuổi học trò
  • Gian lận thi cử
  • Nghiện game
  • Nghiện mạng xã hội

Nội dung bàn luận:

  • Vấn đề học đường đó là gì?
  • Biểu hiện của vấn đề học đường đó ra sao?
  • Ảnh hưởng của vấn đề đó đến học sinh như thế nào?

CH 6

Thảo luận để xây dựng kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về những vấn đề học đường.

Phương pháp giải:

Thảo luận nhóm

Lời giải chi tiết:

Xây dựng kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về những vấn đề học đường:

Kế hoạch truyền thông

NGHIỆN MẠNG XÃ HỘI – NHỮNG HỆ LỤY KHÔN LƯỜNG

Mục tiêu: Nâng cao nhận thức cho cộng đồng về vấn đề nghiện mạng xã hội của học sinh hiện nay.

Đối tượng: Người dân trong khu dân cư

Thời gian, địa điểm: Chủ nhật, tại nhà văn hóa tổ dân phố

Nội dung truyền thông:

  • Thực trạng nghiện mạng xã hội của học sinh hiện nay.
  • Những tác hại của việc nghiện mạng xã hội đối với học sinh.
  • Những biện pháp cộng đồng, gia đình có thể thực hiện để hỗ trợ học sinh nhận thức đúng và sử dụng mạng xã hội an toàn, lành mạnh.

Thông điệp truyền tải: Mạng xã hội có nhiều tác động cả tích cực và tiêu cực đến học sinh ngày nay. Hãy chung tay giúp học sinh sử dụng mạng xã hội an toàn, lành mạnh và có giá trị.

Kênh truyền thông: Truyền thông trực tiếp tại cộng đồng

Phương tiện, thiết bị truyền thông:

  • Tờ rơi, đoạn phim ngắn
  • Loa phát thanh.

Phân công công việc:

  • Nhóm chuẩn bị nội dung truyền thông.
  • Nhóm chuẩn bị phương tiện, làm đoạn phim ngắn, tờ rơi.
  • Nhóm liên hệ với các cá nhân, tổ chức trong cộng đồng để phối hợp thực hiện truyền thông.

CH 7

Triển khai thực hiện kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về những vấn đề học đường và báo cáo kết quả.

Phương pháp giải:

Học sinh triển khai theo kế hoạch

Lời giải chi tiết:

Từ kế hoạch truyền thông ở hoạt động 3, học sinh triển khai thực hiện kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về những vấn đề học đường và báo cáo lại kết quả. 

CH 8

Chia sẻ cảm xúc và bài học mà em có được sau khi thực hiện kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về những vấn đề học đường.

 

Phương pháp giải:

Học sinh tự chia sẻ cảm xúc.

Lời giải chi tiết:

Chia sẻ cảm xúc và bài học mà em có được:

+ Cảm xúc: vui vẻ, tự hào vì thực hiện được những hoạt động truyền thông cộng đồng có ích.

+ Bài học rút ra: Bài học về tư duy làm việc nhóm.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Hoạt động 1. Tham gia phát triển cộng đồng trang 41, 42, 43 SGK trải nghiệm hướng nghiệp 9 Cánh diều

    Chỉ ra các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tham gia mạng lưới quan hệ cộng đồng trong hoạt động sau: “Địa phương Minh tổ chức quyên góp ủng hộ những người có hoàn cảnh khó khăn vào tuần tới. Minh được biết thông tin và tích cực tham gia hỗ trợ ban tổ chức. Ban tổ chức liên hệ với một số cơ quan, tổ chức, cá nhân ở địa phương để nhận được sự ủng hộ và hỗ trợ; đồng thời cũng nằm thông báo những thông tin về chương trình để kêu gọi sự tham gia của người dân địa phương, các thầy cô giáo và các bạn học

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí