Bài 15. Năng lượng liên kết hạt nhân trang 100, 101, 102 Vật Lí 12 Chân trời sáng tạo>
Ta đã biết hạt nhân gồm các proton mang điện dương và các neutron trung hòa về điện. Lực đẩy tĩnh điện giữa các proton là rất lớn vì khoảng cách giữa chúng rất nhỏ. Để duy trì sự tồn tại của hạt nhân, các proton và các neutron (các nucleon) cần một lực hút mạnh hơn lực đẩy tĩnh điện, lực này được gọi là lực hạt nhân. Vậy mức độ liên kết của các nucleon có giống nhau hay không đối với các hạt nhân khác nhau? Độ bền vững của các hạt nhân được đánh giá dựa vào đại lượng vật lí nào?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa
Câu hỏi tr 100 CHMĐ
Trả lời câu hỏi mở đầu trang 100 SGK Vật lí 12 Chân trời sáng tạo
Ta đã biết hạt nhân gồm các proton mang điện dương và các neutron trung hòa về điện. Lực đẩy tĩnh điện giữa các proton là rất lớn vì khoảng cách giữa chúng rất nhỏ. Để duy trì sự tồn tại của hạt nhân, các proton và các neutron (các nucleon) cần một lực hút mạnh hơn lực đẩy tĩnh điện, lực này được gọi là lực hạt nhân. Vậy mức độ liên kết của các nucleon có giống nhau hay không đối với các hạt nhân khác nhau? Độ bền vững của các hạt nhân được đánh giá dựa vào đại lượng vật lí nào?
Phương pháp giải:
Hạt nhân gồm các proton mang điện dương và các neutron trung hòa về điện
Lời giải chi tiết:
Mức độ liên kết của các nucleon khác nhau đối với các hạt nhân khác nhau.
Độ bền vững của hạt nhân được đánh giá dựa trên năng lượng liên kết riêng của hạt nhân.
Câu hỏi tr 100 CH
Trả lời câu hỏi trang 100 SGK Vật lí 12 Chân trời sáng tạo
Tính năng lượng nghỉ của một đồng xu có khối lượng 2 g đang nằm yên trên bàn theo hệ thức về mối liên hệ giữa khối lượng và năng lượng
Phương pháp giải:
Vận dụng công thức tính năng lượng nghỉ
Lời giải chi tiết:
Năng lượng nghỉ của đồng xu là: E = mc2 = 2.10-3.(3.108)2 = 1,8.1014 (J)
Câu hỏi tr 101 LT
Trả lời câu hỏi luyện tập trang 101 SGK Vật lí 12 Chân trời sáng tạo
Mặt Trời là một nguồn phát năng lượng khổng lồ với công suất rất lớn. Công suất trung bình của Mặt Trời khoảng 4.1026 W. Hãy ước tính khối lượng Mặt Trời mất đi trong mỗi giây để tạo ra được công suất nói trên.
Phương pháp giải:
Vận dụng công thức tính năng lượng nghỉ
Lời giải chi tiết:
Năng lượng của Mặt Trời trong 1 giây là: E = 4.1026 (J)
Khối lượng Mặt Trời mất đi trong mỗi giây là:
\(m = \frac{E}{{{c^2}}} = \frac{{{{4.10}^{26}}}}{{{{({{3.10}^8})}^2}}} = 4,{44.10^9}kg\)
Câu hỏi tr 101 CH
Trả lời câu hỏi trang 101 SGK Vật lí 12 Chân trời sáng tạo
Hãy ước lượng khối lượng riêng của hạt nhân \({}_6^{12}C\). Nhận xét.
Phương pháp giải:
Vận dụng công thức tính khối lượng riêng
Lời giải chi tiết:
mC = 12 (u) = 1,993.10-26 (kg)
rC = 1,2.10-15.A1/3 = 1,2.10-15.121/3 = 2,75.10-15 (m)
\({V_c} = \frac{4}{3}\pi {r^3} = \frac{4}{3}\pi {(2,{75.10^{ - 15}})^3} = 8,{71.10^{ - 44}}{m^3}\)
\( \to d = \frac{m}{V} = \frac{{1,{{993.10}^{ - 26}}}}{{8,{{71.10}^{ - 44}}}} = 2,{3.10^{17}}kg/{m^3}\)
Câu hỏi tr 102 CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 102 SGK Vật lí 12 Chân trời sáng tạo
Sử dụng hệ thức E = mc2 để xác định năng lượng của các hạt trong Bảng 15.1 theo đơn vị MeV và J.
Phương pháp giải:
Sử dụng hệ thức E = mc2
Lời giải chi tiết:
Hạt |
Kí hiệu |
Khối lượng (amu) |
Năng lượng (MeV) |
Năng lượng (J) |
Proton |
\({}_1^1H\) |
1,007276 |
938,28 |
1,51.10-10 |
Neutron |
\({}_0^1n\) |
1,008665 |
939,57 |
1,51.10-10 |
Carbon 12 |
\({}_6^{12}C\) |
11,996706 |
11174,93 |
1,79.10-9 |
Helium 4 |
\({}_2^4He\) |
4,001505 |
3727,4 |
5,98.10-10 |
Oxygen 16 |
\({}_8^{16}O\) |
15,990523 |
14895,17 |
2,39.10-9 |
Sodium 23 |
\({}_{11}^{23}Na\) |
22,983730 |
21409,34 |
2,68.10-8 |
Uranium 235 |
\({}_{92}^{235}U\) |
234,993422 |
218896,37 |
3,51.10-8 |
Câu hỏi tr 102 CH 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 102 SGK Vật lí 12 Chân trời sáng tạo
So sánh lực đẩy tĩnh điện và lực hấp dẫn giữa hai proton đặt cách nhau 1 fm. Biết rằng điện tích của proton là 1,6.10-19 C và lực hấp dẫn giữa hai proton ở khoảng cách 1 fm là 1,87.10-34 N
Phương pháp giải:
Vận dụng công thức tính lực điện
Lời giải chi tiết:
\({F_d} = k\frac{{{q_1}{q_2}}}{{{r^2}}} = {9.10^9}\frac{{{{(1,{{6.10}^{ - 19}})}^2}}}{{{{({{1.10}^{ - 15}})}^2}}} = 230,4N\)
→ Lực đẩy tĩnh điện lớn hơn rất nhiều so với lực hấp dẫn giữa hai proton cách nhau 1fm.
Câu hỏi tr 103 CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 103 SGK Vật lí 12 Chân trời sáng tạo
Tính độ hụt khối của hai hạt nhân bất kì được cho trong Bảng 15.1.
Phương pháp giải:
Vận dụng công thức tính độ hụt khối
Lời giải chi tiết:
∆mHe = (2.1,007276 + 2.1,008665) - 4,001505 = 0,030377 (amu)
∆mO = (8.1,007276 + 8.1,008665) - 15,990523 = 0,137005 (amu)
Câu hỏi tr 103 CH 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 103 SGK Vật lí 12 Chân trời sáng tạo
Tính năng lượng liên kết của hai hạt nhân bất kì được cho trong Bảng 15.1.
Phương pháp giải:
Vận dụng công thức tính năng lượng liên kết
Lời giải chi tiết:
Elk (He) = 0,030377.931,5 = 28,3 (MeV)
Elk (O) = 0,137005.931,5 = 127,62 (MeV)
Câu hỏi tr 104 CH
Trả lời câu hỏi trang 104 SGK Vật lí 12 Chân trời sáng tạo
Tính năng lượng liên kết riêng của các hạt nhân \({}_6^{12}C;{}_2^4He;{}_8^{16}O;{}_{92}^{235}U\)trong Bảng 15.1 và chỉ ra trong đó hạt nhân nào bền vững nhất và kém bền vững nhất.
Phương pháp giải:
Vận dụng công thức tính năng lượng liên kết riêng
Lời giải chi tiết:
\({E_{lkr}} = \frac{{{E_{lk}}}}{A} = \frac{{\Delta m{c^2}}}{A}\)
\({E_{lkr(C)}} = \frac{{\left( {\left( {6.1,007276 + 6.1,008665} \right) - 11,996706} \right).931,5}}{{12}} = 7,68MeV/nucleon\)
\({E_{lkr(He)}} = \frac{{\left( {\left( {2.1,007276 + 2.1,008665} \right) - 4,001505} \right).931,5}}{4} = 7,07MeV/nucleon\)
\({E_{lkr(O)}} = \frac{{\left( {\left( {8.1,007276 + 8.1,008665} \right) - 15,990523} \right).931,5}}{{16}} = 7,98MeV/nucleon\)
\({E_{lkr(U)}} = \frac{{\left( {\left( {92.1,007276 + 143.1,008665} \right) - 234,993422} \right).931,5}}{{235}} = 7,59MeV/nucleon\)
Hạt nhân bền vững nhất là \({}_8^{16}O\); Hạt nhân kém bền vững nhất là \({}_2^4He\)
Câu hỏi tr 104 LT
Trả lời câu hỏi luyện tập trang 104 SGK Vật lí 12 Chân trời sáng tạo
Hãy thảo luận và giải thích tại sao hạt nhân \({}_1^1H\) không xuất hiện trong Hình 15.2.
Phương pháp giải:
Dựa vào hình 15.2
Lời giải chi tiết:
Vì hạt nhân \({}_1^1H\) chỉ có duy nhất 1 proton nên không có năng lượng liên kết.
Câu hỏi tr 104 VD
Trả lời câu hỏi vận dụng trang 104 SGK Vật lí 12 Chân trời sáng tạo
a) Dựa vào Bảng 15.1, tính năng lượng liên kết và năng lượng liên kết riêng của hạt nhân \({}_{26}^{56}Fe\). Biết khối lượng của hạt nhân này là 55,934936 amu.
b) Từ kết quả câu a và Thảo luận 7, hãy so sánh mức độ bền vững của hạt nhân \({}_{26}^{56}Fe\) với các hạt nhân \({}_6^{12}C;{}_2^4He;{}_8^{16}O\) và \({}_{92}^{235}U\)
c) Kiểm tra kết quả cầu b dựa vào Hình 15.2.
Phương pháp giải:
Vận dụng công thức tính năng lượng liên kết, năng lượng liên kết riêng
Lời giải chi tiết:
a)
\({E_{lk}} = \Delta m{c^2} = \left( {\left( {26.1,007276 + 30.1,008665} \right) - 55,934936} \right).931,5 = 478,97MeV\)
\({E_{lkr}} = \frac{{{E_{lk}}}}{A} = \frac{{478,97}}{{56}} = 8,56MeV/nucleon\)
b) So sánh mức độ bền vững: Fe > O > C > U > He
c) Theo Hình 15.2, năng lượng liên kết riêng của Fe ≈ 8,8 MeV/nucleon
Bài tập Bài 1
Trả lời câu hỏi bài 1 trang 104 SGK Vật lí 12 Chân trời sáng tạo
Độ bền vững của hạt nhân phụ thuộc vào đại lượng vật lí nào?
A. Năng lượng liên kêt.
B. Năng lượng liên kết riêng.
C. Độ hụt khối.
D. Số khối và số neutron.
Phương pháp giải:
Vận dụng lí thuyết về năng lượng liên kết riêng
Lời giải chi tiết:
Độ bền vững của hạt nhân phụ thuộc vào năng lượng liên kết riêng
Đáp án B
Bài tập Bài 2
Trả lời câu hỏi bài 2 trang 104 SGK Vật lí 12 Chân trời sáng tạo
Dựa vào Bảng 15.1, tính độ hụt khối, năng lượng liên kết và năng lượng liên kết riêng của hạt nhân \({}_{82}^{206}Pb\). Biết khối lượng của hạt nhân này là 205,974466 amu.
Phương pháp giải:
Dựa vào Bảng 15.1
Lời giải chi tiết:
∆m = (82.1,007276 + 124.1,008665) - 205,974466 = 1,696626 (amu)
Elk = ∆mc2 = 1,696626.931,5 = 1580,41 (MeV)
\({E_{lkr}} = \frac{{{E_{lk}}}}{A} = \frac{{1580,41}}{{206}} = 7,67MeV/nucleon\)
- Bài 16. Phản ứng phân hạch, phản ứng nhiệt hạch và ứng dụng trang 105, 106, 107 Vật Lí 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 17. Hiện tượng phóng xạ trang 111, 112, 113 Vật Lí 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 18. An toàn phóng xạ trang 117, 118, 119 Vật Lí 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 14. Hạt nhân và mô hình nguyên tử trang 94, 95, 96 Vật Lí 12 Chân trời sáng tạo
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lí 12 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết An toàn phóng xạ - Vật lí 12 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Hiện tượng phóng xạ - Vật lí 12 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Phản ứng phân hạch, phản ứng nhiệt hạch và ứng dụng - Vật lí 12 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Năng lượng liên kết hạt nhân - Vật lí 12 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Hạt nhân và mô hình nguyên tử - Vật lí 12 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết An toàn phóng xạ - Vật lí 12 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Hiện tượng phóng xạ - Vật lí 12 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Phản ứng phân hạch, phản ứng nhiệt hạch và ứng dụng - Vật lí 12 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Năng lượng liên kết hạt nhân - Vật lí 12 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Hạt nhân và mô hình nguyên tử - Vật lí 12 Chân trời sáng tạo