Bài 2. Vấn đề an toàn trong Vật Lí trang 12, 13, 14 Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo>
Quan sát Hình 2.1, trình bày những hiểu biết của em về tác hại và lợi ích của chất phóng xạ. Từ đó, nêu những quy tắc an toàn khi làm việc với chất phóng xạ. Quan sát Hình 2.2 và chỉ ra những điểm không an toàn khi làm việc trong phòng thí nghiệm. Hãy nêu một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
Câu hỏi tr 12
Quan sát Hình 2.1, trình bày những hiểu biết của em về tác hại và lợi ích của chất phóng xạ. Từ đó, nêu những quy tắc an toàn khi làm việc với chất phóng xạ.
Phương pháp giải:
Tìm hiểu trên sách, báo, internet
Lời giải chi tiết:
Tác hại và lợi ích của chất phóng xạ:
- Tác hại: ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, có thể dẫn đến tử vong hoặc phơi nhiễm hay bị đầu độc
- Lợi ích: Các chất phóng xạ được ứng dụng rộng rãi trong đời sống
+ Sử dụng trong y học để chuẩn đoán hình ảnh và điều trị ung thư
+ Sử dụng trong nông nghiệp để tạo đột biến cải thiện giống cây trồng
+ Sử dụng trong công nghiệp để phát hiện các khiếm khuyết trong vật liệu
+ Sử dụng trong khảo cổ để xác định tuổi của các mẫu vật,...
Quy tắc an toàn khi làm việc với chất phóng xạ:
- Giảm thời gian tiếp xúc với nguồn phóng xạ
- Tăng khoảng cách từ ta đến nguồn phóng xạ
- Đảm bảo che chắn những cơ quan trọng yếu của cơ thể
Câu hỏi tr 13
Quan sát Hình 2.2 và chỉ ra những điểm không an toàn khi làm việc trong phòng thí nghiệm.
Phương pháp giải:
Quan sát hình vẽ
Lời giải chi tiết:
Những điểm không an toàn khi làm việc trong phòn thí nghiệm:
+ Người phụ nữ cầm dây điện không đúng cách, dễ dẫn đến bị giật khi dây điện hở
+ Người đàn ông tay ướt cầm vào dây điện cắm vào ổ điện => dễ bị điện giật
+ Trên bàn xuất hiện các vật dụng sắc nhọn như dao, dĩa => dễ gây nên thương tích
+ Người đàn ông không đeo kính bảo hộ
Câu hỏi tr 14 CH 3
Hãy nêu một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện.
Phương pháp giải:
Liên hệ thực tế
Lời giải chi tiết:
Một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện:
+ Trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ cá nhân
+ Giữ khoảng cách an toàn với nguồn điện
+ Tránh sử dụng các thiết bị điện khi đang sạc
+ Không dùng tay ướt hoặc nhiều mồ hôi khi sử dụng dây điện
+ Tránh xa nơi điện thế nguy hiểm
+ Lắp đặt vị trí cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ điện đúng quy định...
Câu hỏi tr 14 LT
Quan sát Hình 2.3, nêu ý nghĩa của mỗi biển báo cảnh báo và công dụng của mỗi trang thiết bị bảo hộ trong phòng thí nghiệm
Phương pháp giải:
Quan sát hình và tìm hiểu trên internet
Lời giải chi tiết:
Biển báo cảnh báo
Hình ảnh |
Ý nghĩa |
Chất dễ cháy, chất tự phản ứng, chất tự cháy, chất tự phát nhiệt |
|
Cảnh báo nguy cơ chất độc |
|
Điện áp cao nguy hiểm chết người |
|
Cảnh báo chất phóng xạ |
Công dụng của trang thiết bị bảo hộ
Hình ảnh |
Công dụng |
Bảo hộ cơ thể, chống hóa chất, chống nước |
|
Bảo vệ mắt khỏi những hóa chất độc hại và đảm bảo thị lực của người trong phòng thí nghiệm |
|
Chống hóa chất, chống khuẩn |
Câu hỏi tr 14 VD
Hãy thiết kế bảng hướng dẫn các quy tắc an toàn tại phòng thí nghiệm Vật lí
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đã học
Lời giải chi tiết:
Câu hỏi tr 14 BT 1
Tìm hiểu và trình bày những quy tắc an toàn đối với nhân viên làm việc liên quan đến phóng xạ.
Phương pháp giải:
Tìm hiểu thực tế, trên báo, trên internet
Lời giải chi tiết:
Những quy tắc an toàn đối với nhân viên làm việc liên quan đến phóng xạ
+ Giảm thời gian tiếp xúc với phóng xạ
+ Tăng khoảng cách từ cơ thể đến nguồn phóng xạ
+ Mặc đồ bảo hộ
Câu hỏi tr 14 BT 2
Trạm không gian quốc tế ISS có độ cao khoảng 400 km, trong khi bầu khí quyển có bề dày hơn 100 km. Trong trạm không gian có tình trạng mất trọng lượng, mọi vật tự do sẽ lơ lửng.
Hãy tìm hiểu các bất thường và nguy hiểm mà các nhà du hành làm việc lâu dài ở trong trạm có thể gặp phải
Phương pháp giải:
Tìm hiểu trên internet, sách báo
Lời giải chi tiết:
Các bất thường và nguy hiểm mà các nhà du hành có thể gặp phải:
+ Tổn thương não bộ
+ Khó đi lại
+ Mất trí nhớ
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lí 10 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 23. Định luật Hooke trang 140, 141, 142, 143 Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo
- Bài 22. Biến dạng của vật rắn. Đặc tính của lò xo trang 136, 137, 138, 139 Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo
- Bài 21. Động lực học của chuyển động tròn. Lực hướng tâm trang 131, 132, 133, 134 Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo
- Bài 20. Động học của chuyển động tròn trang 126, 127, 128, 129, 130 Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo
- Bài 19. Các loại va chạm trang 120, 121, 122, 123, 124, 125 Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo
- Bài 23. Định luật Hooke trang 140, 141, 142, 143 Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo
- Bài 22. Biến dạng của vật rắn. Đặc tính của lò xo trang 136, 137, 138, 139 Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo
- Bài 21. Động lực học của chuyển động tròn. Lực hướng tâm trang 131, 132, 133, 134 Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo
- Bài 20. Động học của chuyển động tròn trang 126, 127, 128, 129, 130 Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo
- Bài 19. Các loại va chạm trang 120, 121, 122, 123, 124, 125 Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo