Giải hoạt động trải nghiệm lớp 5 kết nối tri thức Chủ đề 1. Em lớn lên mỗi ngày trang 5, 6, 7 SGK Hoạt độ..

Tuần 3 trang 11, 12 SGK Hoạt động trải nghiệm 5 Kết nối tri thức


- Tham gia hoặc lắng nghe các tiết mục kể chuyện về chủ đề “Niềm vui nhân đôi, nỗi buồn chia nửa”.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

SHDC

Trả lời câu hỏi sinh hoạt dưới cờ trang 11 SGK HĐTN 5 Kết nối tri thức

- Tham gia hoặc lắng nghe các tiết mục kể chuyện về chủ đề “Niềm vui nhân đôi, nỗi buồn chia nửa”.

- Chia sẻ thông điệp em nhận được từ những câu chuyện.

 

Phương pháp giải:

Dự chào cờ đầu tuần của nhà trường

Lời giải chi tiết:

- Một số câu chuyện liên quan đến chủ đê “Niềm vui nhân đôi, nỗi buồn chia nửa” là:

CÂU CHUYỆN: TRỊ GIÁ HÓA ĐƠN BẰNG MỘT LY SỮA

Đây là câu chuyện có thật Dr. Howard Kelly là một nhà vật lý lỗi lạc, đã sáng lập ra Khoa Ung thư tại trường Đại học John Hopkins năm 1895.

Một cậu bé nghèo làm nghề bán hàng rong để kiếm tiền học. Ngày nọ nhận thấy mình chỉ còn mỗi một hào mà bụng đang đói, cậu định bụng sẽ sang nhà kế bên xin một bữa ăn. Một phụ nữ đẹp ra mở cửa. Bối rối truớc cuộc gặp gỡ không hẹn trước này thay vì ăn cậu xin uống. Người phụ nữ đoán ra cậu đang đói và mang đến cho cậu một ly sữa lớn. Cậu chầm chậm nhấp từng ngụm sữa rồi hỏi:

Cháu phải trả cho cô bao nhiêu ạ?

Người phụ nữ trả lời:

Cháu không nợ cô cái gì cả. Mẹ cô đã dạy không bao giờ nhận tiền trả cho lòng tốt.

Cậu bé cám kích đáp:

Cháu sẽ cảm ơn cô từ sâu thẳm trái tim cháu!

Khi ra đi cậu cảm thấy khoẻ khoắn hơn và niềm tin của cậu vào con người cũng mãnh liệt hơn. Trước đó cậu gần như muốn đầu hàng trước số phận.

Nhiều năm sau đó người phụ nữ bị ốm nặng. Các bác sĩ địa phương đều bó tay. Họ chuyển bà đến một thành phố lớn và tiến sĩ Howard Kelly được mời đến thăm khám. Khi ông nghe tên thị trấn nơi người phụ nữ ở, một tia sáng ánh lên trong mắt ông. Ngay lập tức ông khoác áo choàng và đi tới phòng bệnh Người phụ nữ ở. Ông nhận ra được ngay ân nhân của mình năm xưa. Quay về phòng hội chẩn, ông quyết định dốc hết sức để cứu bệnh nhân này. Và cuối cùng nỗ lực của ông đã được đền đáp.

Tiến sĩ Howard Kelly đề nghị phòng y vụ chuyển cho ông hoá đơn viện phí của ân nhân. Ông viết vài chữ bên lề của tờ hoá đơn và cho chuyển nó đến người phụ nữ. Bà nhìn tờ hoá đơn và biết rằng sẽ phải thanh toán nó hết đời mới xong. Bỗng nhiên có cái gì đó khiến bà chú ý và bà đọc những dòng chữ này:

"Trị giá hoá đơn bằng một ly sữa. "

Ký tên: Tiến sĩ Howard Kelly

Nước mắt vui mừng cứ thế dâng trào và lời từ trái tim bà ấy thốt lên trong nước mắt: "Cám ơn ông!."

CÂU CHUYỆN: MỘT CÁI CẦM TAY YÊU THƯƠNG

Có một câu chuyện kể rằng một cô gái đi trên đường bất chợt gặp một người ăn xin. Thương cho ông lão đã già mà vẫn phải sống cơ cực, nghèo khổ, cô muốn gửi cho ông mọt chút gì đó để cho ông đỡ vất vả. Tuy nhiên khi lục lọi khắp người, cô lại không tìm thấy gì để có thể cho ông lão. Cảm thấy áy náy, cô lại gần và cầm tay ông lão, xin lỗi ông vì không có gì cho ông. Nhưng thật bất ngờ, ông cụ đã nói rằng: “Cháu đã cho ông rất nhiều rồi”. “Hạnh phúc là một cái rất kì lạ mà người ta chỉ nhận được khi đem nó cho người khác”, và thứ mà cô gái đã trao cho ông lão, có lẽ ở đây ai cũng hiểu, đó chính là niềm hạnh phúc, là hơi ấm của tình người. Tình thương của cô đã giúp cho ổng lão cảm thấy hạnh phúc hơn trong cuộc sống. Chính bản thân cô cũng phần nào cảm thấy ấm lòng vì thấy việc mình làm phần nào cũng đem lại giá trị cho người khác.

- Thông điệp từ những câu chuyện: Mỗi chúng ta cần học cách biết yêu thương và chia sẻ lẫn nhau.

HĐ 1

Trả lời câu hỏi hoạt động 1 trang 11 SGK HĐTN 5 Kết nối tri thức

Nhận diện các cách cân bằng cảm xúc

- Kể về một cảm xúc mình từng trải qua và gọi tên cảm xúc đó.

- Chia sẻ lí do phải cân bằng cảm xúc

- Thảo luận về các cách cân bằng cảm xúc.

Phương pháp giải:

Nhận diện các cách cân bằng cảm xúc

Lời giải chi tiết:

- Một cảm xúc mình từng trải qua và gọi tên cảm xúc đó:

Ví dụ: Hai bạn Tuấn và Nam rượt đuổi nhau, xô em té ngã ở sân trường => Cảm xúc tức giận.

- Lí do cần phải cân bằng cảm xúc: Giúp chúng ta duy trì sự cân bằng trong cuộc sống. Thay vì bị cuốn vào những cảm xúc tiêu cực, chúng ta cần có khả năng giữ cho tâm trạng và tinh thần của mình ổn định trong mọi tình huống. Điều này giúp chúng ta đối mặt và vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh và tự tin.

- Cách cân bằng cảm xúc:

+ Hít thở sâu để lấy lại bình tĩnh

+ Điều chỉnh suy nghĩ cho tích cực

+ Tâm sự, chia sẻ với người tin cậy để giải tỏa cảm xúc.

+ Đặt mình vào vị trí người khác để thông cảm.

+ Viết vào nhật kí những vấn đề khiến mình bức xúc…

HĐ 2

Trả lời câu hỏi hoạt động 2 trang 12 SGK HĐTN 5 Kết nối tri thức

Lựa chọn cách cân bằng cảm xúc phù hợp

- Mô tả một tình huống cụ thể cần cân bằng cảm xúc.

- Lựa chọn cách cân bằng cảm xúc phù hợp trong tình huống đó.

- Nhận xét về hiệu quả của các cách cân bằng cảm xúc.

Phương pháp giải:

Lựa chọn cách cân bằng cảm xúc phù hợp

Lời giải chi tiết:

- Tình huống: Tuấn chạy vội ra sân làm rơi và gãy hết hộp bút sáp màu mẹ mới mua sáng nay cho em.

- Cách cân bằng cảm xúc: 

+ Hít thở sâu để lấy lại bình tĩnh.

+ Đặt mình vào vị trí người khác để thông cảm.

- Nhận xét về hiệu quả của các cách cân bằng cảm xúc:

+ Hít thở sâu để lấy lại bình tĩnh – Giúp em điềm tĩnh lại, không nóng vội, vồ vập, cẩn thận suy xét lại sự việc và đưa ra hướng giải quyết tốt nhất.

+ Đặt mình vào vị trí người khác để thông cảm – Giúp em nhận biết và hiểu được cảm xúc của họ.

SHL CH 1

Trả lời câu hỏi sinh hoạt lớp 1 trang 12 SGK HĐTN 5 Kết nối tri thức

Chia sẻ kết quả vận dụng cách cân bằng cảm xúc trong thực tế

- Kể cho các bạn nghe về kết quả vận dụng cách cân băng cảm xúc vào thực tế.

- Bày tỏ suy nghĩ của em khi vận dụng cách cân bằng cảm xúc hiệu quả.

Phương pháp giải:

Chia sẻ kết quả vận dụng cách cân bằng cảm xúc trong thực tế

Lời giải chi tiết:

- Khi vận dụng cách cân bằng cảm xúc vào thực tế giúp em có thể xử lí mọi việc nhanh hơn, hiệu quả hơn. Hơn hết không gây mâu thuẫn, ẩu đả với người khác, tất cả đêu được xử lí trong êm đẹp.

- Em cảm thấy rất vui và thích thú khi áp dụng được cách cân bằng cảm xúc vào cuộc sống. Nó thực sự rất cần đối với mỗi người.

SHL CH 2

Trả lời câu hỏi sinh hoạt lớp 2 trang 12 SGK HĐTN 5 Kết nối tri thức

Sắm vai nhân vật để thực hành cân băng cảm xúc

- Xem một đoạn phim hoặc đọc một cuốn truyện tranh có những tình huống khiến nhân vật mất cân bằng cảm xúc.

- Sắm vai nhân vật để diễn tả các tình huống đó.

- Vận dụng những cách cân bằng cảm xúc mà em biết để xử lí tình huống đó.

Phương pháp giải:

Sắm vai nhân vật để thực hành cân băng cảm xúc

Lời giải chi tiết:

- Tình huống giả định:

Vừa đi học về đến nhà, mẹ vừa chạy ra hỏi em: 

- Con lấy tiền trong túi của mẹ đúng không? Hôm qua mẹ còn thấy trong túi nhưng hôm nay mẹ không thấy, chỉ có con chứ không ai lấy cả.

Mình ngơ ngác trả lời: 

- Dạ con có biết tiền nào đâu ạ. Mẹ trách nhầm con rồi.

Mẹ đáp lại: Chỉ có con thôi, đừng chối nữa, trả mẹ nhanh để mẹ còn thanh toán điện nước tháng này.

- Để cân băng cảm xúc cho tình huống trên, mình đã áp dụng các cách:

+ Hít thở sâu để lấy lại bình tĩnh.

+ Tâm sự, chia sẻ với bố để bố hiểu và mình cũng giải tỏa cảm xúc.

+ Viết vào nhật kí sự việc mẹ đổ lỗi cho mình lấy tiền ngày hôm nay.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí