Tuần 12 trang 37, 38, 39 SGK Hoạt động trải nghiệm 5 Cánh diều>
Tham gia hội diễn văn nghệ về chủ đề Tri ân người gieo hạt
SHDC
Trả lời câu hỏi sinh hoạt dưới cờ trang 37 SGK HĐTN 5 Cánh diều
* Tham gia hội diễn văn nghệ về chủ đề Tri ân người gieo hạt
* Nói lời tri ân và chúc mừng thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
Phương pháp giải:
HS tích cực tham gia hội diễn văn nghệ, nói lời tri ân và chúc mừng thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
Lời giải chi tiết:
1. HS tích cực tham gia hội diễn văn nghệ về chủ đề Tri ân người gieo hạt: tiết mục múa tập thể Người gieo mầm xanh
2. Nói lời tri ân và chúc mừng thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 em kính chúc thầy có thật nhiều niềm vui, sức khoẻ, chúc cho thầy luôn vững tin và thành công trên sự nghiệp trồng người.
HĐ 1
Trả lời câu hỏi hoạt động 1 trang 37 SGK HĐTN 5 Cánh diều
Tìm hiểu cách thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn
* Trao đổi về những cách thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn
* Làm sản phẩm thể hiện những cách thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn theo một trong các hình thức: sơ đồ tư duy, tranh vẽ, bài viết,..
* Giới thiệu sản phẩm trước lớp
Phương pháp giải:
HS liên hệ bản thân để tìm hiểu và thực hành cách thiết hiểm khi gặp hỏa hoạn
Lời giải chi tiết:
Tìm hiểu cách thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn
* Trao đổi về những cách thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn
- Dùng khăn thấm nước che kín vùng mũi, miệng
- Cúi thấp người hoặc bò sát mặt đất trên đường di chuyển để thoát khỏi đám cháy
- Di chuyển bằng cầu thang bộ, tuyệt đối không vào thang máy
- Nếu quần áo bị bén lửa, cần nằm ngay xuống đất và lăn qua lăn lại..
* Làm sản phẩm thể hiện những cách thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn theo một trong các hình thức: sơ đồ tư duy, tranh vẽ, bài viết,..
* HS tự giới thiệu sản phẩm trước lớp
HĐ 2
Trả lời câu hỏi hoạt động 2 trang 38 SGK HĐTN 5 Cánh diều
Thực hành cách thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn
* Quan sát và lắng nghe hướng dẫn cách thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn
* Thực hành thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn theo nhóm
* Nhận xét về phần thực hành của các nhóm
* Nêu những điều cần lưu ý về cách thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn
Phương pháp giải:
HS liên hệ bản thân để tìm hiểu và thực hành cách thiết hiểm khi gặp hỏa hoạn
Lời giải chi tiết:
Thực hành cách thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn
* Quan sát và lắng nghe hướng dẫn cách thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn
* Thực hành thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn theo nhóm
* Nhận xét về phần thực hành của các nhóm: Các thành viên trong nhóm đã rất bình tĩnh và cố gắng phối hợp tốt để có thể thoát khỏi đám cháy
* Nêu những điều cần lưu ý về cách thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn
- Cần bình tĩnh gọi điện vào số 114 và nhanh chóng di chuyển khỏi đám cháy theo hướng dẫn của lực lượng cứu hộ phòng cháy chữa cháy
- Khi xảy ra hỏa hoạn ở nhà cao tầng, bạn cần di chuyển ra ngoài ban công, cửa sổ và gọi to để cầu cứu. Bên cạnh đó, để thu hút sự chú ý từ mọi người, hãy dùng khăn, áo, mũ màu sắc nổi bật để vừa hô cứu vừa ra hiệu
- Cúi thấp người hoặc bò sát mặt đất trên đường di chuyển để thoát khỏi đám cháy
- Di chuyển bằng cầu thang bộ, tuyệt đối không vào thang máy…
HĐTN
Trả lời câu hỏi hoạt động tiếp nối trang 38 SGK HĐTN 5 Cánh diều
Trao đổi với người thân về những cách thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn
Phương pháp giải:
HS liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập trên
Lời giải chi tiết:
HS tự thực hiện trao đổi với người thân về những cách thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn
SHL
Trả lời câu hỏi sinh hoạt lớp trang 39 SGK HĐTN 5 Cánh diều
* Nghe hướng dẫn cách sử dụng bình cứu hỏa
* Thực hành sử dụng bình cứu hỏa dưới sự hướng dẫn của thầy cô hoặc chuyên gia phòng cháy chữa cháy
* Thảo luận về những lưu ý khi sử dụng bình cứu hỏa
Phương pháp giải:
HS nghe hướng dẫn, thực hành sử dụng và Thảo luận về những lưu ý khi sử dụng bình cứu hỏa
Lời giải chi tiết:
* HS tích cực lắng nghe hướng dẫn cách sử dụng bình cứu hỏa
* Thực hành sử dụng bình cứu hỏa dưới sự hướng dẫn của thầy cô hoặc chuyên gia phòng cháy chữa cháy
Bước 1: Đặt bình cứu hỏa xuống đất, dùng ngón tay rút chốt an toàn
Bước 2: Xác định rõ vật đang cháy, đứng cách đám cháy một khoảng từ 1,5 – 2 mét.
Bước 3: Tay nghịch giữ lấy thân bình chữa lửa, hướng bình xịt về phía đám cháy. Tay thuận bóp chặt van bình để phun CO2 vào đám cháy.
Bước 4: Vòi hướng thẳng bình xịt về phía đám cháy.
* Thảo luận về những lưu ý khi sử dụng bình cứu hỏa
- Chữa cháy theo hướng quay lưng lại lối thoát.
- Trong quá trình chữa cháy, tuyệt đối không dùng tay cầm trực tiếp phần vòi xịt, không phun CO2 vào người vì CO2 rất lạnh, có thê gây bỏng.
- Bình chữa cháy phải được đặt ở những nơi râm mát và dễ lấy thuận tiện khi sử dụng
- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng nếu thấy các bộ phận bình hỏng hóc: loa phun, vòi phun, van, khóa
- Khi chữa cháy cần đưa bình chữa cháy co2 tiếp cận gần đám cháy. Bởi vì tầm phun của bình rất hạn chế.
TĐG
Trả lời câu hỏi tự đánh giá trang 39 SGK HĐTN 5 Cánh diều
Phương pháp giải:
HS dựa vào các hành động để đánh giá kết quả học được từng chủ đề theo các mức độ
Lời giải chi tiết:
Đánh giá theo mức độ:
- Hoàn thành tốt: 3/3
- Hoàn thành: 2/3
- Chưa hoàn thành: 1/3
Các bài khác cùng chuyên mục
- Tuần 35 trang 100, 101, 102 SGK Hoạt động trải nghiệm 5 Cánh diều
- Tuần 34 trang 97, 98, 99 SGK Hoạt động trải nghiệm 5 Cánh diều
- Tuần 33 trang 94, 95 SGK Hoạt động trải nghiệm 5 Cánh diều
- Tuần 32 trang 91, 92, 93 SGK Hoạt động trải nghiệm 5 Cánh diều
- Tuần 31 trang 89, 90 SGK Hoạt động trải nghiệm 5 Cánh diều
- Tuần 35 trang 100, 101, 102 SGK Hoạt động trải nghiệm 5 Cánh diều
- Tuần 34 trang 97, 98, 99 SGK Hoạt động trải nghiệm 5 Cánh diều
- Tuần 33 trang 94, 95 SGK Hoạt động trải nghiệm 5 Cánh diều
- Tuần 32 trang 91, 92, 93 SGK Hoạt động trải nghiệm 5 Cánh diều
- Tuần 31 trang 89, 90 SGK Hoạt động trải nghiệm 5 Cánh diều