Bài 1. Mô hình động học phân tử chất khí trang 22, 23, 24 SBT Vật lí 12 Cánh diều>
Khi quan sát các hạt khỏi chuyển động lơ lửng trong không khí thì
2.1
Khi quan sát các hạt khỏi chuyển động lơ lửng trong không khí thì
A. chuyển động của các phân tử không khí được gọi là chuyển động Brown.
B. chuyển động của các hạt khói được gọi là chuyển động Brown.
C. chuyển động của cả các hạt khói và các phân tử không khí đều được gọi là chuyển động Brown.
D. chuyển động chậm của các hạt khói được gọi là chuyển động Brown, chuyển động nhanh của chúng được gọi là chuyển động của phân tử.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về mô hình động học phân tử chất khí
Lời giải chi tiết:
Khi quan sát các hạt khỏi chuyển động lơ lửng trong không khí thì chuyển động của các hạt khói được gọi là chuyển động Brown.
Đáp án: B
2.2
Đặc điểm nào không phải là của phân tử chất khí?
A. Chuyển động không ngừng
B. Có lúc chuyển động nhanh, có lúc chuyển động chậm.
C. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của chất khí càng cao.
D. Chuyển động nhanh dần đến khi các phân tử tụ lại một điểm.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về mô hình động học phân tử chất khí
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm nào của phân tử chất khí là: chuyển động không ngừng, có lúc chuyển động nhanh, có lúc chuyển động chậm, chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của chất khí càng cao.
Đáp án: D
2.3
Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
a) Các phân tử chất khí chuyển động hỗn loạn, không ngừng.
b) Các phân tử chất khí chuyển động xung quanh các vị trí cân bằng cố định.
c) Các phân tử chất khí hoàn toàn không va chạm với nhau.
d) Các phân tử chất khí gây ra áp suất khi va chạm với thành bình chứa.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về mô hình động học phân tử chất khí
Lời giải chi tiết:
a) Đúng
b) Sai. Các phân tử chất khí chuyển động hỗn loạn, không ngừng
c) Sai. Khi chuyển động hỗn loạn, các phân tử chất khí va chạm vào nhau và va chạm vào thành bình gây áp suất lên thành bình
d) Đúng
2.4
Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
a) Khoảng cách giữa các phân tử khí lí tưởng rất lớn so với kích thước mỗi phân tử nên có thể bỏ qua kích thước của chúng.
b) Khi không va chạm, có thể bỏ qua lực tương tác giữa các phân tử khí lí tưởng.
c) Các phân tử khí lí tưởng luôn chuyển động thẳng đều.
d) Khi va chạm với thành bình chứa, phân tử khí lí tưởng truyền động lượng cho thành bình và dừng lại.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về mô hình động học phân tử chất khí
Lời giải chi tiết:
a) Đúng
b) Đúng
c) Sai. Các phân tử chất khí chuyển động hỗn loạn, không ngừng
d) Sai. Khi chuyển động hỗn loạn, các phân tử chất khí va chạm vào nhau và va chạm vào thành bình gây áp suất lên thành bình
2.5
Điền câu trả lời ngắn vào chỗ trống:
Do các phân tử chất khí chuyển động hỗn độn không ngừng nên một lượng khí bất kì sẽ luôn chiếm toàn bộ ..... của bình kín.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về mô hình động học phân tử chất khí
Lời giải chi tiết:
Thể tích
2.6
Một phân tử khí lí tưởng đang chuyển động qua tâm một bình cầu có đường kính 0,10 m. Số lần phân tử này va chạm vào thành bình chứa trong mỗi giây là 4 000 lần. Coi rằng phân tử này chỉ va chạm với thành bình và tốc độ của phân tử là không đổi sau mỗi va chạm. Hãy ước lượng tốc độ chuyển động của phân tử khí trong bình.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về mô hình động học phân tử chất khí
Lời giải chi tiết:
Tốc độ chuyển động của phân tử khí trong bình là: \(v = \frac{s}{t} = \frac{{4000.0,1}}{1} = 400(m/s)\)
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 3. Phóng xạ trang 52, 53, 54 SBT Vật lí 12 Cánh diều
- Bài 2. Năng lượng hạt nhân trang 49, 50, 51 SBT Vật lí 12 Cánh diều
- Bài 1. Cấu trúc hạt nhân trang 43, 44, 45 SBT Vật lí 12 Cánh diều
- Bài 4. Đại cương về dòng điện xoay chiều trang 41, 42 SBT Vật lí 12 Cánh diều
- Bài 3. Cảm ứng điện từ trang 37, 38, 39 SBT Vật lí 12 Cánh diều
- Bài 3. Phóng xạ trang 52, 53, 54 SBT Vật lí 12 Cánh diều
- Bài 2. Năng lượng hạt nhân trang 49, 50, 51 SBT Vật lí 12 Cánh diều
- Bài 1. Cấu trúc hạt nhân trang 43, 44, 45 SBT Vật lí 12 Cánh diều
- Bài 4. Đại cương về dòng điện xoay chiều trang 41, 42 SBT Vật lí 12 Cánh diều
- Bài 3. Cảm ứng điện từ trang 37, 38, 39 SBT Vật lí 12 Cánh diều