Phần III. Trình bày, giới thiệu một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết - Cánh diều>
Hãy trình bày, giới thiệu một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết mà em đã lựa chọn để đọc và viết bài giới thiệu ở trên (có thể lựa chọn hình thực giới thiệu theo cá nhân hoặc theo nhóm).
Đề bài
Bài tập thực hành (trang 67, Sách chuyên đề học tập Ngữ văn 10 ):
Đề bài: Hãy trình bày, giới thiệu một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết mà em đã lựa chọn để đọc và viết bài giới thiệu ở trên (có thể lựa chọn hình thực giới thiệu theo cá nhân hoặc theo nhóm).
Phương pháp giải - Xem chi tiết
- Lựa chọn tập thơ, tập truyện hoặc tiểu thuyết để trình bày, giới thiệu
- Xác định đối tượng, không gian, thời gian và cách thức trình bày, giới thiệu
- Chuẩn bị các phương tiện cho bài thuyết trình
- Tìm ý và lập dàn ý, xây dựng kịch bản cho bài thuyết trình giới thiệu.
- Trình bày ,giới thiệu rồi chỉnh sửa
Lời giải chi tiết
Truyện ngắn "Trong lòng mẹ" được trích trong tập hồi kí "Những ngày thơ ấu" của Nguyên Hồng.
Trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, với ngòi bút nhân đạo cao cả, Nguyên Hồng được mệnh danh là nhà văn của phụ nữ, trẻ em và những người cùng khổ. Một trong những tác phẩm nổi tiếng đã đưa ông lên đỉnh cao của sự nghiệp văn học là tiểu thuyết “Những ngày thơ ấu”. Đoạn trích Trong lòng mẹ được xem là đoạn trích tiêu biểu của tác phẩm đó viết về những năm tháng tuổi thơ đầy khổ cực, đắng cay của chính tác giả.
Nhà văn Nguyên Hồng sinh năm 1918 tại Nam Định. Ông có tuổi thơ thiếu thốn tình cảm và vật chất, sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh bất hạnh. Ông mồ côi cha từ nhỏ, phải sống với những người cô ruột cay nghiệt. Ngay từ khi còn bé, Nguyên Hồng đã phải lưu lạc, bôn ba cùng mẹ đi khắp nơi để bán hàng kiếm sống. Ông bắt đầu sự nghiệp viết văn của mình vào năm 1936 với tác phẩm "Linh hồn". Năm 1937, ông được nhiều người biết đến với tác phẩm được xem như đỉnh cao sự nghiệp là "Bỉ vỏ". Từ năm 1936 đến năm 1939, Nguyên Hồng tham gia kháng chiến và gặp rất nhiều những biến động trong cuộc sống. Cuốn tiểu thuyết cuối cùng mà ông viết là "Núi rừng Yên Thế". Nguyên Hồng mất năm 1982, đến năm 1996, ông vinh dự được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Nhiều độc giả đã từng nhận định Nguyên Hồng như một nhà văn của những người cùng khổ và hầu hết những tác phẩm ông viết đều thấm đượm tinh thần nhân văn, chất nhân đạo chan chứa trên đầu bút. Thế giới nhân vật trong những tác phẩm của Nguyên Hồng là những con người nghèo khổ, bất hạnh, cùng cực, vấp phải nhiều những biến cố trong cuộc sống. Thế nhưng, đằng sau những hoàn cảnh ấy lại là những con người với tâm hồn cao đẹp, phẩm chất cao đẹp và sống một cuộc đời cao đẹp. Nguyên Hồng khai thác chất liệu từ hiện thực xã hội và đem nó vào những trang văn của mình một cách hết sức dung dị, đời thường. Cách viết của ông cũng vô cùng chân thực, bình dị và rất đời. Những trang văn của tác giả cứ thế đi sâu vào lòng người đọc với những cảm xúc rất đỗi tự nhiên.
Văn bản Trong lòng mẹ được trích trong tập hồi kí Những ngày thơ ấu, viết về tuổi thơ nhiều cực khổ, bất hạnh của chính Nguyên Hồng. Qua dòng tâm sự của chú bé Hồng, ta thấy hiện lên một xã hội với nhiều cạm bẫy, những sự thờ ơ, vô cảm đến lạnh lùng mà người đọc cảm nhận được. Ở xã hội đó, tình máu mủ ruột thịt cũng không còn có giá trị. Đó là câu chuyện cảm động về chú bé Hồng, một chú bé yêu thương mẹ đến vô cùng. Mặc dù phải xa mẹ trong khoảng thời gian rất dài nhưng chú bé luôn giữ trong tâm trí của mình hình ảnh người mẹ kính mến và vô cùng yêu thương cậu. Cậu bảo vệ mẹ đến cùng trước sự vô cảm của người thân, sự dè bỉu của mọi người xung quanh. Để rồi cuối văn bản là sự hạnh phúc vỡ òa vui sướng khi cậu bé được gặp người mẹ của mình. Đoạn trích thể hiện rõ đặc sắc nghệ thuật trong cách viết của nhà văn Nguyên Hồng, đó là ngòi bút giàu chất trữ tình với những cảm xúc rất đỗi dung dị, ngọt ngào, tha thiết trong dòng cảm xúc của một cậu bé.
Tác giả Nguyên Hồng cùng với những tác phẩm của mình sẽ còn mãi trong tâm trí của người đọc. Đoạn trích Trong lòng mẹ nói riêng hay những tác phẩm của nhà văn nói chung luôn là những viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Phần III. Trình bày, giới thiệu một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết - Cánh diều
- Phần II. Viết bài giới thiệu một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết - Cánh diều
- Phần I. Phương pháp đọc một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết - Cánh diều
- Phần III. Thực hành sân khấu hóa tác phẩm văn học - Cánh diều
- Phần II.Quy trình sân khấu hóa tác phẩm văn học - Cánh diều
- Phần III. Trình bày, giới thiệu một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết - Cánh diều
- Phần II. Viết bài giới thiệu một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết - Cánh diều
- Phần I. Phương pháp đọc một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết - Cánh diều
- Phần III. Thực hành sân khấu hóa tác phẩm văn học - Cánh diều
- Phần II.Quy trình sân khấu hóa tác phẩm văn học - Cánh diều