Giải phần II. Tổ chức sự kiện - KNTT>
Chọn một tập thơ, lập đề cương bài giới thiệu và tập trình bày trước nhóm bạn cùng lớp. Chọn một tập truyện ngắn hoặc một cuốn tiểu thuyết để tổ chức một buổi giới thiệu. Phân công các thành viên trong nhóm đảm nhiệm từng khâu (viết kịch bản dẫn chương trình), thiết kế sân khấu, áp phích, làm đề cương trình bày bài nói). Đưa sản phẩm mà các thành viên đã chuẩn bị ra trước nhóm để cùng trao đổi, thảo luận.
II. Tổ chức sự kiện Câu 1
Chọn một tập thơ, lập đề cương bài giới thiệu và tập trình bày trước nhóm bạn cùng lớp.
Phương pháp giải:
- Học sinh tự tìm chọn một tập thơ, lập đề cương và giới thiệu trước nhóm bạn trước lớp
- Tham khảo bài tập dưới đây
Lời giải chi tiết:
Giới thiệu về tập “Truyện Kiều” của Nguyễn Du
Truyện Kiều là một trong những kiệt tác hàng đầu của văn học dân tộc ở mọi thời đại, kết tinh nhiều giá trị vĩnh cửu. Truyện được sáng tác bởi Nguyễn Du - đại thi hào của dân tộc.
Nguyễn Du dựa vào cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, đời Thanh ở Trung Quốc để sáng tạo ra Truyện Kiều. Truyện gồm 3254 câu thơ lục bát, là kiệt tác số một của nền thơ ca cổ điển Việt Nam.
Cốt truyện xoay quanh câu chuyện về một gia đình sống ở đời Minh bên Trung Quốc. Vào thời kì đó, có gia đình Vương Viên ngoại sinh thành được ba người con: Thúy Kiều, Thúy Vân, Vương Quan. Hai chị em Kiều nhan sắc tuyệt trần, riêng Kiều còn có tài thi họa, ca, ngâm. Nhân ngày hội Đạp Thanh, ba chị em Kiều đi chơi xuân, gặp một văn nhân tên là Kim Trọng. Kim - Kiều “Tình trong như đã mặt ngoài còn e”. Kim Trọng tìm cách gặp gỡ Kiều, nhờ cành kim thoa mà hai người ước hẹn, thề nguyền dưới trăng: “Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương”. Khi Kim Trọng về Liễu Dương hộ tang chú, gia đình Kiều gặp tai biến, Kiều phải bán mình cho Mã Giám Sinh để lấy tiền chuộc cha. Nàng trao duyên cho Thúy Vân rồi theo họ Mã về Lâm Truy. Kiều mắc lừa Sở Khanh, bị Tú Bà làm nhục Kiều vào lầu xanh lần thứ nhất. Kiều được Thúc Sinh chuộc ra lấy làm vợ lẽ. Hoạn Thư đánh ghen. Kiều bỏ trốn khỏi nhà Hoạn Thư, lại rơi vào tay Bạc Bà, Bạc Hạnh. Kiều vào lầu xanh lần thứ hai tại Châu Thai. Kiều được Từ Hải chuộc, lấy Từ Hải và trở thành mệnh phụ phu nhân. Kiều báo ân báo oán. Kiều và Từ Hải mắc lừa Hồ Tôn Hiến. Từ Hải bị giết chết, Kiều bị ép lấy viên thổ quan, nàng nhảy xuống sông Tiền Đường tự vẫn nhưng được cứu thoát rồi đi tu.
Kim Trọng trở lại vườn Thúy, kết duyên với Thúy Vân. Kim Trọng và Vương Quan thi đỗ được bổ làm quan. Cả gia đình qua sông Tiền Đường may mắn gặp Vãi Giác Duyên, tìm đến ngôi chùa Kiều đi tu. Kiều gặp lại cha mẹ, hai em và chàng Kim sau 15 năm trời lưu biệt.
Truyện có giá trị nội dung hết sức sâu sắc. Đó là giá trị tố cáo hiện thực, lêu án xã hội phong kiến thối nát, những thế lực hắc ám tàn bạo, dã man đã chà đạp lên quyền sống và hạnh phúc con người như bọn quan lại tham ô thối nát, bọn buôn thịt bán người, bọn ma cô lưu manh tàn ác; lên án mặt trái của đồng tiền hôi tanh...
Giá trị nhân đạo của truyện thể hiện ở việc xót thương cho nỗi đau khổ của con người tài sắc bị dập vùi, nói lên ước mơ về hạnh phúc, tự do và công bằng, đề cao quyền sống của con người...
Nguyễn Du còn thể hiện nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc, tạo ra những mẫu người với những tính cách tiêu biểu cho cái đẹp, cái xấu, cái thiện, cái ác... trong xã hội phong kiến suy tàn, thối nát. Bên cạnh đó là nghệ thuật tự sự hấp dẫn, cảm động, tạo ra những tình huống, những bi kịch. Lúc miêu tả, lúc tả cảnh ngụ tình, lúc đối thoại, câu chuyện về nàng Kiều diễn biến qua trên ba nghìn câu thơ liền mạch.
Trong ngôn ngữ thi ca, Nguyễn Du đã kết hợp tài tình giữa ngôn ngữ bác học, sử dụng điển tích, thi liệu văn học cổ Trung Hoa với ca dao, tục ngữ. thành ngữ... nâng lên thành một ngôn ngữ văn chương trong sáng, trau chuốt, mượt mà, mẫu mực. Cho đến nay chưa có nhà thơ Việt Nam nào viết thơ lục bát trên ba nghìn câu hay bằng Nguyễn Du Truyện Kiều xứng đáng là “tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày” (Tố Hữu).
Truyện Kiều đã được nhiều độc giả trong và ngoài nước biết đến, nó được liệt vào hàng những tác phẩm còn sống mãi với thời gian và tên tuổi của Nguyễn Du vì thế mà cũng không còn giới hạn ở trong nước nữa.
Câu 2
Chọn một tập truyện ngắn hoặc một cuốn tiểu thuyết để tổ chức một buổi giới thiệu. Phân công các thành viên trong nhóm đảm nhiệm từng khâu (viết kịch bản dẫn chương trình), thiết kế sân khấu, áp phích, làm đề cương trình bày bài nói. Đưa sản phẩm mà các thành viên đã chuẩn bị ra trước nhóm để cùng trao đổi, thảo luận.
Phương pháp giải:
- Học sinh tự tìm chọn một tập thơ, lập đề cương và phân công các thành viên trong nhóm đảm nhiệm từng công việc
- Đưa sản phẩm mà các thành viên đã chuẩn bị lên để cùng trao đổi
Lời giải chi tiết:
Giới thiệu về truyện ngắn Chí Phèo
Chí Phèo là một truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Nam Cao viết vào tháng 2 năm 1941. Chí Phèo là một tác phẩm xuất sắc, thể hiện nghệ thuật viết truyện độc đáo của Nam Cao, đồng thời là một tấn bi kịch của một người nông dân nghèo bị tha hóa trong xã hội. Hiện nay, truyện đã được đưa vào sách giáo khoa Ngữ Văn 11, tập 1. Chí Phèo cũng là tên nhân vật chính của truyện.
Truyện ngắn Chí Phèo, nguyên có tên là Cái lò gạch cũ; khi in thành sách lần đầu năm 1941, Nhà Xuất bản Đời mới – Hà Nội tự ý đổi tên là Đôi lứa xứng đôi. Đến khi in lại trong Tập Luống cày (do Hội Văn hóa cứu quốc xuất bản, Hà Nội, 1946), Nam Cao đặt lại tên là Chí Phèo.
Chí Phèo – Với những tình tiết hấp hẫn Nam Cao đã đưa người đọc tái hiện bức tranh chân thực nông thôn Việt Nam trước 1945, nghèo đói, xơ xác trên con đường phá sản, bần cùng, hết sức thê thảm, người nông dân bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa.
Nam Cao không hề bôi nhọ người nông dân, trái lại nhà văn đi sâu vào nội tâm nhân vật để khẳng định nhân phẩm và bản chất lương thiện ngay cả khi bị vùi dập, cướp mất cả nhân hình, nhân tính của người nông dân, đồng thời kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo đó trước 1945.
Chủ đề chính của câu chuyện này là phê phán xã hội phong kiến ngày xưa. Trong truyện, có những sự xuất hiện của con người và nhân vật. Hơn nữa, nhà văn Nam Cao đã đề cao và khẳng định những phẩm chất tốt đẹp, cao quý của Chí Phèo – Thị Nở. Câu chuyện này đã nói lên sự xung đột vô cùng quyết liệt của các tầng lớp khác nhau trong xã hội phong kiến.
Những sáng tác của Nam Cao ngoài giá trị hiện thực sâu sắc, các tác phẩm đi sâu vào nội tâm nhân vật, để lại những cảm xúc sâu lắng trong lòng người đọc.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 10 - Kết nối tri thức - Xem ngay