Bài 43. Cơ chế tiến hóa trang 204, 205, 206 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều>
Sự thay đổi trong quá trình phát triển cá thể có được xem là tiến hóa không? Vì sao?
CH tr 204 MĐ
Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 204 SGK KHTN 9 Cánh diều
Sự thay đổi trong quá trình phát triển cá thể có được xem là tiến hóa không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Lý thuyết tiến hóa
Lời giải chi tiết:
Sự thay đổi trong quá trình phát triển cá thể không được xem là tiến hóa vì những thay đổi đó không làm thay đổi tần số alen cũng như thành phần kiểu gen của loài.
CH tr 204 CH
Trả lời câu hỏi trang 204 SGK KHTN 9 Cánh diều
Quan sát hình 43.1 và mô tả quá trình hình thành cổ dài của hươu cao cổ theo quan niệm của Lamarck.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 43.1
Lời giải chi tiết:
Khi môi trường sống thay đổi (tán cây cao dần), sinh vật đổi chiều dài cổ để phù hợp với môi trường sống.
CH tr 205 CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 205 SGK KHTN 9 Cánh diều
Quan sát hình 43.2, mô tả quá trình hình thành hươu cao cổ theo quan niệm của Darwin.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 43.2
Lời giải chi tiết:
Theo quan điểm của Darwin, chọn lọc tự nhiên đã giữ lại nhưng cá thể hươu có chiều dài cổ thích nghi với sự thay đổi của môi trường ( tán cây cao dần).
CH tr 205 CH 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 205 SGK KHTN 9 Cánh diều
Dựa vào hình 43.3, cho biết Darwin giải thích như thế nào về sự đa dạng của sinh giới và nguồn gốc sinh vật.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 43.3
Lời giải chi tiết:
Tất cả các sinh vật đều có chung một nguồn gốc ( tổ tiên chung), theo thời gian quá trình chọn lọc tự nhiên đã phân hóa khả năng sống sót theo nhiều hướng khác nhau dẫn tới hình thành các loài mới ( đa dạng sinh học), các loài không thích nghi sẽ bị CLTN đào thải.
CH tr 206 CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 206 SGK KHTN 9 Cánh diều
Quan sát hình 43.4 và nêu ảnh hưởng của nhân tố tiến hóa đối với tỉ lệ allele của quần thể.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 43.4
Lời giải chi tiết:
CLTN: Giữ lại các cá thể mang allele hoặc kiểu gen có lợi
Đột biến: Tạo allele mới hoặc biến allele này thành allele khác.
Di - nhập gene: Mang allele nhập vào hoặc ra khỏi quần thể.
Yếu tố ngẫu nhiên: Thay đổi ngẫu nhiên tỉ lệ allele
Giao phối không ngẫu nhiên: Làm thay đổi thành phần kiểu gene, không làm thay đổi thành phần allele
CH tr 207 CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 207 SGK KHTN 9 Cánh diều
Chiều dài trung bình của một cá tuyết đại tây dương (Gadus morhua) bốn năm tuổi ở Vịnh St. Lawrence, Canada, giảm từ 43cm năm 1971 xuống 33cm năm 2011. Đây là ví dụ minh họa cho tiến hóa nhỏ hay tiến hóa lớn?
Phương pháp giải:
Lý thuyết tiến hóa
Lời giải chi tiết:
Chiều dài trung bình của một cá tuyết đại tây dương (Gadus morhua) bốn năm tuổi ở Vịnh St. Lawrence, Canada, giảm từ 43cm năm 1971 xuống 33cm năm 2011. Đây là ví dụ minh họa cho tiến hóa nhỏ.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Từ gene đến tính trạng - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 22. Nguồn nhiên liệu trang 109, 110, 111 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Năng lượng tái tạo - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Sử dụng năng lượng - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Tác dụng của dòng điện xoay chiều - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Từ gene đến tính trạng - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Năng lượng tái tạo - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Sử dụng năng lượng - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Tác dụng của dòng điện xoay chiều - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Cảm ứng điện từ. Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều