Bài tập (Chủ đề 6) trang 75 Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều


Một gương phẳng đặt trên mặt bàn nằm ngang, chiếu tia tới SI tới gương. Vẽ tia phản xạ IR khi góc tới bằng 0o, 45o, 60o. Hình 13.16 vẽ tia sáng đi vào và đi ra khỏi một hộp kín qua các lỗ nhỏ. Biết rằng trong hộp kín có một hoặc hai gương phẳng.

Câu 1: Một gương phẳng đặt trên mặt bàn nằm ngang, chiếu tia tới SI tới gương. Vẽ tia phản xạ IR khi góc tới bằng 0o, 45o, 60o.

Lời giải chi tiết:

Câu 2: Hình 13.16 vẽ tia sáng đi vào và đi ra khỏi một hộp kín qua các lỗ nhỏ. Biết rằng trong hộp kín có một hoặc hai gương phẳng. Em hãy xác định vị trí đặt gương phẳng và vẽ đường truyền ánh sáng trong hộp.

 

Phương pháp giải:

- Nếu tia tới và tia phản xạ cắt nhau, thì điểm cắt nhau là điểm tới => chỉ cần 1 gương phẳng.

- Nếu tia tới và tia phản xạ không cắt nhau ta cần một hệ gương.

- Khi xác định vị trí đặt gương lưu ý:

+ Pháp tuyến luôn vuông góc với mặt gương.

+ Pháp tuyến là tia phân giác của góc tạo bởi tia tới và tia khúc xạ.

Lời giải chi tiết:

TH1:  - Nối tia tới SI và tia phản xạ IR.

           - Qua I dựng tia phân giác NN’ của góc SIR.

           - Tại I dựng gương vuông góc với NN’.

TH2:

TH3:


Câu 3: Sự tạo ảnh qua hai gương

a) Khi đi tham quan nhà gương ở một công viên, một bạn học sinh thấy một em bé ngồi trước hai gương phẳng ghép với nhau thì có rất nhiều ảnh trong gương (H13.7). Bạn học sinh đó thắc mắc, không biết số ảnh trong gương phụ thuộc vào yếu tố nào? Em hãy đưa ra câu trả lời dự đoán.

b) Thực hiện thí nghiệm

Dụng cụ

+ 2 gương phẳng nhỏ

+ một thước chia độ bằng bìa

+ 2 đoạn ống hút khoảng 4cm

Tiến hành:

Đặt hai gương vuông góc với thước chia độ sao cho hai gương hợp với nhau một góc nhọn. Đặt ống hút trong góc tạo bởi hai gương (H13.8). Thay đổi góc giữa các gương và đếm số ảnh tạo được bởi hệ gương rồi ghi kết quả như bảng dưới đây.

Từ số liệu vừa thu được, em có thể dự đoán công thức liên hệ giữa α và n không? Nếu có em hãy ghi lại công thức đó.

Lời giải chi tiết:

a) Dự đoán: Số ảnh trong gương phụ thuộc vào góc tạo bởi 2 mặt phản xạ của hai gương.

b) Kết quả thí nghiệm:

Góc giữa hai gương α

30o

40o

50o

60o

70o

80o

900

Số ảnh n

11

9

6

5

5

4

3

 Mối liên hệ giữa α và n:


Bình chọn:
3.6 trên 5 phiếu
  • Bài 13. Sự phản xạ ánh sáng trang 69, 70, 71, 72, 73, 74 Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều

    Ban đêm, trong một phòng không có ánh đèn, em sẽ không thể nhìn rõ các. Quan sát hình 13.4, so sánh sự phản xạ của ánh sáng trong hai trường hợp. Số liệu thu được trong thí nghiệm của em cho thấy góc tới và góc phản xạ bằng nhau hay khác nhau. Hình 13.7 vẽ một tia tới SI chiếu lên gương phẳng G. Kính tiềm vọng là một dụng cụ giúp nhìn thấy vật bị che khuất.

  • Bài 12. Ánh sáng, tia sáng trang 65, 66, 67, 68 Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều

    Mặt Trời là nguồn năng lượng khổng lồ. Hãy nêu ví dụ về nguồn sáng và vật sáng. Em hãy đề xuất một phương án để có thể quan sát được tia sáng.Với các dụng cụ: đèn tạo ra chùm sáng hẹp song song, tấm bìa chắn sáng, giấy trắng.

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 7 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí