Bài 28. Hệ vận động ở người trang 131, 132, 133, 134, 135, 136 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều>
Vận động viên nâng được mức tạ lên đến hàng trăm kilogam (hình 28.1) là nhờ những cơ quan nào? Em hãy nâng một vật vừa sức rồi chỉ ra sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tham gia thực hiện động tác đó
CH tr 131
MĐ: Vận động viên nâng được mức tạ lên đến hàng trăm kilogam (hình 28.1) là nhờ những cơ quan nào? Em hãy nâng một vật vừa sức rồi chỉ ra sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tham gia thực hiện động tác đó. |
Phương pháp giải:
Quan sát sự cử động của cơ thể khi vận động viên nâng tạ
Lời giải chi tiết:
Vận động viên nâng được mức tạ lên đến hàng trăm kilogam là nhờ sự cử động của tay và chân
Khi nâng một vật vừa sức, các cơ quan có sự phối hợp chặt chẽ với nhau. Lực của tay giúp ta nâng vật, các cơ ở ngón tay giúp ta có thể cầm nắm. Các cơ ở chân giúp ta đứng vững, giữ cơ thể cân bằng
CH 1: Quan sát hình 28.2 và cho biết hệ vận động gồm những cơ quan nào? |
Phương pháp giải
Quan sát hình, nắm được các cơ quan của hệ vận động.
Lời giải chi tiết:
Hệ vận động gồm các cơ quan:
-
Cơ vân: là cơ bám vào xương, hoạt động theo ý muốn, có chức năng vận động, dự trữ và sinh nhiệt
-
Xương: có chức năng vận động, nâng đỡ cơ thể, bảo vệ các nội quan, sinh ra các tế bào máu, dự trữ và cân bằng chất khoáng
-
Khớp: là bộ phận kết nối các xương trong cơ thể với nhau, giữ vai trò hỗ trợ cho các chuyển động của cơ thể
CH tr 132
CH 2. Quan sát hình 28.3, cho biết sự phù hợp của cấu tạo và chức năng của xương đùi. |
Phương pháp giải:
Nhớ lại đặc điểm cấu trúc của xương phù hợp với chức năng
Lời giải chi tiết:
Sự phù hợp của cấu tạo và chức năng của xương đùi được thể hiện: ở đầu xương có mô xương xốp gồm các tế bào xương tạo thành các nan xương sắp xếp theo hình vòng cung có tác dụng phân tán lực tác động; phần thân xương có mô xương cứng gồm các tế bào xương sắp xếp đồng tâm làm tăng khả năng chịu lực của xương.
LT: Thành phần hóa học của xương động vật cũng tương tự xương người. Thực hiện thí nghiệm với ba chiếc xương đùi ếch như sau:
Xương 1: để nguyên. Xương 2: ngâm trong dung dịch HCl 10% khoảng 15 phút. Xương 3: đốt trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi không còn thấy khói bay lên. Tiến hành thí nghiệm, sau đó uốn cong xương, bóp nhẹ đầu xương và quan sát hiện tượng. Kết quả thí nghiệm thể hiện ở bảng 28.1: Vận dụng kiến thức về phản ứng của acid, phản ứng cháy và thành phần hóa học của xương, giải thích kết quả thí nghiệm. |
Phương pháp giải
Nắm được thành phần và cấu tạo của xương
Lời giải chi tiết
- Xương giòn ra (cứng), dễ gãy.
- Bóp nhẹ → xương vỡ vụn ra.
- Giải thích kết quả thí nghiệm: xương được cấu tạo chất hữu cơ và chất khoáng chủ yếu là canxi → xương vừa chắc chắn mà vẫn dẻo dai do chất khoáng Ca tăng tính bền chắc, chất hữu cơ tăng tính mềm dẻo. Tỉ lệ 2 chất này khác nhau theo độ tuổi giúp xương có tính chất khác nhau phù hợp tuổi.
CH tr 133
CH 3. Nêu tên, vị trí một khớp trong cơ thể. Cho biết khớp đó thuộc loại khớp gì và chức năng của nó. |
Phương pháp giải:
Trong cơ thể có 3 loại khớp: Khớp bất động, khớp động, khớp bán động
Lời giải chi tiết:
-
Các xương ở hộp sọ liên kết với nhau bằng khớp bất động phù hợp với chức năng bảo vệ não, cơ quan thị giác, thính giác
-
Các xương đốt sống liên kết với nhau bằng khớp bán động nên cột sống có thể cử động ở mức độ nhất định và bảo vệ tủy sống
CH 4. Quan sát hình 28.5, nêu cấu tạo của một bắp cơ. Từ đó, chỉ ra sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của cơ trong vận động. |
Phương pháp giải:
Quan sát hình và nắm được cấu tạo của bắp cơ.
Lời giải chi tiết:
Cấu tạo của bắp cơ gồm nhiều bó sợi cơ, một bó sợi cơ gồm nhiều sợi cơ. Một sợi cơ gồm nhiều tơ cơ
Trong bắp cơ, các tơ cơ nằm song song theo chiều dọc của sợi cơ. Tơ cơ có khả năng thay đổi chiều dài dẫn đến sự co, dãn của bắp cơ
CH tr 134
CH 5. Quan sát hình 19.7a, trang 96 và dựa vào nguyên tắc đòn bẩy, cho biết cơ, xương, khớp phối hợp với nhau như thế nào khi ta nâng một quả tạ. |
Phương pháp giải
Quan sát hình vẽ và nêu được sự phối hợp hoạt động của cơ-xương-khớp
Lời giải chi tiết
Khi ta nâng một quả tạ, nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh, cơ co dãn, phối hợp cùng sự hoạt động của các khớp làm xương chuyển động. Sự sắp xếp của cơ, xương, khớp hình thành nên cấu trúc có dạng đòn bẩy. Trong, khớp hình thành nên điểm tựa, tạo sự co cơ tạo nên lực kéo làm xương di chuyển tạo sự vận động của cơ thể.
LT: Dựa vào nguyên tắc đòn bẩy, xác định điểm tựa, lực và trọng lực khi cơ thể ngửa đầu hoặc kiễng chân. |
Phương pháp giải:
Hiểu biết thực tiễn.
Lời giải chi tiết:
CH 6. Quan sát hình 28.6 và cho biết tập thể dục, thể thao có ý nghĩa như thế nào đối với sức khỏe và hệ vận động. Giải thích. |
Phương pháp giải
Tập thể dục, thể thao vừa sức, đều đặn giúp nâng cao sức khỏe nói chung và sức khỏe của hệ vận động nói riêng. Từ đó biết được ý nghĩa của tập thể dục, thể thao
Lời giải chi tiết
Ý nghĩa của tập thể dục, thể thao và giải thích:
VD: Lập kế hoạch luyện tập một môn thể dục, thể thao cho bản thân nhằm nâng cao thể lực và có thể hình cân đối. |
Phương pháp giải
Nhằm nâng cao thể lực và có thể hình cân đối, ta cần có kế hoạch luyện tập thể dục, thể thao cho bản thân
Lời giải chi tiết
Tham khảo cách lập kế hoạch luyện tập môn thể thao đạp xe theo bảng dưới đây:
CH tr 135
CH 7. Nêu nguyên nhân và cách phòng tránh một số bệnh, tật liên quan đến hệ vận động |
Phương pháp giải
Các bệnh về hệ vận động gây nên tổn thương cho cấu trúc của cơ, xương, khớp, gân và dây chằng
Lời giải chi tiết
Nguyên nhân và cách phòng tránh một số bệnh, tật liên quan đến hệ vận động:
-
Loãng xương do cơ thể thiếu calcium và vitamin D; tuổi cao; thay đổi hormone, …Loãng xương làm cho xương giòn, dễ gãy
-
Bong gân, trật khớp, gãy xương do bị chấn thương khi thể thao, tai nạn trong sinh hoạt, bê vác vật nặng quá sức, vận động sai tư thế
-
Viêm cơ do nhiễm khuẩn khi bị tổn thương trên da, dụng cụ tiêm truyền, châm cứu, phẫu thuật không đảm bảo vô trùng
-
Viêm khớp do nhiễm khuẩn tại khớp, rối loạn chuyển hóa, thừa cân, béo phì,...
Cách phòng tránh:
-
Duy trì chế độ ăn đủ chất và cân đối, bổ sung vitamin và các khoáng chất thiết yếu
-
Vận động đúng cách
-
Tắm nắng
-
Đi, đứng, ngồi đúng tư thế, điều chỉnh cân nặng phù hợp
-
Tránh những thói quen ảnh hưởng không tốt đến hệ vận động (mang vật nặng một bên)
- Bài 29. Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người trang 137, 138, 139, 140, 141, 142 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Bài 30. Máu và hệ tuần hoàn ở người trang 143, 144, 145 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Bài 31. Thực hành về máu và hệ tuần hoàn trang 148, 149, 150 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Bài 32. Hệ hô hấp ở người trang 152, 153, 154, 155, 156 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Bài 33. Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người trang 157, 158, 159, 160, 161 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Khái quát về sinh quyển và các khu sinh học - Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Lý thuyết Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường - Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Lý thuyết Hệ sinh thái - Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Lý thuyết Sự nở vì nhiệt - Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Lý thuyết Quần xã sinh vật - Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Lý thuyết Khái quát về sinh quyển và các khu sinh học - Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Lý thuyết Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường - Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Lý thuyết Hệ sinh thái - Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Lý thuyết Sự nở vì nhiệt - Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Lý thuyết Quần xã sinh vật - Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều