Giải Đọc trang 62 sách bài tập Ngữ văn 9 - Chân trời sáng tạo>
Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống (làm vào vở): Bi kịch là thể loại kịch tập trung khai thác những … gay gắt giữa khát vọng cao đẹp của con người với tình thế bi đát của thực tại, dẫn tới sự thảm bại hay cái chết của … Từ kết cục bi thương đó, bi kịch thường mang đến cho người đọc những … quý giá và tinh thần …
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí
Câu 1
Trả lời Câu hỏi 1 trang 62 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo
Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống (làm vào vở):
Bi kịch là thể loại kịch tập trung khai thác những … gay gắt giữa khát vọng cao đẹp của con người với tình thế bi đát của thực tại, dẫn tới sự thảm bại hay cái chết của … Từ kết cục bi thương đó, bi kịch thường mang đến cho người đọc những … quý giá và tinh thần …
Phương pháp giải:
Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống (làm vào vở):
Bi kịch là thể loại kịch tập trung khai thác những … gay gắt giữa khát vọng cao đẹp của con người với tình thế bi đát của thực tại, dẫn tới sự thảm bại hay cái chết của … Từ kết cục bi thương đó, bi kịch thường mang đến cho người đọc những … quý giá và tinh thần …
Lời giải chi tiết:
Bi kịch là thể loại kịch tập trung khai thác những xung đột gay gắt giữa khát vọng cao đẹp của con người với tình thế bi đát của thực tại, dẫn tới sự thảm bại hay cái chết của nhân vật. Từ kết cục bi thương đó, bi kịch thường mang đến cho người đọc những bài học quý giá và tinh thần lạc quan.
Câu 2
Trả lời Câu hỏi 2 trang 62 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo
Điền vào bảng sau những đặc điểm của cốt truyện, xung đột, nhân vật, lời thoại trong bi kịch (làm vào vở)
Các yếu tố của bi kịch |
Đặc điểm |
Cốt truyện |
|
Xung đột |
|
Nhân vật |
|
Lời thoại |
|
Phương pháp giải:
Dựa vào Tri thức Ngữ văn SGK/85
Lời giải chi tiết:
Các yếu tố của bi kịch |
Đặc điểm |
Cốt truyện |
chuỗi sự kiện, biến cố trong câu chuyện kịch tạo nên sự phát triển xung đột, cũng như sự phát triển hành động, tính cách của nhân vật. |
Xung đột |
thể hiện sự va chạm, đấu tranh, loại trừ giữa các thế lực đối lập; xung đột trong bi kịch nảy sinh giữa cái cao cả với cái cao cả, giữa cái cao cả với cái thấp kém. |
Nhân vật |
hiện thân cho các thế lực đối lập trong xã hội. Nhân vật chính thường có bản chất tốt đẹp, khát vọng vượt lên thách thức số phận nhưng cũng có thể có những nhược điểm, sai lầm dẫn đến phải trả giá đắt. |
Lời thoại |
gồm đối thoại, độc thoại, bàng thoại; lời thoại trong bi kịch mang tính chất trang trọng, triết lí, thể hiện quan điểm, ý chí và hành động đấu tranh của nhân vật bi kịch. |
Câu 3
Trả lời Câu hỏi 3 trang 62 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo
Chỉ ra sự khác biệt trong tính cách giữa hai nhân vật Ha-nu-man và quỷ Riếp trong văn bản Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man. Tính cách của hai nhân vật này có vai trò như thế nào trong việc thể hiện tính cách của nhân vật Pơ-liêm?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản Pơ-liêm, quỷ Riếp và Ha-nu-man, tìm ra sự khác biệt trong tính cách của hai nhân vật.
Lời giải chi tiết:
Mối quan hệ |
Ha-nu-man |
Quỷ Riếp |
Với Si-ta |
Trân trọng, cảm thương, chấp nhận nguy hiểm để cứu Si-ta
|
Hoá thân thành Su-pa-kha, hãm hại Si-ta, tiếm ngôi hoàng hậu và lũng đoạn triều đình |
Với Pơ-liêm |
Ái ngại trước sai lầm của Pơ-liêm nhưng trung thành, tìm cách cho cha con Pơ-liêm đoàn tụ |
Tìm cách lừa Pơ-liêm, gây nên sự ghen tuông mù quáng và mang lại những đau khổ cho chàng |
-> Tính cách |
Hiện thân cho khao khát làm người nhân hậu, trung thực, chuyên làm việc tốt |
Hiện thân của dục vọng xấu xa; không từ một mưu mô, hành động tàn ác nào |
Pơ-liêm là hiện thân cho tính nhiều mặt phức tạp của con người. Đế giữ gìn bản tính nhân hậu, trung thực, tốt đẹp của con người, sự sáng suốt, anh minh của một vị vua, Pơ-liêm phải đấu tranh triệt để loại bỏ phần đen tối, thấp kém trong con người mình như lòng ngờ vực, ghen tuông cùng những dục vọng đen tối.
Đó chính là cuộc đấu tranh giữa phần người (hiện thân là Ha-nu-man) và phần ma quỷ (hiện thân là Riếp). Đây là hai mặt sáng - tối trong con người Pơ-liêm. Để thể hiện nhân vật Po-liêm cùng cuộc đấu tranh này, văn bản không thể thiếu hai nhân vật Ha-nu-man và Riếp.
Câu 4
Trả lời Câu hỏi 4 trang 62 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo
Nêu ví dụ về lời đối thoại, lời độc thoại của nhân vật Rô-mê-ô, Giu-li-ét trong văn bản Tình yêu và thù hận; cho biết việc sử dụng các lời độc thoại có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện hành động, tâm lí của nhân vật.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản Tình yêu và thù hận, chỉ ra và nêu tác dụng của các lời độc thoại, đối thoại.
Lời giải chi tiết:
Nhân vật |
Đối thoại |
Độc thoại |
Giu-li-ét |
Anh làm thế nào tới được chốn này, anh ơi, mà tới làm gì thế? Tường vườn này cao, rất khó trèo qua; và nơi tử địa, anh biết mình là ai rồi đấy, nếu anh bị họ hàng nhà em bắt gặp nơi đây. |
Ôi. Rô-mê-ô, chàng Rô-mê-ô! Sao chàng lại là Rô-mê-ô nhỉ? Chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi; hoặc nếu không thì chàng hãy thề là yêu em đi, và em sẽ không còn là con cháu của nhà Ca-piu-lét nữa. |
Rô-mê-ô |
Tôi vượt được tường này là nhờ đôi cánh nhẹ nhàng của tình yêu; mấy bức tường đá ngăn sao được tình yêu; mà cái gì tình yêu có thể làm là tình yêu dâm làm; vậy người nhà em ngăn sao nổi tôi. |
Nàng lên tiếng! Hỡi nàng tiên lộng lẫy, hãy nói nữa đi! Bởi đêm nay, nàng toà ánh hào quang, trên đầu ta, như một sứ giả nhà trời có cánh, đang cưỡi những áng mây lững là lướt nhẹ trong không trung, khiến những kẻ trần tục phải cố ngước đôi mắt trắng dã lên mà chiêm ngưỡng |
Tác dụng:
- Lời đối thoại: Rô-mê-ô và Giu-li-ét nói với nhau là giao tiếp, giãi bày cho nhau biết rõ tình cảm, thái độ của mình về tình yêu, về ý chí vượt qua những thế lực cản trở tình yêu và nghịch cảnh. Dĩ nhiên, trong màn kịch này cũng như trong các vở kịch nói chung, đối thoại luôn là chủ yếu, chiếm tỉ lệ cao trong tổng số các lượt thoại.
- Lời độc thoại: Khi Rô-mê-ô bí mật vượt tường vào vườn nhà Ca-piu-lét để ngắm nhìn Giu-li-ét xuất hiện bên khung cửa sổ từ xa, chàng "nói riêng" những cảm xúc si mê, choáng ngợp trước vẻ đẹp của Giu-li-ét. Khi Giu-li-ét chưa biết sự có mặt Rô-mê-ô trong vườn nhà, nàng cũng “nói riêng" để bộc lộ những băn khoăn hồn nhiên về dòng họ của Rô-mê-ô và những tơ tưởng về Rô-mê-ô. Đó là những tình huống cần đến lời độc thoại, hành động "nói riêng”.
- Sự kết hợp đối thoại và độc thoại: Đối thoại là lời nói hướng đến người nghe, độc thoại là lời nói với chính mình, riêng mình; sự kết hợp đối thoại và độc thoại vừa giúp thể hiện được cả hành động bên ngoài lẫn hành động bên trong của nhân vật, qua đó thể hiện tính cách nhân vật một cách đầy đặn, đa dạng vừa dẫn dắt xung đột kịch phát triển.
Câu 5
Trả lời Câu hỏi 5 trang 62 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo
Trong lời thoại của Rô-mê-ô, Giu-li-ét, các từ ngữ “bức tường”, “lưỡi kiếm”, ngoài nghĩa chỉ sự vật cụ thể, còn có nghĩa nào khác hay không? Các từ ngữ đó có tác dụng gì trong việc thể hiện xung đột kịch?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ lời thoại của Rô-mê-ô, Giu-li-ét và thực hiện các yêu cầu
Lời giải chi tiết:
Trong lời thoại của Rô-mê-ô và Giu-li-ét, các từ ngữ "bức tường”, “lưỡi kiếm” ngoài nghĩa chỉ sự vật cụ thể còn có ý nghĩa khác. Cụ thể:
Ý nghĩa ẩn dụ, biểu tượng của các từ ngữ "bức tường”, “lưỡi kiếm":
- “Bức tường” vừa là vật thể thực vừa mang nghĩa: biểu tượng về vùng cấm, đường biên ngăn cách giữa hai dòng họ và giữa đôi trẻ Rô-mê-ô, Giu-li-ét.
- "Lưỡi kiếm" vừa là vật thể vừa mang nghĩa: hình phạt, sự trả giá đau thương nếu vi phạm đường biên, vùng cấm, bất chấp hận thù.
Tác dụng trong việc thể hiện xung đột kịch: các từ ngữ này thể hiện xung đột và những lời nguyền lâu đời bất khả giải giữa hai dòng họ. Cả Rô-mê-ô và Giu-li-ét đã nhận ra sự phi lí của “bức tường”, “lưỡi kiếm” giữa hai dòng họ. Giu-li-ét hồn nhiên tự vấn: “Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi. Nếu chẳng phải là người họ Môn-ta-ghiu thì chàng vẫn cứ là chàng. Môn-ta-ghiu là cái gì nhỉ? Đó đâu phải là bàn tay, hay bàn chân, hay cánh tay, hay mặt mũi, hay một bộ phận nào đấy của cơ thể con người. Chàng ơi! Hãy mang tên họ nào khác đi! Cái tên nó có nghĩa gì đâu? Bông hồng kia, giá chúng ta gọi bằng một tên khác thì hương thơm cũng vẫn ngọt ngào. Vậy nếu chàng Rô-mê-ô chẳng mang tên Rô-mê-ô nữa, thì mười phân chàng vẫn cứ vẹn mười... Rô-mê-ô chàng ơi, chàng hãy vứt bỏ tên họ của chàng đi; chàng hãy đem tên họ ấy, nó đâu phải xương thịt của chàng, đổi lấy cả em đây!”.
Rô-mê-ô thì dõng dạc khẳng định: “Hỡi nàng tiên kiều diễm, chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu, nếu em không ưa tên họ đó".
Điều đó tất yếu làm nảy sinh và thúc đẩy xung đột bi kịch giữa tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét với luật lệ quy ước bất khả xâm phạm của dòng họ. Nó dự báo những thách thức bi kịch mà hai nhân vật phải đối mặt cũng như hứa hẹn những trắc trở, chông gai mà họ phải vượt qua.
Câu 6
Trả lời Câu hỏi 6 trang 62 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo
Tóm tắt cốt truyện và xác định xung đột/ kiểu xung đột kịch trong văn bản Cái bóng trên tường.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản Cái bóng trên tường, tóm tắt cốt truyện và xác định xung đột trong văn bản.
Lời giải chi tiết:
- Tóm tắt cốt truyện kịch:
Người chồng đi lính nơi biên ải xa tưởng đã chết, bỗng trở về gặp lại vợ con. Trong lúc đi thăm mộ mẹ, anh ta nghe tiếng đứa con nói về một người bố khác, đêm nào cũng đến với hai mẹ con. Người chồng nghĩ rằng vợ mình đã thay lòng đổi dạ, theo người đàn ông khác nên mắng nhiếc thậm tệ, một mực đuổi vợ đi. Người vợ mang nỗi oan ra đi và gieo mình xuống sông. Biết tin, người chồng rất ngạc nhiên, thương xót và có phần hối hận vì đã nặng lời với vợ. Khi đêm xuống, thắp đèn lên, đứa con tên Đản chỉ lên cái bóng người chồng trên tường mà gọi bố, nói rằng đó mới chính là bố Đản. Người chồng vỡ lẽ ra rằng: Hoá ra vợ mình vẫn một lòng nuôi con, rất mực chịu thương chịu khó, chung thuỷ với chồng. Biết vợ đã vì mình mà chết oan, người chồng ngã vật xuống, ngất đi. Trong cơn mê của anh, bóng người vợ hiện lên an ủi chồng và nói nàng vẫn ở bên anh qua cái bóng trên tường mỗi đêm, khi anh thắp đèn lên.
- Xác định xung đột/ kiểu xung đột kịch:
+ Xung đột của vở kịch Cái bóng trên tường là xung đột giữa thói hồ đồ, ghen tuông của người chồng với lòng thuỷ chung của người vợ.
+ Đây là kiểu xung đột giữa cái cao cả với cái thấp kém, tạo nên tính bi kịch của tác phẩm.
Câu 7
Trả lời Câu hỏi 7 trang 63 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo
Đọc văn bản Không còn ai khốn khổ hơn anh! và thực hiện các yêu cầu:
a) Tóm tắt nội dung, xác định xung đột, hành động kịch trong văn bản.
b) Chỉ ra những mâu thuẫn được thể hiện trong vở kịch và cho biết các mâu thuẫn đó tác động qua lại với nhau như thế nào.
c) Phân tích tính cách của nhân vật Phéc-đi-năng.
d) Theo em, nét nổi bật trong tính cách của Luy-dơ được thể hiện trong văn bản là gì? Phân tích một số chi tiết trong văn bản để làm rõ nét tính cách đó.
đ) Nhận xét về:
- Ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật trong văn bản.
- Vai trò của ngôn ngữ đối thoại trong việc thể hiện tính cách nhân vật.
e) Giải thích nguyên nhân dẫn đến bi kịch tình yêu của Phéc-đi-năng và Luy-dơ trong văn bản. Theo em, thông điệp mà tác giả gửi gắm đến người đọc, người xem đương thời, ngày nay có còn giá trị hay không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản Không còn ai khốn khổ hơn anh!, dựa vào Tri thức về Kịch - Bi kịch, thực hiện các yêu cầu.
Lời giải chi tiết:
a)
- Nội dung văn bản kịch có thể tóm tắt như sau: Phéc-đi-năng đến nhà ông Min-le, rắp tâm dùng thuốc độc để giết chết Luy-dơ, trừng phạt tội phản bội của nàng như chàng lầm tưởng rồi sau đó Phéc-đi-năng cũng tự sát theo nàng. Chàng đã bỏ thuốc độc vào li nước chanh và bảo nàng uống trước rồi mình sẽ uống nốt phần còn lại. Căm giận vì nghĩ rằng Luy-dơ phản bội tình yêu của mình, Phéc-đi-năng đã nói nhiều lời cây dọc, làm tổn thương Luy-dơ, gay gắt chất vấn về mối quan hệ giữa năng với Thị vệ trưởng Ka-bơ. Luy-dơ vẫn im lặng nhẫn nhịn. Cho đến khi biết mình bị đầu độc, thuốc độc ngấm vào người, nàng mới hốt hoảng và đau xót nói rõ sự thật về bức thư gửi cho Ka-bơ. Khi biết rõ sự thật về nỗi oan của Luy-dơ, về mưu mô thâm độc của Tể tướng Van-te, Phéc-đi-năng vô cùng ân hận, đau xót. Nhưng tất cả đã quá muộn.
- Trên bề mặt, màn kịch xoay quanh xung đột giữa Phéc-đi-năng và Luy-dơ, do chàng hiểu lầm rằng Luy-dơ phản bội tình yêu của mình để chạy theo Thị vệ trưởng Ka-bơ. Ở bề sâu vẫn là xung đột giữa tình yêu trong sáng, hồn nhiên của đôi trẻ với những toan tính, vụ lợi và mưu mô đen tối của Tể tướng Phôn Van-te (cha Phéc-đi-năng). Vở kịch có hai kiểu xung đột: Xung đột giữa Phéc-đi-năng và Luy-dơ là xung đột giữa cái cao cả với cái cao cả; xung đột giữa tình yêu (của Phéc-đi-năng và Luy-dơ) với âm mưu (của Phôn Van-te) là xung đột giữa cái cao cả với cái thấp kém.
- Hành động kịch trong văn bản
+ Hành động của Phéc-đi-năng ở phần đầu văn bản vừa thể hiện sự nghi ngờ, chất vấn, nhục mạ vừa thể hiện sự cay đắng, tiếc nuối với mối tình của hai người; ở phần cuối văn bản là thể hiện sự ân hận, đau xót tột cùng. Các hành động này được thể hiện qua ngôn ngữ đối thoại và độc thoại của chàng.
+ Hành động của Luy-dơ ở phần đầu văn bản là cố tình giữ kín sự thật, nhẫn nhịn để giữ lời thề nhưng vẫn một mực bày tỏ sự cảm thương Phéc-đi-năng; ở phần sau của văn bản là sự hốt hoảng, đau đớn khi hiểu cái chết đến gần buộc phải xoá bỏ lời thề và nói ra sự thật.
b)
- Những mâu thuẫn được thể hiện trong màn kịch
+ Mâu thuẫn giữa hai nhân vật chính, một người muốn biết rõ sự thật một người buộc phải che giấu sự thật. ,
+ Mâu thuẫn trong từng nhân vật: trong nhân vật thuận giữa tình yêu dành cho Luy-dơ và sự căm giận đối với nàng (vì nghĩ nàng là kẻ phản bội tình yêu), là hành động đầu độc người yêu và nỗi ân hận; trong nhân vật Luy-đơ là tình yêu và bổn phận, là sự mê muội ban đầu vì lời thề và sự tỉnh táo về sau.
+ Mâu thuẫn giữa tình yêu của Phéc-đi-năng và Luy-dơ với sự độc đoán, tàn bạo của Tể tướng Phôn Van-te.
- Những mâu thuẫn này đan cài phức tạp. Tuy nhiên, mọi mâu thuẫn nêu trên đều nảy sinh từ mâu thuẫn cốt lõi: mâu thuẫn giữa tình yêu của Phéc-đi-năng, Luy-do với sự độc đoán, tàn bạo của Tể tướng Phôn Van-te.
c) Những nét tính cách nổi bật của nhân vật Phéc-đi-năng:
- Một chàng trai trọng danh dự, tính cách mạnh mẽ, nhưng cũng rất dễ bị tổn thương, dễ hiểu lầm trong tình yêu.
- Một nhân vật chứa đầy mâu thuẫn, có đời sống nội tâm phong phú, phức tạp.
d) Tuỳ cảm nhận, em có thể nói đến nét tính cách của Luy-dơ mà mình cho là nổi bật, sau đó phân tích một số chi tiết trong văn bản để làm rõ nét tính cách đó. Có thể nêu cảm nhận về một hay một số nét tính cách đáng chú ý sau đây rồi phân tích:
- Luy-dơ là hiện thân của những số phận bi kịch, oan ức.
- Luy-dơ là hiện thân cho sự hiền thục, trong trắng.
Tham khảo: Luy - dơ hiện lên là một người phụ nữ mạnh mẽ và kiên định, có nguồn gốc từ một gia đình nghèo khó, nhưng lại có tình yêu sâu đậm với con trai của tể tướng. Tình yêu của họ bị ngăn cấm và cuối cùng, Luy-đơ phải rời xa, còn con trai của tể tướng trưởng thành và chuẩn bị cho cuộc chiến, kết quả là mất mạng. Ngay cả đến khi chết, nàng cũng không hề có một lời oán hận, tâm hồn nàng vẫn thanh khiết, trong trắng, vẹn nguyên như lúc ban đầu: “Phéc-đi-năng! Phéc-đi-năng! Ôi, bây giờ em không thể câm lặng được nữa... cái chết... cái chết cởi hết mọi lời thề... Phéc-đi-năng ơi, lúc này đây, trong khắp cõi trời đất này không còn ai khốn khổ hơn anh nữa! Anh Phéc-đi-năng ơi, em chết oan!”...Điều này giúp tác giả khắc họa một nhân vật đầy cảm xúc và đáng nhớ trong tâm trí của người đọc và người nghe.
đ)
- Ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật trong văn bản
Trong màn kịch, ngôn ngữ của Luy-dơ là ngôn ngữ đối thoại (hoặc hành vi im lặng).
+ Ngôn ngữ đối thoại của Luy-dơ cho thấy nàng trước sau là người hiền thục, vị tha, kính Chúa. Dù bị Phéc-đi-năng nặng lời xúc phạm, nàng vẫn tỏ ra thương cảm đối với anh và ngay cả khi biết mình sắp chết oan, nàng vẫn rộng lòng tha thứ cho người yêu.
+ Ngôn ngữ của Phéc-đi-năng cũng là ngôn ngữ đối thoại, thể hiện một cách sinh động những mâu thuẫn, giằng xé nội tâm của một chàng trai trọng danh dự, mạnh mẽ nhưng dễ tổn thương.
- Vai trò của ngôn ngữ đối thoại trong việc thể hiện tính cách nhân vật:
Trong văn bản kịch, ngoài những chỉ dẫn nghệ thuật, ngôn ngữ chủ yếu là lời thoại (đối thoại và phần nào độc thoại). Vì thế, lời thoại luôn có vai trò rất quan trọng. Ở màn kịch trên cũng vậy.
Lời thoại của nhân vật Phéc-đi-năng có tác dụng thể hiện những trạng thái nội tâm phức tạp và tính cách của chàng trong những tình huống cụ thể.
Phéc-đi-năng có những lời thoại rất cay nghiệt đối với Luy-dơ.
Phéc-đi-năng: - Xéo đi, xéo đi! Lánh xa ta đi hỡi cặp mắt dịu dàng thảm thiết này! Trời, ta sa ngã mất! Hỡi con rắn độc, hãy hiện nguyên hình xấu xa khủng khiếp của người đi. Hỡi loài trùng đốn mạt, hãy chồm lên người ta đi! Hãy trải ra trước mắt ta và hãy vươn cao lên đến tận trời những khúc rắn quái gở của người đi! Hãy phơi bày ra đây phần xấu xa, gớm ghiếc mà vực thẳm địa ngục vẫn hằng ngắm nghía ngươi... Đừng là thiên thần nữa! Muộn quá rồi! Ta phải giẫm nát ngươi như một con rắn độc hoặc phải chìm đắm trong tuyệt vọng... Ôi thương hại thay cho ta!
Chàng trai này từng có lúc thốt lên những lời thoại thiết tha, tiếc nuối:
Phéc-đi-năng (Chạy lại ôm cổ Luy-dơ khóc nức nở): – Thêm một lần nữa, Luy-dơ! Thêm một lần nữa thôi, như ngày chúng ta hôn nhau lần đầu tiên, khi lần đầu tiên em thì thầm gọi “anh”! Ôi, trong giây phút ấy đã chứa đựng hạt giống của những niềm vui vô cùng vô tận không lời nào diễn tả nổi, trong một nụ hôn... Khi ấy vĩnh cửu đã hiện ra trước mắt chúng ta tưng bừng như một ngày tháng Năm rực rỡ. Khi ấy, những thiên kỉ hoàng kim đã nhảy múa vui say như những đôi tình nhân trước linh hồn chúng ta! Ôi, khi ấy anh đã là kẻ hạnh phúc. Luy-dơ! Luy-dơ sao em nỡ làm điều ấy đối với anh?
Nhưng cũng có không ít lời thoại rất sắt đá, phũ phàng:
Phéc-đi-năng: - Nhanh chóng đến thế sao? Cái giống đàn bà các người thật là điều bí ẩn muôn đời! Thân hình mỏng manh của họ vững vàng chẳng núng trước những tội ác có sức đục khoét loài người đến tận gốc rễ, vậy mà một hạt nhân ngôn đã đủ quật ngã họ rồi!
Lời thoại của Luy-dơ cũng vậy. Có những lời thoại cho thấy lòng thương yêu cha mẹ, quý trọng bản thân của nàng, chẳng hạn:
Luy-dơ: – Còn mẹ tôi... còn cha tôi... Lạy Chúa cứu thế xin thương xót cha mẹ tôi! Ôi, người cha tội nghiệp vô vọng của tôi! Không còn cứu được nữa sao? Cuộc đời non trẻ của tôi không còn cứu được nữa sao? Tôi phải ra đi rồi ư?
Nhiều lời thoại thể hiện vẻ đẹp tâm hồn trong trắng, vị tha thuần khiết của nàng:
Luy-dơ: - Phéc-đi-năng! Phéc-đi-năng! Ôi, bây giờ em không thể câm lặng được nữa... cái chết... cái chết cởi hết mọi lời thề... Phéc-đi-năng ơi, lúc này đây, trong khắp cõi trời đất này không còn ai khốn khổ hơn anh nữa! Anh Phéc-đi-năng ơi, em chết oan!
e)
- Nguyên nhân dẫn đến bi kịch tình yêu của Phéc-đi-năng và Luy-dơ trong văn bản là do thái độ độc đoán, vụ lợi, âm mưu và thế lực đen tối của tể tướng Phôn Van-te (cha Phéc-đi-năng).
- Thông điệp của màn kịch có thể diễn đạt khác nhau nhưng điểm chung là lời nhắc nhở, cảnh báo:
+ Hãy lên tiếng phản đối sự áp đặt độc đoán, vụ lợi lên tình yêu đôi lứa
+ Hãy trân trọng và bảo vệ tình yêu tự do, trong sáng của con người;...
- Trong xã hội ngày nay, những ông bố kiểu như Tể tướng Phôn Van-te có thể đã ít đi, tình trạng áp đặt độc đoán, vụ lợi của cha mẹ lên tình yêu đôi lứa của con cái có thể không còn gay gắt như thời Si-le viết Âm mưu và tình yêu nữa, nhưng tinh thần tôn trọng quyền sống của con người, nhất là sự trân trọng và bênh vực tình yêu tự do, trong sáng của con người trong thông điệp của tác phẩm vẫn còn có giá trị.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải Nói và nghe trang 94 sách bài tập Ngữ văn 9 - Chân trời sáng tạo
- Giải Viết trang 91 sách bài tập Ngữ văn 9 - Chân trời sáng tạo
- Giải tiếng Việt trang 90 sách bài tập Ngữ văn 9 - Chân trời sáng tạo
- Giải Đọc trang 87 sách bài tập Ngữ văn 9 - Chân trời sáng tạo
- Giải Nói và nghe trang 72 sách bài tập Ngữ văn 9 - Chân trời sáng tạo
- Giải Nói và nghe trang 94 sách bài tập Ngữ văn 9 - Chân trời sáng tạo
- Giải Viết trang 91 sách bài tập Ngữ văn 9 - Chân trời sáng tạo
- Giải tiếng Việt trang 90 sách bài tập Ngữ văn 9 - Chân trời sáng tạo
- Giải Đọc trang 87 sách bài tập Ngữ văn 9 - Chân trời sáng tạo
- Giải Nói và nghe trang 72 sách bài tập Ngữ văn 9 - Chân trời sáng tạo