Bài 1. Biết ơn người lao động - SGK Đạo đức 4 Kết nối tri thức>
- Nghe/hát bài “Lớn lên em sẽ làm gì?” (Sáng tác: Trần Hữu Pháp) - Có những nghề gì được nhắc tới trong bài hát?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 4 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh
Khởi động
Trả lời câu hỏi Khởi động trang 5 SGK Đạo đức 4 – Kết nối tri thức
- Nghe/hát bài “Lớn lên em sẽ làm gì?” (Sáng tác: Trần Hữu Pháp)
- Có những nghề gì được nhắc tới trong bài hát?
Phương pháp giải:
- Em tìm kiếm bài hát “Lớn lên em sẽ làm gì?” để nghe và hát theo
- Dựa vào lời bài hát, em hãy kể tên các nghề nghiệp được nhắc đến
Lời giải chi tiết:
Lời bài hát “ Lớn lên em sẽ làm gì?”
Lớn lên em sẽ làm gì?
Em sẽ làm người công nhân,
Đi dựng xây những nhà máy mới,
Những nhà cao lồng lộng giữa trời mây.
Lớn lên em sẽ làm gì?
Em sẽ làm người nông dân,
Lái máy cày trên bao đồng ruộng,
Những cánh đồng thẳng cánh cò bay.
Lớn lên em sẽ làm gì?
Em sẽ làm người lái tàu,
Đưa những con tàu ra Bắc vào Nam.
Lớn lên em sẽ làm gì?
Em sẽ làm người kỹ sư,
Đi tìm tài nguyên làm giàu cho đất nước,
Ôi đẹp sao những mơ ước của em.
- Những nghề nghiệp được nhắc đến trong bài hát là: công nhân, nông dân, lái tài, kỹ sư
Khám phá 1
Trả lời câu hỏi khám phá 1 trang 6 SGK Đạo đức 4 – Kết nối tri thức
Tìm hiểu những đóng góp của người lao động
- Việc làm của chị lao công giúp ích gì cho cuộc sống của chúng ta?
- Hãy kể thêm một số công việc của người lao động khác mà em biết. Những công việc đó có đóng góp gì cho xã hội?
Phương pháp giải:
- Em đọc kĩ bài thơ “Tiếng chổi tre” của nhà thơ Tố Hữu để trả lời câu hỏi
- Dựa vào hiểu biết của em để kể tên một số công việc lao động khác
Lời giải chi tiết:
- Việc làm của chị lao công giúp cho đường phố trở nên sạch sẽ, gọn gàng.
- Một số công việc lao động khác mà em có thể tham khảo
Công việc |
Đóng góp cho xã hội |
Cảnh sát giao thông |
Giữ trật tự an toàn giao thông |
Cảnh sát biển |
Giữ gìn vùng biển đảo của tổ quốc |
Bác sĩ |
Chữa bệnh cho mọi người |
Khám phá 2
Trả lời câu hỏi Khám phá 2 trang 7 SGK Đạo đức 4 – Kết nối tri thức
Khám phá vì sao phải biết ơn người lao động
- Những sản phẩm trên cần thiết cho cuộc sống của chúng ta như thế nào?
- Nêu nhận biết của em về công sức của người lao động khi làm ra các sản phẩm đó.
- Theo em, vì sao chúng ta phải biết ơn người lao động?
Phương pháp giải:
Em quan sát kĩ các hình ảnh và trả lời các câu hỏi
Lời giải chi tiết:
- Những sản phẩm trong ảnh phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu của con người như ăn, mặc, đi lại, giải trí,…
- Để làm ra được các sản phẩm này, những người lao động đều phải tốn không ít công sức
+ Các bác nông dân phải trồng trọt, chăn nuôi để có nguồn thực phẩm cho xã hội
+ Những người công nhân, thợ may làm ra những bộ trang phục cho mọi người
+ Các kĩ sư chế tạo ra máy móc, phương tiện đi lại phục vụ cho đời sống
+ Các nghệ sĩ, họa sĩ sáng tác ra các tác phẩm nghệ thuật phục vụ đời sống tinh thần của con người
- Chúng ta phải biết ơn người lao động vì nhờ có họ mà cuộc sống của chúng ta mới được đảm bảo.
Khám phá 3
Trả lời câu hỏi Khám phá 3 trang 7, 8 SGK Đạo đức 4 – Kết nối tri thức
Tìm hiểu những việc cần làm để thể hiện lòng biết ơn người lao động
- Hãy nêu những việc làm thể hiện lòng biết ơn người lao động qua các bức tranh trên.
- Theo em, còn việc làm nào khác để thể hiện lòng biết ơn người lao động?
Phương pháp giải:
Em quan sát kĩ các bức tranh và đọc mô tả bên cạnh để trả lời các câu hỏi
Lời giải chi tiết:
- Những việc làm thể hiện lòng biết ơn trong các bức tranh trên là: a, c, d
- Một số việc làm khác thể hiện lòng biết ơn người lao động:
+ Vứt rác đúng nơi quy định để những người dọn rác đỡ vất vả khi đi thu gom rác
+ Không lãng phí thực phẩm, đó là công lao của các bác nông dân
+ Tuân thủ các quy định khi tham gia giao thông để các chú cảnh sát đỡ vất vả
Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 9 SGK Đạo đức 4 – Kết nối tri thức
Luyện tập 1
Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 9 SGK Đạo đức 4 – Kết nối tri thức
Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các ý kiến và đưa ra quan điểm của mình
Lời giải chi tiết:
a. Em đồng tình với ý kiến này vì người lao động đã tạo ra thực phẩm, trang phục, máy móc, phương tiện,… phục vụ cho đời sống xã hội
b. Em không đồng tình với ý kiến này vì nếu như không có người lao động bỏ công sức ra làm việc thì dù chúng ta có tiền cũng không có sản phẩm để mua
c. Em không đồng ý với ý kiến này vì dù người lao động ở bất kì đâu thì họ cũng là những người đã có đóng góp cho xã hội và đều xứng đáng được tôn vinh
d. Em không đồng ý với ý kiến này vì lao động nào cũng là chân chính. Những người lao động chân tay đóng góp công sức rất lớn trong việc tạo ra của cải cho xã hội
e. Em đồng ý với ý kiến này vì khi ta trân trọng và sử dụng thành quả của người lao động một cách phù hợp thì công sức của người lao động bỏ ra sẽ không bị lãng phí
Luyện tập 2
Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 9 SGK Đạo đức 4 – Kết nối tri thức
Việc làm của bạn nào dưới đây thể hiện hoặc không thể hiện sự biết ơn người lao động? Vì sao?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các việc làm và đưa ra quan điểm của mình
Lời giải chi tiết:
a. Việc làm này không thể hiện sự biết ơn người lao động vì đó là việc làm thể hiện sự thiếu tôn trọng người khác.
b. Việc làm này thể hiện sự biết ơn người lao động vì Châu thấy được giá trị mà nghề giáo viên đã đem lại, bạn ấy muốn trở thành giáo viên giống như bố để giúp ích cho xã hội
c. Việc làm này thể hiện sự biết ơn người lao động vì đã trân trọng công sức lao động của chú thợ điện
d. Việc làm này thể hiện sự biết ơn người lao động vì bạn Chi đã không phân biệt mà dành tình cảm cho bác giúp việc
e. Việc làm này không thể hiện sự biết ơn người lao động vì Bảo đã thiếu lịch sự khi không chào hỏi người khác.
Luyện tập 3
Trả lời câu hỏi Luyện tập 3 trang 10 SGK Đạo đức 4 – Kết nối tri thức
Xử lí tình huống
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các tình huống và đưa ra cách xử lí phù hợp
Lời giải chi tiết:
a. Nếu là Phương, em sẽ giải thích với Khánh rằng mình cần giúp đỡ người khác. Việc mình nhặt đồ giúp bác đầu bếp không chỉ thể hiện sự giúp đỡ người khác mà còn thể hiện sự tôn trọng người lao động
b. Nếu là Mai, em sẽ nói với bạn ấy rằng nghề nào cũng quan trọng và đều có đóng góp cho xã hội. Bạn ấy không nên chê bai nghề nghiệp của người khác.
c. Nếu là Nhung em sẽ nói với bố mẹ và anh chia bớt rau, củ, quả cho hàng xóm để cùng sử dụng, tránh lãng phí.
Luyện tập 4
Trả lời câu hỏi Luyện tập 4 trang 11 SGK Đạo đức 4 – Kết nối tri thức
Em có lời khuyên gì dành cho bạn?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các tình huống và đưa ra lời khuyên phù hợp cho bạn nhỏ trong tình huống đó
Lời giải chi tiết:
a. Huy nên đợi hành lang khô rồi mới đi vào để không mất công của bác lao công.
b. Các bạn nên lấy vừa đủ để tránh lãng phí thức ăn.
Vận dụng 1
Trả lời câu hỏi Vận dụng 1 trang 11 SGK Đạo đức 4 – Kết nối tri thức
Hãy chia sẻ một số việc em đã làm để thể hiện lòng biết ơn người lao động. Khi đó, em cảm thấy thế nào?
Phương pháp giải:
Em liên hệ bản thân để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Một số việc đã làm để thể hiện lòng biết ơn người lao động:
- Thấy rác bị vứt bừa bãi ở sân trường, em đã nhặt và vứt đúng nơi quy định
- Không lãng phí thức ăn
- Chào hỏi lễ phép khi gặp bác bảo vệ ở trường
…
Khi làm những việc đó, em cảm thấy rất vui.
Vận dụng 2
Trả lời câu hỏi Vận dụng 2 trang 11 SGK Đạo đức 4 – Kết nối tri thức
Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát, tranh, ảnh, truyện,… về người lao động
Phương pháp giải:
Em tìm hiểu từ các nguồn như internet, sách báo, hỏi người thân,…
Lời giải chi tiết:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
(ca dao)
- Một số bài thơ em có thể tìm đọc: Người quét rác (Tác giả: Phan Hạnh), Tiếng chổi tre (Tác giả Chử Văn Hòa)
- Một số bài hát về người lao động: Ba em là công nhân lái xe, Cầu thủ đá banh, Bác đưa thư vui tính,…
Vận dụng 3
Trả lời câu hỏi Vận dụng 3 trang 11 SGK Đạo đức 4 – Kết nối tri thức
Cùng các bạn trong nhóm xây dựng và biểu diễn tiểu phẩm về chủ đề “Biết ơn người lao động”
Phương pháp giải:
Em thực hiện hoạt động trên lớp.
Lời giải chi tiết:
Em có thể tham khảo tiểu phẩm:
- Nhân vật: bạn Nam, bạn Hoa, cô lao công
- Tình huống:
Nam và Hoa đang vừa uống sữa vừa đi trên đường thì thấy cô lao công đang quét lá bên lề đường. Nam đi qua cô liền vứt vỏ hộp sữa xuống gần chổi của cô lao công
Hoa: Cậu làm gì thế Nam?
Nam: Đấy là việc của cô ấy mà
Hoa: Sao cậu lại thiếu tôn trọng người khác như thế? Cậu cần xin lỗi cô ấy và nhặt vỏ hộp sữa vứt đúng nơi quy định đi
Nam: Cô ấy là người quét rác mà. Tớ vứt ở đó để cô ấy quét
Hoa: Cậu làm như vậy là sai rồi. Cô ấy giữ gìn sự sạch đẹp cho đường phố thì cậu cũng cần phải giúp đỡ cô ấy một tay chứ không vứt rác bừa bãi được
Nam: Tớ biết lỗi rồi. Để tớ nhặt lên
Nam quay lại xin lỗi cô lao công và nhặt vỏ hộp sữa vứt vào thùng rác
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 9. Quyền và bổn phận của trẻ em - SGK Đạo đức 4 Kết nối tri thức
- Bài 8. Quý trọng đồng tiền - SGK Đạo đức 4 Kết nối tri thức
- Bài 7. Duy trì quan hệ bạn bè - SGK Đạo đức 4 Kết nối tri thức
- Bài 6. Thiết lập quan hệ bạn bè - SGK Đạo đức 4 Kết nối tri thức
- Bài 5. Bảo vệ của công - SGK Đạo đức 4 Kết nối tri thức
- Bài 9. Quyền và bổn phận của trẻ em - SGK Đạo đức 4 Kết nối tri thức
- Bài 8. Quý trọng đồng tiền - SGK Đạo đức 4 Kết nối tri thức
- Bài 7. Duy trì quan hệ bạn bè - SGK Đạo đức 4 Kết nối tri thức
- Bài 6. Thiết lập quan hệ bạn bè - SGK Đạo đức 4 Kết nối tri thức
- Bài 5. Bảo vệ của công - SGK Đạo đức 4 Kết nối tri thức