Giải bài Viết trang 26 SBT Văn 11 - Chân trời sáng tạo>
Điền từ ngữ thích hợp vào các chỗ trống trong đoạn sau Chỉ ra những yêu cầu đối với kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội.
Câu 1
Trả lời Câu hỏi 1 trang 26 SBT Văn 11 Chân trời sáng tạo
Điền từ ngữ thích hợp vào các chỗ trống trong đoạn sau:
Nghị luận về một vấn đề xã hội là kiểu bài dùng ............. để ............về một vấn đề xã hội (một ý kiến, một tư tưởng đạo lí hay một hiện tượng xã hội), giúp người đọc ......... về vấn đề và có ...........đối với vấn đề đó.
Phương pháp giải:
Đọc lại khái niệm nghị luận về một vấn đề xã hội
Lời giải chi tiết:
Các từ ngữ cần điền: lí lẽ, bằng chứng – bàn luận – nhận thức đúng – thái độ, giải pháp phù hợp.
Câu 2
Trả lời Câu hỏi 2 trang 26 SBT Văn 11 Chân trời sáng tạo
Chỉ ra những yêu cầu đối với kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội.
Phương pháp giải:
Đọc lại yêu cầu đối với kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội
Lời giải chi tiết:
Yêu cầu đối với kiểu bài:
-Có luận điểm rõ ràng, chặt chẽ, thể hiện quan điểm của người viết về vấn đề.
-Đưa ra hệ thống lí lẽ, bằng chứng thuyết phục, chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ để làm sáng tỏ luận điểm.
-Nêu và phân tích, trao đổi về các ý kiến trái chiều.
-Bố cục bài viết gồm ba phần:
+Mở bài: Giới thiệu vấn đề xã hội cần bàn luận, thể hiện rõ quan điểm của người viết về vấn đề.
+Thân bài: Giải thích được vấn đề cần bàn luận; trình bày hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ cho quan điểm của người viết; phản biện các ý kiến trái chiều.
+Kết bài: Khẳng định lại quan điểm của người viết về vấn đề; đưa ra những đề xuất, giải pháp phù hợp.
Câu 3
Trả lời Câu hỏi 3 trang 26 SBT Văn 11 Chân trời sáng tạo
Vẽ sơ đồ tóm tắt bố cục của kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội.
Phương pháp giải:
Đọc lại các bước làm bài nghị luận về một vấn đề xã hội
Lời giải chi tiết:
Câu 4
Trả lời Câu hỏi 4 trang 26 SBT Văn 11 Chân trời sáng tạo
Sử dụng bảng kiểm kĩ năng viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội để đọc lại và đánh giá bài viết Tầm quan trọng của việc học phương pháp học trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập một, tr. 49 – 50.
Phương pháp giải:
Xem lại kiến thức về kĩ năng viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
Lời giải chi tiết:
Nội dung kiểm tra |
Đạt |
Chưa đạt |
|
Mở bài |
Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận |
x |
|
Nêu khái quát quan điểm của người viết về vấn đề cần bàn luận |
x |
|
|
Thân bài |
Giải thích được vấn đề cần bàn luận |
x |
|
Trình bày được hệ thống luận điểm thể hiện quan điểm của người viết |
x |
|
|
Nêu được lí lẽ thuyết phục, đa dạng để làm sáng tỏ luận điểm |
x |
|
|
Nêu được bằng chứng đầy đủ, phù hợp, xác đáng để làm sáng tỏ lí lẽ |
x |
|
|
Trao đổi với các ý kiến trái chiều một cách hợp lí |
x |
|
|
Kết bài |
Khẳng định lại quan điểm của bản thân |
x |
|
Đề xuất giải pháp, bài học phù hợp |
x |
|
|
Kĩ năng trình bày, diễn đạt |
Có mở bài, kết bài gây ấn tượng |
x |
|
Sắp xếp luận điểm, lí lẽ, bằng chứng hợp lí |
x |
|
|
Diễn đạt rõ ràng, rành mạch, không mắc lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp |
x |
|
Câu 5
Trả lời Câu hỏi 5 trang 26 SBT Văn 11 Chân trời sáng tạo
Thực hiện đề bài sau:
Đề bài: Tình huống: Hưởng ứng Tháng Thanh niên, Đoàn trường phát động cuộc thi viết với chủ đề “Tuổi trẻ cần...”.
Nhiệm vụ: Chọn từ ngữ thích hợp điền vào cụm từ “Tuổi trẻ cần...” để tạo thành một phương châm sống phù hợp với người trẻ. Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của bạn về phương châm đó.
Yêu cầu:
- Hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng rõ ràng, thuyết phục.
- Bài viết có trao đổi với ý kiến trái chiều.
- Mở bài và kết thúc ấn tượng.
Phương pháp giải:
Đọc lại lý thuyết về cách làm bài
Lời giải chi tiết:
Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách
Thanh xuân là quãng thời gian ngắn ngủi mà quý giá nhất của đời người. Để chặng đường ấy trở nên thực sự ý nghĩa, ta phải sống hết mình. Chính vì vậy, nhằm hưởng ứng Tháng Thanh niên, Đoàn trường phát động cuộc thi viết với chủ đề: “Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách”.
"Bản lĩnh" là có ý chí, quyết tâm, dám làm, dám suy nghĩ. Sống bản lĩnh chính là dám thể hiện khả năng, sở thích của mình, luôn tự tin trong cuộc sống. Bản lĩnh còn được định nghĩa theo nhiều quan điểm của nhiều người. Trong cuộc sống, bản lĩnh tạo nên những nét riêng của mỗi người và người sống có bản lĩnh luôn dám đương đầu với mọi khó khăn trong cuộc sống. Điều này rất quan trọng đối với giới trẻ hiện nay khi sống trong thời buổi này.
Khi là một học sinh, chúng ta phải biết loại bỏ những điểm sai, những tấm gương xấu. Biết sống có bản lĩnh để dễ dàng đương đầu với mọi khó khăn thử thách, vượt qua được những rào cản để bước tới một tương lai tươi sáng. Khi gặp những tấm gương xấu, biết rút ra cho mình những bài học và nên tránh xa những hành vi thói hư, tật xấu để trở thành những tấm gương, con người tốt, có ích cho xã hội, đất nước phát triển sau này.
Bản lĩnh là không phải là một tố chất có sẵn mà nó còn phải có thời gian kiên trì, nỗ lực rèn luyện bản thân. Sống có bản lĩnh luôn đạt được nhiều điều hay trong cuộc sống, hãy trở thành người có bản lĩnh
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 11 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục