Giải Bài tập 3 trang 5 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống


Đọc từ câu “Bấy giờ Phan mới nhận đích người ấy là Vũ Nương và gạn hỏi duyên cớ” đến câu “Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất” trong văn bản Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ (SGL, tr. 14 - 15) và trả lời các câu hỏi:

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Trả lời Bài tập 3 trang 5 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Đọc từ câu “Bấy giờ Phan mới nhận đích người ấy là Vũ Nương và gạn hỏi duyên cớ” đến câu “Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất” trong văn bản Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ (SGL, tr. 14 - 15) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 trang 5 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Các sự việc trong đoạn trích được kể theo trình tự nào?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ đoạn văn

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

Các sự việc trong đoạn trích được kể theo trình tự thời gian

Câu 2

Trả lời Câu hỏi 2 trang 5 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Cho biết Phan Lang trò chuyện với Vũ Nương trong hoàn cảnh nào?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ đoạn văn

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

Phan Lang trò chuyện với Vũ Nương trong hoàn cảnh sau khi chàng gặp nạn được Linh Phi cứu và đưa xuống thủy cung. Tại đây, chàng găp và nhận ra Vũ Nương bèn đến hỏi han nàng.

Câu 3

Trả lời Câu hỏi 3 trang 5 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Câu hỏi của Vũ Nương “Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp đã chẳng thể về nhân gian được nữa" cho em thấy được nét đẹp gì trong tính cách nhân vật

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ đoạn văn

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

Lời nói này cho thấy nhân vật có những phẩm chất như lòng biết ơn (cảm ơn Đức của Linh phi), tình yêu và sự hi sinh (đa tạ tình chàng), coi trọng tình nghĩa, bao dung độ lượng và có khát vọng khôi phục danh dự mãnh liệt.. Nhân vật thể hiện sự trung thành và tận tụy đối với người mình yêu và sẵn sàng hy sinh cho tình yêu đó.

Câu 4

Trả lời Câu hỏi 4 trang 5 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

So với truyện cổ mà Nguyễn Dữ dựa vào để sáng tác, Chuyện người con gái Nam Xương có thêm đoạn kết kì ảo (cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương chốn cung nước, lần gặp mặt ngắn ngủi của Vũ Nương và Trương Sinh, sau đó là chia tay vĩnh viễn). Với cách kết như vậy, em thấy truyện có kết thúc có hậu hay không? Vì sao

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ đoạn văn

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

Nói về kết thúc truyện của văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” có hai luồng ý kiến cho rằng, truyện có kết thúc có hậu và truyện có kết thúc chưa có hậu. Với chi tiết cuối cùng trong tác phẩm, ta thấy, cuối cùng Vũ Nương được sống sung sướng dưới thủy cung, được giải oan, chứng minh tấm lòng son sắt, thủy chung của mình, Tuy nhiên, kết thúc vẫn còn bi kịch bởi lúc sống, Vũ Nương chỉ mong được vui thú vui nghi gia bên chồng con. Lúc chết, Vũ Nương sống dưới thủy cung, mãi mãi không thể hưởng hạnh phúc gia đình, xa chồng, xa con, âm dương cách biệt. Trương Sinh một mình nuôi con, sống những ngày tháng trong hối hận giày vò. Bé Đản mồ côi mẹ, sống thiếu tình thương của mẹ. Gia đình tan nát, hạnh phúc tan vỡ, bi kịch ấy vẫn kéo dài. Tuy nhiên, kết thúc này thỏa mãn ước mơ về công bằng ở đời: người tốt sẽ gặp được những điều tốt. Bi kịch vẫn còn đó trong cái kết của truyện, gợi cho chúng ta nhiều sự thương cảm, xót xa cho những người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp lại chịu nhiều bi kịch dưới chế độ phong kiến hà khắc.

Câu 5

Trả lời Câu hỏi 5 trang 5 SBT Văn 9 Kết nối tri thức

Và chăng Ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.

Hãy cho biết câu văn trên nhắc đến điển tích, điển cố nào và việc sử dụng điển tích, điển cố đó có tác dụng gì

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ đoạn văn

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Lời giải chi tiết:

- Câu văn trên nhắc đến điển tích, điển cố:  Ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam

- Tác dụng: Ngựa Hồ là ngựa ở nước Hồ, nơi phương bắc nước Tàu. Ngựa Hồ tuy ở Trung Quốc, tương đối ấm áp nhưng vẫn nhớ đến đất Hồ tê lạnh, mỗi độ đông về. Vì thế khi có gió bấc là gió phương bắc thổi đến thì ngựa cất tiếng hí lên thê thảm tỏ lòng nhớ cố quốc. Chim Việt là loài chim sinh ở đất Việt, thuộc phía nam nước Tàu.  Muốn làm ổ, chúng chọn cành cây chĩa về phương Nam, tức là phương của quê nhà mà chim sinh trưởng. Như vậy, hình ảnh "ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam" có nghĩa là không quên nơi quê hương cố quốc dù ở nơi đất khách quê người. Nhấn mạnh vào tấm lòng thủy chung, ân nghĩa.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí