Giải Bài tập 1 trang 7 sách bài tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức>
Lập dàn ý cho đề bài: Viết bài thuyết minh về một trong các tác phẩm văn học sau: Bình Ngô đại cáo (Đại cáo Bình Ngô, Nguyễn Trãi); Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân); Lời tiễn dặn (Trích Tiễn dặn người yêu – truyện thơ dân tộc Thái); Chí Phèo (Nam Cao).
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Đề bài
Bài tập 1 (trang 7, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai):
Lập dàn ý cho đề bài: Viết bài thuyết minh về một trong các tác phẩm văn học sau: Bình Ngô đại cáo (Đại cáo Bình Ngô, Nguyễn Trãi); Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân); Lời tiễn dặn (Trích Tiễn dặn người yêu – truyện thơ dân tộc Thái); Chí Phèo (Nam Cao).
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Dựa vào những kiến thức đã học về phần viết và hiểu biết về các văn bản để viết bài thuyết minh.
Lời giải chi tiết
1. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Trãi (tư tưởng chủ đạo, các sáng tác chính, đặc điểm sáng tác,…)
- Dẫn dắt vấn đề thuyết minh: khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”.
2, Thân bài
a, Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
Sau khi đánh tan giặc Minh xâm lược, Nguyễn Trãi đã thừa lệnh Lê Lợi viết tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” hay còn gọi là “Đại cáo Bình Ngô” và chính thức công bố trước toàn thể nhân dân vào tháng Chạp, năm Đinh Mùi, tức là vào đầu năm 1428.
b, Thể loại cáo
- Một thể loại văn học có nguồn gốc từ Trung Hoa.
- Được viết bằng chữ Hán, có thể được viết bằng văn xuôi hoặc văn vần nhưng phổ biến hơn cả là văn biền ngẫu.
- Cáo là thể văn thường được vua, chúa hoặc thủ lĩnh dùng để thông báo rộng rãi tới toàn thể mọi người một sự việc hay một vấn đề trọng đại nào đó.
- Kết cấu chặt chẽ, mạch lạc, lập luận sắc bén và lí lẽ thuyết phục
c, Bố cục
Gồm bốn đoạn:
- Đoạn một: nêu lên luận đề chính nghĩa để làm cơ sở, nền tảng vững chắc cho bài cáo.
- Đoạn hai: vạch rõ những tội ác man rợn, dã man của kẻ thù và làm bật nổi ý chí và lòng căm thù giặc sâu sắc của nhân dân ta
- Đoạn ba: tái hiện lại một cách chân thực, sâu sắc và rõ nét quá trình chiến đấu, chinh phạt với thật nhiều những khó khăn, vất vả và sự tất thắng của quân và dân ta.
- Đoạn bốn: lời tuyên bố độc lập, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa.
d, Những đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm
- Kết hợp nhuần nhuyễn, hài hòa và hợp lí giữa yếu tố chính luận với yếu tố văn chương với nhiều hình ảnh độc đáo, hấp dẫn.
- Giọng điệu hết sức linh hoạt, đa dạng, phù hợp với từng nội dung mà báo cáo thể hiện - tự hào về truyền thống văn hóa, lịch sử ngàn đời của dân tộc, căm phẫn khi vạch rõ tội ác của kẻ thù, trịnh trọng, nghiêm trang khi tuyên bố độc lập,…
3, Kết bài
Khái quát giá trị, ý nghĩa của văn bản trong nền văn học và nêu cảm nghĩ của bản thân.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 11 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải Bài tập 3 Nói và nghe trang 28 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 2 Nói và nghe trang 28 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 1 Nói và nghe trang 28 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 3 trang 28 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 2 trang 28 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 3 Nói và nghe trang 28 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 2 Nói và nghe trang 28 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 1 Nói và nghe trang 28 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 3 trang 28 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 2 trang 28 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức