Giải bài tập 1 trang 3 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức>
Dựa vào các thông tin được trình bày trong phần Tiểu sử, hãy xác định những cột mốc lớn trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh. Theo bạn, vì sao có thể xem đó là những cột mốc lớn?
Đọc lại văn bản Tác giả Hồ Chí Minh trong sách giáo khoa (SGK) Ngữ Văn 12, phần 2 (tr.6 – 12) và trả lời câu hỏi:
Câu 1
Dựa vào các thông tin được trình bày trong phần Tiểu sử, hãy xác định những cột mốc lớn trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh. Theo bạn, vì sao có thể xem đó là những cột mốc lớn?
Phương pháp giải:
Đọc lại phần tiểu sử
Lời giải chi tiết:
- Cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh có nhiều cột mốc quan trọng, mỗi cột mốc đều đánh dấu những bước tiến lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Dưới đây là một số cột mốc tiêu biểu:
+ Năm 1911: Hồ Chí Minh (lúc đó là Nguyễn Tất Thành) rời Việt Nam để tìm đường cứu nước. Ngày 5/6/1911, Người lên tàu Đô đốc Latouche-Tréville từ bến cảng Nhà Rồng, bắt đầu hành trình bôn ba khắp thế giới.
+ Năm 1920: Tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp ở Tours, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Đây là bước ngoặt quan trọng, đánh dấu sự chuyển hướng từ chủ nghĩa yêu nước sang chủ nghĩa cộng sản.
+ Năm 1941: Hồ Chí Minh trở về Việt Nam sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài. Người thành lập Mặt trận Việt Minh, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Nhật và Pháp.
+ Năm 1945: Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
+ Năm 1954: Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève được ký kết, chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp ở Việt Nam. Hồ Chí Minh tiếp tục lãnh đạo công cuộc xây dựng và bảo vệ miền Bắc.
+ Năm 1969: Hồ Chí Minh qua đời ngày 2/9/1969, để lại di sản to lớn cho dân tộc Việt Nam và phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới.
- Những cột mốc này được xem là quan trọng vì chúng đánh dấu những bước ngoặt lớn trong cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh, góp phần quyết định đến sự thành công của cách mạng Việt Nam. Mỗi cột mốc đều thể hiện tầm nhìn chiến lược, lòng yêu nước và sự kiên định của Người trong việc đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc.
Câu 2
UNESCO dựa trên cơ sở nào để suy tôn Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hoá lớn?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Thông tin về việc UNESCO suy tôn Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hoá lớn được đưa ra cuối phần viết về tiểu sử của Hồ Chí Minh, như một cách khái quát lại những đóng góp to lớn của Người cho đất nước, dân tộc. Dựa trên cơ sở:
- Mục đích lớn nhất của cuộc đời Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của ngoại bang. Người đã đạt được mục đích cao cả này qua việc lãnh đạo nhân dân ta làm nên Cách mạng tháng Tám, thực hiện thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
- Không chỉ hướng đến nhiệm vụ giải phóng dân tộc, Người còn tạo dựng được nền móng vững chắc cho việc xây dựng một nền văn hoá mới trên đất nước Việt Nam, đưa đất nước ta bước vào những cuộc vận động lớn của thời đại để xây dựng một xã hội văn minh, tôn trọng con người.
Câu 3
SGK đã tóm tắt quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh trong câu văn nào? Cách triển khai thông tin trong mục Quan điểm sáng tác có điểm gì đáng chú ý?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ tác phẩm phần quan điểm sáng tác
Chú ý cách triển khai thông tin
Lời giải chi tiết:
Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh: Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh được thể hiện tập trung, nhất quán trong nhiều bài phát biểu, nói chuyện và trong các tác phẩm văn, thơ cụ thể.
- Cách triển khai thông tin:
+ Hình thức triển khai được chọn lựa là diễn dịch: đi từ việc khái quát về quan điểm sáng tác đến việc nêu các dẫn chứng làm cơ sở cho ý khái quát đã nêu, sau cùng là bình luận, đánh giá.
+ Các dẫn chứng đưa ra đảm bảo tính phong phú, có thể thuyết phục được người đọc rằng: Hồ Chí Minh có quan điểm sáng tác rõ ràng, nhất quán và Người muốn quan điểm sáng tác đó cũng phải được mọi nghệ sĩ cách mạng thấm nhuần.
Câu 4
Dựa vào nội dung mục Thành tựu sáng tác, hãy phân tích những cách tác động và hiệu quả tác động khác nhau của ba bộ phận sáng tác chủ yếu trong di sản văn học Hồ Chí Minh.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ mục Thành tựu sáng tác
Lời giải chi tiết:
“Cách tác động” gắn với đặc điểm của loại văn bản: có loại cần phải xuất hiện đúng lúc, kịp thời theo nhu cầu của thời cuộc, có loại xuất hiện tuỳ thuộc vào ngẫu hứng của người sáng tạo. “Hiệu quả tác động” gắn với khả năng của văn bản trong việc gây những phản ứng khác nhau ở người tiếp nhận.
- Văn chính luận của Hồ Chí Minh luôn bám sát những vấn đề thời sự nóng hổi của đời sống cách mạng, mang tính chất ứng chiến kịp thời, luôn tỏ rõ quan điểm, thái độ của người viết trước những vấn đề được đề cập, do vậy, thường phát huy hiệu quả tuyên truyền, vận động quần chúng cách mạng một cách nhanh chóng, mạnh mẽ.
- Truyện, kí của Hồ Chí Minh cũng luôn khai thác những đề tài mang tính thời sự, thường xuất hiện đúng vào lúc các sự kiện đang đạt tới điểm nóng, đáp ứng nhu cầu của người đọc muốn làm sáng tỏ một vấn đề nào đó về nhận thức, quan điểm. Bộ phận sáng tác này cũng gây được hiệu quả tuyên truyền, vận động nhanh, mạnh, tích cực.
- Thơ Hồ Chí Minh, ngoài mảng thơ mừng xuân, kêu gọi có cách tác động và hiệu quả tác động tương tự hai bộ phận sáng tác nói trên, mảng thơ trữ tình bộc lộ cảm xúc cá nhân của Người lại tác động đến người đọc theo cách khác: trầm tĩnh, lắng sâu, khơi gợi ở người đọc nhiều ngẫm nghĩ sâu xa về con người, cuộc đời và thiên nhiên, tạo vật.
Câu 5
Nêu các yếu tố chính tạo nên phong cách nghệ thuật đa dạng trong sáng tác của Hồ Chí Minh.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần phong cách nghệ thuật
Lời giải chi tiết:
Những yếu tố chính tạo nên phong cách đó trong sáng tác của Hồ Chí Minh:
- Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh là tuỳ vào từng đối tượng tiếp nhận Cụ thể mà chọn nội dung viết và lối viết phù hợp. Chính quan điểm này là một yếu tố quan trọng đưa đến sự đa dạng trong phong cách nghệ thuật của tác giả.
- Trong quá trình viết, sáng tác, Hồ Chí Minh đã sử dụng nhiều thể loại khác nhau, Mỗi thể loại có một “ngôn ngữ” riêng, đòi hỏi người viết phải ý thức đầy đủ. Theo đó, phong cách nghệ thuật trong sáng tác của Hồ Chí Minh không hề đơn nhất mà luôn có sự biến hoá linh hoạt.
- Tài năng văn học thiên bẩm của Hồ Chí Minh cần được xem là yếu tố không thể không nói đến khi muốn cắt nghĩa nguyên nhân tạo nên phong cách nghệ thuật đa dạng trong các sáng tác của Người.
Câu 6
Theo bạn, việc tìm hiểu sâu hơn về sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh có ý nghĩa như thế nào trong quá trình tu dưỡng, phấn đấu của thế hệ trẻ hiện nay?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Liên hệ đến thế hệ trẻ hiện nay
Lời giải chi tiết:
Việc tìm hiểu sâu hơn về sự nghiệp cách mạng và văn học của Hồ Chí Minh mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng cho quá trình tu dưỡng và phấn đấu của thế hệ trẻ hiện nay:
- Học hỏi tinh thần yêu nước và ý chí kiên cường: Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về lòng yêu nước, sự kiên định và ý chí không ngừng nghỉ trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc. Thế hệ trẻ có thể học hỏi từ tinh thần này để vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống và công việc.
- Nâng cao nhận thức về lịch sử và trách nhiệm xã hội: Hiểu rõ về sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh giúp thế hệ trẻ nhận thức sâu sắc hơn về lịch sử dân tộc, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước.
- Phát triển tư duy sáng tạo và khả năng lãnh đạo: Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà cách mạng mà còn là một nhà văn, nhà thơ với nhiều tác phẩm có giá trị. Việc nghiên cứu các tác phẩm của Người giúp thế hệ trẻ phát triển tư duy sáng tạo, khả năng diễn đạt và kỹ năng lãnh đạo.
- Rèn luyện đạo đức và lối sống: Hồ Chí Minh luôn đề cao đạo đức, lối sống giản dị, khiêm tốn và gần gũi với nhân dân. Thế hệ trẻ có thể học hỏi từ những phẩm chất này để rèn luyện bản thân, sống có trách nhiệm và cống hiến cho xã hội.
- Khơi dậy lòng tự hào dân tộc: Việc tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh giúp thế hệ trẻ cảm nhận sâu sắc hơn về những giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, từ đó khơi dậy lòng tự hào và ý thức bảo vệ, phát huy những giá trị đó.
- Giải Bài tập 2 trang 3 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 3 trang 4 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 4 trang 5 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 5 trang 5 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 6 trang 5 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 12 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải Bài tập 2 Nói và nghe trang 22 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 1 Nói và nghe trang 22 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 2 Viết trang 22 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 1 Viết trang 22 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 5 trang 22 sách bài tập Ngữ văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 2 Nói và nghe trang 22 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 1 Nói và nghe trang 22 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 2 Viết trang 22 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 1 Viết trang 22 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 5 trang 22 sách bài tập Ngữ văn 12 - kết nối tri thức