Giải Bài đọc 5: Bác sĩ Y-éc-xanh VBT Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều


Vì sao bà khách ước ao được gặp bác sĩ Y-éc-xanh. Gạch dưới những từ ngữ thể hiện ấn tượng của bà khách khi gặp bác sĩ Y-éc-xanh. Gạch dưới những câu nói thể hiện lòng yêu nước của bác sĩ Y-éc-xanh. Tâm sự của bác sĩ Y-éc-xanh về việc ông ở lại Việt Nam nói lên điều gì. Khoanh tròn dấu hai chấm dùng để báo hiệu phần giải thích trong đoạn văn sau.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đọc hiểu

Câu 1:

Vì sao bà khách ước ao được gặp bác sĩ Y-éc-xanh? Đánh dấu √ vào ô thích hợp: 

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn 1 của bài đọc.  

Lời giải chi tiết:

 

Đúng

Sai

a) Vì bà ngưỡng mộ người đã tìm ra vi trùng dịch hạch.

V

 

b) Vì bà tò mò, muốn biết điều gì khiến bác sĩ Y-éc-xanh chọn cuộc sống xa Tổ quốc để nghiên cứu những bệnh nhiệt đới.

V

 

c) Vì bà muốn biết bác sĩ Y-éc-xanh ăn mặc như thế nào.

 

V

 

Câu 2

Gạch dưới những từ ngữ thể hiện ấn tượng của bà khách khi gặp bác sĩ Y-éc-xanh:

Y-éc-xanh quả thật khác xa với nhà bác học trong trí tưởng tượng của bà. Trong bộ quần áo ka ki sờn cũ không là ủi, trông ông như một khách đi tàu ngồi toa hạng ba. Chỉ có đôi mắt đầy bí ẩn của ông làm bà chú ý. 

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn 2 của bài đọc.   

Lời giải chi tiết:

Y-éc-xanh quả thật khác xa với nhà bác học trong trí tưởng tượng của bà. Trong bộ quần áo ka ki sờn cũ không là ủi, trông ông như một khách đi tàu ngồi toa hạng ba. Chỉ có đôi mắt đầy bí ẩn của ông làm bà chú ý. 

Câu 3

Gạch dưới những câu nói thể hiện lòng yêu nước của bác sĩ Y-éc-xanh:

Y-éc-xanh lặng yên nhìn khách, hai bàn tay đan vào nhau, đặt trên đầu gối.

-Tôi là người Pháp. Mãi mãi tôi là dân nước Pháp. Người ta không thể nào sống thiếu Tổ quốc.

Ngừng một chút, ông tiếp: 

-Tuy nhiên, tôi với bà đều sống chung trong một ngôi nhà: Trái Đất. Trái Đất đích thực là ngôi nhà của chúng ta. Những đứa con trong nhà phải thương yêu và có bổn phận giúp đỡ lẫn nhau. Tôi không thể rời khỏi Nha Trang này để sống ở nơi nào khác. Chỉ có ở đây, tâm hồn tôi mới được rộng mở, bình yên.

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn 3 của bài đọc.   

Lời giải chi tiết:

Y-éc-xanh lặng yên nhìn khách, hai bàn tay đan vào nhau, đặt trên đầu gối.

- Tôi là người Pháp. Mãi mãi tôi là dân nước Pháp. Người ta không thể nào sống thiếu Tổ quốc.

Ngừng một chút, ông tiếp: 

- Tuy nhiên, tôi với bà đều sống chung trong một ngôi nhà: Trái Đất. Trái Đất đích thực là ngôi nhà của chúng ta. Những đứa con trong nhà phải thương yêu và có bổn phận giúp đỡ lẫn nhau. Tôi không thể rời khỏi Nha Trang này để sống ở nơi nào khác. Chỉ có ở đây, tâm hồn tôi mới được rộng mở, bình yên.

Câu 4

Tâm sự của bác sĩ Y-éc-xanh về việc ông ở lại Việt Nam nói lên điều gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý em thích:

a) Ông muốn giúp người dân Việt Nam đấu tranh chống bệnh tật.

b) Ông muốn nghiên cứu các bệnh nhiệt đới qua thực tế ở Việt Nam.

c) Ông muốn thực hiện lẽ sống yêu thương và giúp đỡ mọi người.

d) Ý kiến khác của em (nếu có): ............... 

Phương pháp giải:

Em đọc lời tâm sự của bác sĩ Y-éc-xanh và trả lời câu hỏi.    

Lời giải chi tiết:

b) Ông muốn nghiên cứu các bệnh nhiệt đới qua thực tế ở Việt Nam. 

Luyện tập

Câu 1:

Khoanh tròn dấu hai chấm dùng để báo hiệu phần giải thích trong đoạn văn sau:

Ngừng một chút, ông tiếp:

- Tuy nhiên, tôi với bà đều sống chung trong một ngôi nhà: Trái Đất. Trái Đất đích thực là ngôi nhà của chúng ta. Những đứa con trong nhà phải thương yêu và có bổn phận giúp đỡ lẫn nhau. Tôi không thể rời khỏi Nha Trang này để sống ở nơi nào khác. Chỉ có ở đây, tâm hồn tôi mới được rộng mở, bình yên. 

Phương pháp giải:

Em đọc bài đọc để trả lời.   

Lời giải chi tiết:

Một dấu hai chấm dùng để báo hiệu phần giải thích trong bài đọc:

Tuy nhiên, tôi với bà đều sống chung trong một ngôi nhà: Trái Đất. 

Câu 2

Viết tiếp vào vở các câu sau, sử dụng dấu hai chấm để báo hiệu phần giải thích:

a) Có hai lí do khiến bà khách ao ước được gặp bác sĩ Y-éc-xanh ...

b) Nhà bác học thật khác với những gì bà tưởng tượng ... 

Phương pháp giải:

Em dựa vào bài đọc để hoàn thành bài tập.   

Lời giải chi tiết:

Viết tiếp vào vở các câu sau, sử dụng dấu hai chấm để báo hiệu phần giải thích:

a) Có hai lí do khiến bà khách ao ước được gặp bác sĩ Y-éc-xanh: vì ngưỡng mộ người đã tìm ra vi trùng dịch hạch, phần vì tò mò.

b) Nhà bác học thật khác với những gì bà tưởng tượng: Trong bộ quần áo ka ki sờn cũ không là ủi, trông ông như một khách đi tàu ngồi toa hạng ba. Chỉ có đôi mắt đầy bí ẩn của ông làm bà chú ý. 


Bình chọn:
4 trên 6 phiếu
  • Giải Bài viết 5: Em kể chuyện VBT Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều

    Chọn 1 trong 2 đề sau: Viết đoạn văn kể lại câu chuyện Sự tích cây lúa, từ đoạn tốp thợ săn gặp các vị thần núi đến hết. Viết đoạn văn kể chuyện em và các bạn đóng vai, thực hành giao lưu với các bạn Lúc-xăm-bua.

  • Giải Bài đọc 6: Người hồi sinh di tích VBT Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều

    Ông Ka-dích là người nước nào?. Ông Ka-dích tham gia trùng tu và giới thiệu những di sản nổi tiếng nào của Việt Nam. Tinh thần làm việc của ông Ka-dích khi tham gia trùng tu khu thánh địa Mỹ Sơn nói lên điều gì về ông. Câu chuyện về kiến trúc sư Ka-dích có điểm gì giống câu chuyện về bác sĩ Y-éc-xanh mà em đã học. Điền từ ngữ thích hợp với chỗ trống để tạo hình ảnh so sánh.

  • Giải Góc sáng tạo: Viết đoạn văn về một nhân vật trong truyện VBT Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều

    Một du khách hỏi vì sao nhiều đô thi Việt Nam có đường phố mang tên Y-éc-xanh. Em hãy viết đoạn văn về bác sĩ Y-éc-xanh để trả lời vị khách đó. Một du khách hỏi vì sao ở Hội An có bức tượng kiến trúc sư Ka-dích. Em hãy viết một đoạn văn về kiến trúc sư Ka-dích để trở lời vị khách đó.

  • Giải Bài đọc 4: Nhập gia tùy tục VBT Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều

    Theo phong tục của Bru-nây, bạn phải dùng tay nào để đưa hoặc nhận các vật. Vì sao bạn không được xoa đầu người khác. Nếu muốn chỉ vào ai thì bạn phải dùng ngón tay nào. Nếu đến một nơi mà không tôn trọng tục lệ, tập quán của nơi đó thì có thể xảy ra điều gì. Tìm và viết lại 3 câu thể hiện lời khuyên trong bài đọc.

  • Giải Bài viết 3: Viết thư làm quen VBT Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều

    Dựa vào bài đọc Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua, em hãy viết thư cho một học sinh nước bạn. (Đọc Gợi ý trong sách giáo khoa trang 104.)

>> Xem thêm