Bài 8. Sinh thái nhân văn và phát triển bền vững - Chuyên đề học tập Sinh học 12 Cánh diều>
Đánh bắt cá biển quá mức bằng các phương tiện huỷ diệt như đánh mìn, tàu kéo lưới (giã cào),... làm tài nguyên biển bị suy giảm, do đó, ảnh hưởng đến đời sống người dân ven biển. Theo em, có thể làm gì để vừa duy trì nguồn lợi thuỷ hải sản vừa đảm bảo đời sống bền vững của người dân?
CH tr 49 MĐ
Đánh bắt cá biển quá mức bằng các phương tiện huỷ diệt như đánh mìn, tàu kéo lưới (giã cào),... làm tài nguyên biển bị suy giảm, do đó, ảnh hưởng đến đời sống người dân ven biển. Theo em, có thể làm gì để vừa duy trì nguồn lợi thuỷ hải sản vừa đảm bảo đời sống bền vững của người dân?
Phương pháp giải:
Đánh bắt cá biển quá mức bằng các phương tiện huỷ diệt như đánh mìn, tàu kéo lưới (giã cào),... làm tài nguyên biển bị suy giảm, do đó, ảnh hưởng đến đời sống người dân ven biển.
Lời giải chi tiết:
Biện pháp vừa duy trì nguồn lợi thuỷ hải sản vừa đảm bảo đời sống bền vững của người dân: Xây dựng kế hoạch khai thác hợp lí, phát triển bền vững hệ sinh thái biển.
CH tr 49 CH 1
Từ ví dụ về khai thác cá biển trong hình 8.1, hãy cho biết con người đã tác động như thế nào đến hệ sinh thái.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 8.1
Lời giải chi tiết:
Trong khai thác cá biển, con người khai thác cá và tác động lên các loài sinh vật biển khác trong hệ sinh thái biển. Đánh bắt cá quá mức gián tiếp làm suy giảm số lượng cá heo và hải cẩu, do đó, các loài sinh vật này cần được bảo tồn. Vấn đề bảo tồn thu hút sự quan tâm của cộng đồng, các chính phủ và ngư dân. Dựa trên các thông tin thu được, con người có các điều chỉnh về công nghệ, phương pháp đánh bắt nhằm khai thác hợp lí nguồn cá biển, giúp bảo tồn cá heo và hải cẩu.
CH tr 50 LT
Dựa vào hình 8.2, nêu ví dụ về tương tác giữa hệ xã hội và hệ sinh thái.
Phương pháp giải:
Dựa vào hình 8.2
Lời giải chi tiết:
Ví dụ: Hệ sinh thái cung cấp dịch vụ sinh thái cho hệ xã hội, ví dụ như vật chất, năng lượng, thông tin để đáp ứng các nhu cầu của con người. Con người tác động lên hệ sinh thái thông qua các hoạt động sống, dẫn tới sự thay đổi vật chất, năng lượng, thông tin của hệ sinh thái.
CH tr 51 CH
Nêu một số tác động của con người dẫn đến sự phát triển không bền vững.
Phương pháp giải:
Học sinh tự tìm hiểu và nêu các tác động
Lời giải chi tiết:
- Bùng nổ dân số.
- Gây ô nhiễm môi trường.
- Khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên.
- Phá hủy các hệ sinh thái.
- Phát triển công nghiệp gây tăng hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu.
CH tr 51 LT
Hãy dự đoán những tác động lên hệ sinh thái khi dân số tiếp tục tăng.
Phương pháp giải:
Học sinh tự dự đoán.
Lời giải chi tiết:
Những tác động lên hệ sinh thái khi dân số tiếp tục tăng: Tăng áp lực lên tài nguyên sống, kinh tế, tăng gánh nặng cho môi trường và các phúc lợi xã hội.
CH tr 52 CH
Nêu một số biện pháp quản lí bền vững tài nguyên rừng và biển mà vẫn đảm bảo đời sống của người dân sử dụng các tài nguyên này.
Phương pháp giải:
Học sinh tự nêu một số biện pháp quản lí bền vững tài nguyên rừng và biển.
Lời giải chi tiết:
Để hạn chế và khắc phục những tác động xấu của sự phát triển xã hội đến môi trường, chúng ta cần xây dựng những chính sách phát triển kinh tế và xã hội hài hoà với môi trường. Phát triển kinh tế bền vững khi các nguồn tài nguyên được sử dụng hợp lí và ổn định, không làm suy thoái và hạn chế gia tăng chất thải vào môi trường.
CH tr 52 LT
Sự gia tăng rác thải từ các sản phẩm nhựa dùng một lần có thể đe dọa sự bền vững về môi trường. Hãy nêu các biện pháp hạn chế nguồn rác thải này.
Phương pháp giải:
Lý thuyết các biện pháp hạn chế nguồn rác thải.
Lời giải chi tiết:
Biện pháp hạn chế rác thải nhựa:
- Có các sản phẩm thay thế dễ phân hủy.
- Dùng các sản phẩm có thể sử dụng nhiều lần.
- Tái chế các vật dụng không cần thiết, tránh lãng phí.
CH tr 52 VD
Ở Việt Nam, sản xuất điện mặt trời (hình 8.7) góp phần phát triển bền vững như thế nào?
Phương pháp giải:
Quan sát hình 8.7
Lời giải chi tiết:
- Giảm phát thải carbon, giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm không khí, góp phần giảm biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.
- Tạo ra nguồn năng lượng sạch và tái tạo.
- Tăng cường an ninh năng lượng.
- Tạo ra cơ hội việc làm và phát triển kinh tế.
- Giảm chi phí năng lượng và tăng cường tiết kiệm năng lượng.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Ôn tập chuyên đề 3 - Chuyên đề học tập Sinh học 12 Cánh diều
- Ôn tập chuyên đề 2 - Chuyên đề học tập Sinh học 12 Cánh diều
- Ôn tập chuyên đề 1 - Chuyên đề học tập Sinh học 12 Cánh diều
- Bài 10. Dự án điều tra về sinh thái nhân văn - Chuyên đề học tập Sinh học 12 Cánh diều
- Bài 9. Một số lĩnh vực của sinh thái nhân văn - Chuyên đề học tập Sinh học 12 Cánh diều
- Ôn tập chuyên đề 3 - Chuyên đề học tập Sinh học 12 Cánh diều
- Ôn tập chuyên đề 2 - Chuyên đề học tập Sinh học 12 Cánh diều
- Ôn tập chuyên đề 1 - Chuyên đề học tập Sinh học 12 Cánh diều
- Bài 10. Dự án điều tra về sinh thái nhân văn - Chuyên đề học tập Sinh học 12 Cánh diều
- Bài 9. Một số lĩnh vực của sinh thái nhân văn - Chuyên đề học tập Sinh học 12 Cánh diều