Bài 10. Ngộ độc thực phẩm - Chuyên đề học tập Sinh 11 Kết nối tri thức


Hằng năm, có hàng trăm vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên toàn quốc gây nên những thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe, tính mạng, kinh tế của người dân. Vậy theo em, ngộ độc thực phẩm là gì? Nguyên nhân nào gây nên ngộ độc thực phẩm? Làm cách nào có thể phát hiện và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

CH tr 45

CH1.

Hằng năm, có hàng trăm vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên toàn quốc gây nên những thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe, tính mạng, kinh tế của người dân. Vậy theo em, ngộ độc thực phẩm là gì? Nguyên nhân nào gây nên ngộ độc thực phẩm? Làm cách nào có thể phát hiện và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm?

Phương pháp:

Lý thuyết ngộ độc thực phẩm

Giải chi tiết:

- Ngộ độc thực phẩm là bệnh lí do hấp thụ thực phẩm bị ô nhiễm hoặc có chứa chất độc.

- Nguyên nhân: do nhiễm vi sinh vật, do nhiễm các chất hóa học, do chất độc tự nhiên có sẵn trong thực phẩm, do thực phẩm hư hỏng, biến chất

- Khi bị ngộ độc thì có các triệu chứng như: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, …


CH tr 52

CH1.

Ngộ độc thực phẩm là gì? Hãy phân loại các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và nêu ví dụ về một số tác nhân gây bệnh.

Phương pháp:

Lý thuyết ngộ độc thực phẩm

Giải chi tiết:

- Khái niệm: Ngộ độc thực phẩm là bệnh lí do hấp thụ thực phẩm bị ô nhiễm hoặc có chứa chất độc.

- Nguyên nhân:

+ Do nhiễm vi sinh vật: virus viêm gan A, sán dây lợn, ...

+ Do knhiễm các chất hóa học: hàn the, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, ..

CH2.

Hãy nêu một số cách phát hiện các thực phẩm có nguy cơ cao gây ngộ độc.

Phương pháp:

Thực phẩm gây ngôn độc thường xuất hiện những đặc điểm khác bình thường

Giải chi tiết:

Cách phát hiện:

- Bị ruồi, mỗi bám vào

- Có màu sắc lạ, mùi lạ, hôi thối, héo úa hoặc mốc

- Củ, quả mọc mầm, ra rễ, ...

- Có mùi vị khác thường, khó chịu, không thơm ngon, hấp dẫn

CH tr 54

CH1.

Khi lựa chọn thực phẩm, cần lưu ý điều gì để có thể lựa chọn được thực phẩm an toàn?

Phương pháp:

Dựa vào đặc điểm của thực phẩm khi tươi và chú ý hạn sử dụng

Giải chi tiết:

- Đối với thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến không có nhãn mác, cần biết rõ nguồn gốc xuất xứ, thức ăn phải được bảo quản trong bao gói, dụng cụ sạch, không gây ô nhiễm thực phẩm, chống được ruồi, bọ, bụi bẩn,...

- Đối với thực phẩm có bao gói phải có nhãn dán đầy đủ, đúng quy định.

- Không sử dụng các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc; các loại thực phẩm lạ; thực phẩm có dấu hiệu ôi, thiu, thay đổi màu sắc, mùi hương, hình dạng,...

CH2.

Đối với quá trình chế biến, cần lưu ý những vấn đề gì để đảm bảo an toàn thực phẩm?

Phương pháp:

Lý thuyết các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm

Giải chi tiết:

- Sử dụng nguồn nước sạch.

- Sử dụng phụ gia, chất hỗ trợ chế biến đúng quy định.

- Người chế biến :

+ Giữ vệ sinh cá nhân, trang phục gọn gàng, sạch sẽ khi chế biến thực phẩm. Ví dụ: Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, người chế biến cần đội mũ, đeo găng tay, khẩu trang,.. khi chế biến thực phẩm.

+ Không tiếp xúc với thực phẩm khi đang mắc các bệnh truyền nhiễm như: lao, thương hàn, lị, tả, viêm gan virus, viêm mũi, viêm họng mủ, bệnh nhiễm trùng ngoài da, bệnh da liễu,... + Không khạc nhổ, hút thuốc,... trong khi tiếp xúc gần thực phẩm hoặc các khu vực chế biến, ăn uống.

+ Rửa tay đúng cách và đúng thời điểm.

+ Giữ móng tay ngắn, sạch sẽ. Nếu có vết xước thì cần băng bó bằng gạc không thấm nước và nên đi găng tay khi tiếp xúc với thực phẩm. Không đeo trang sức khi tiếp xúc với thực phẩm.

+ Không dùng tay không trực tiếp bốc, chia thực phẩm.

- Dụng cụ chế biến: Phải được vệ sinh sạch sẽ, khô ráo. Sử dụng các loại dụng cụ không gây thôi nhiễm các chất hoá học từ dụng cụ vào thực phẩm. Không dùng chung dụng cụ cho thực phẩm sống và chín. Sau khi dùng để chế biến thức ăn tươi sống phải rửa kĩ ngay dụng cụ bằng nước sôi, lau khô rồi mới dùng cho thực phẩm chín.

- Khu vực chế biến gọn gàng, sạch sẽ, khô ráo, không ẩm mốc.

- Thực hiện sơ chế, chế biến phù hợp với từng loại thực phẩm nhất là những thực phẩm có nguy cơ ngộ độc cao như cá nóc, cóc, sắn, măng,...

- Nấu chín kĩ trước khi ăn. Ăn ngay sau khi nấu chín.- Rửa sạch, gọt vỏ quả tươi trước khi sử dụng. Không nên ăn các thực phẩm sống, tái, gỏi.

 CH3.

Trong quá tình bảo quản thực phẩm, để giữ cho thực phẩm được an toàn, cần chú ý điều gì?

Phương pháp:

Lý thuyết các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm

Giải chi tiết:

 

- Đảm bảo các dụng cụ chứa đựng, bao gói an toàn, không thôi nhiễm, không thủng, rò rỉ, có nắp kín, dễ dàng vệ sinh. Thực phẩm sau khi nấu, không ăn luôn cần được đậy kín, không cho ruồi, bọ, gián,... tiếp xúc với thực phẩm.

- Không để ô nhiễm chéo từ thực phẩm sống vào thực phẩm chín hoặc ô nhiễm từ môi trường vào thực phẩm.

- Không dùng các hoá chất, phương pháp bảo quản trái quy định.

- Đối với thức ăn còn dư, muốn giữ lại cần bảo quản nóng (gần hoặc trên 60 °C) hoặc bảo quản lạnh (gần hoặc dưới 10 °C). Thực phẩm được bảo quản đúng sẽ để được 4 – 5 giờ. Thực phẩm cho trẻ em nên ăn ngay, không nên bảo quản.

- Sau bảo quản, đun kĩ lại thực phẩm trước khi ăn.

- Đảm bảo với mỗi loại thực phẩm đều được bảo quản theo quy định riêng, tránh hư hỏng, ẩm mốc.

CH4.

Vì sao việc tuyên truyền, phát hiện sớm và xử lí nghiêm các trường hợp vi phạm an toàn thực phẩm lại được coi là các biện pháp hữu hiệu để phòng tránh ngộ độc thực phẩm?

Phương pháp:

Lý thuyết các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm

Giải chi tiết:

Vì để tránh việc thực phẩm nhiễm độc được sản xuất ngày càng nhiều và người chế biến, sản xuất có ý thức hơn trong việc an toàn thực phẩm.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh 11 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí