Đo nhiệt độ>
Lí thuyết Ví dụ minh họa Bài tập vận dụng
ĐO NHIỆT ĐỘ
I. Lí thuyết
- Để xác định mức độ nóng, lạnh của vật người ta dùng khái niệm nhiệt độ. Vật càng nóng thì nhiệt độ của vật càng cao.
=> Nhiệt độ là số đo mức độ nóng, lạnh của một vật.
- Trong thang nhiệt độ Xen-xi-ut, nhiệt độ của nước đá đang tan là 00C, của hơi nước đang sôi là 1000C. Khoảng cách giữa chúng được chia thành 100 phần bằng nhau, mỗi phần ứng với 1 độ, kí hiệu là 10C.
- Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng hằng ngày của nước ta là 0C.
- Ngoài ra, ở một số nước người ta đo nhiệt độ theo độ Fa-ren-hai, kí hiệu là 0F. Trong nhiệt giai Fa-ren-hai, nhiệt độ của nước đá đang tan là 320F, của hơi nước đang sôi là 2120F (có 180 khoảng chia).
- Cách quy đổi từ 0C sang 0F:
t(0F)=[t(0C).1,8]+32
Ví dụ: 250C=25.1,8+32=770F
*Mở rộng:
Một số nhiệt độ theo thang nhiệt độ Xen-xi-út:
Đối tượng |
Nhiệt độ (0C) |
Nhiệt độ tự nhiên thấp nhất trên Trái Đất |
-89 |
Nước đá đang tan |
0 |
Nhiệt độ cơ thể người (thân nhiệt) |
37 |
Sa mạc Lút ở I-ran, nơi nóng nhất Trái Đất |
71 |
Nhiệt độ cao nhất của một ngọn nến |
1027 |
Nhiệt độ tại bề mặt Mặt Trời |
5500 |
- Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi, nhiệt độ càng cao thì chất lỏng nở ra.
- Hiện tượng nở vì nhiệt của chất lỏng được dùng làm cơ sở để chế tạo các dụng cụ đo nhiệt độ.
II. Ví dụ minh họa
Các bài khác cùng chuyên mục