

Đề thi học kì 2 Địa lí 12 - Đề số 3>
Tải vềCâu 1: Trong phát triển kinh tế, vùng Đông Nam Bộ đang phải đối mặt với hạn chế về tự nhiên là A. cát lấn, cát bay và hoang mạc hoá. B. thiếu nước nghiêm trọng vào đầu mùa hạ. C. ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước. D. ngập lụt trên diện rộng vào thời kì mùa mưa.
Đề bài
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Trong phát triển kinh tế, vùng Đông Nam Bộ đang phải đối mặt với hạn chế về tự nhiên là
A. cát lấn, cát bay và hoang mạc hoá.
B. thiếu nước nghiêm trọng vào đầu mùa hạ.
C. ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước.
D. ngập lụt trên diện rộng vào thời kì mùa mưa.
Câu 2: Đông Nam Bộ không giáp với vùng nào sau đây?
A. Tây Nguyên.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 3: Nhóm đất có diện tích lớn nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là
A. đất phù sa ngọt.
B. đất xám.
C. đất mặn.
D. đất phèn.
Câu 4: Loại cây trồng nào chiếm ưu thế ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Cây lấy gỗ.
B. Cây ăn quả cận nhiệt.
C. Cây công nghiệp lâu năm.
D. Cây lương thực, thực phẩm.
Câu 5: Các cảng hàng không quốc tế ở vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long là
A. Rạch Giá và Cần Thơ.
B. Cần Thơ và Phú Quốc.
C. Cà Mau và Phú Quốc.
D. Rạch Giá và Cà Mau.
Câu 6: Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được thành lập vào năm nào sau đây?
A. Năm 1998.
B. Năm 2009.
C. Năm 1997.
D. Năm 2004.
Câu 7: Hướng quan trọng trong khai thác sinh vật biển nước ta hiện nay là
A. sử dụng công cụ truyền thống.
B. đẩy mạnh đánh bắt xa bờ.
C. tập trung tiêu dùng trong nước.
D. tập trung đánh bắt ven bờ.
Câu 8: Khí hậu Biển Đông mang tính chất
A. nhiệt đới gió mùa.
B. cận xích đạo.
C. cận nhiệt đới.
D. xích đạo.
Câu 9: Nguồn nhiên liệu để phát triển các nhà máy nhiệt điện ở Đông Nam Bộ là
A. dầu khí.
B. than đá.
C. than bùn.
D. thủy năng.
Câu 10: Đồng bằng sông Cửu Long có
A. tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp.
B. dân số nhóm tuổi 15 - 64 rất thấp.
C. quy mô dân số nhỏ và mật độ thấp.
D. số dân thành thị cao hơn nông thôn.
Câu 11: Các cảng hàng không nào sau đây thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?
A. Nội Bài, Đà Nẵng, Chu Lai.
B. Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai.
C. Cát Bi, Phú Quốc, Cam Ranh.
D. Đà Nẵng, Phú Bài, Tân Sơn Nhất.
Câu 12: Cho bảng số liệu sau:
Để thể hiện khối lượng hàng hoá vận chuyển và luân chuyển của ngành vận tải đường biển ở nước ta giai đoạn 2010 – 2021, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Đường.
B. Cột.
C. Kết hợp.
D. Miền.
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 13: Cho bảng số liệu:
a) Số lượt hành khách và khối lượng hàng hóa vận chuyển ở Đông Nam Bộ có xu hướng tăng.
b) Số lượt hành khách vận chuyển tăng nhanh hơn khối lượng hàng hóa vận chuyển.
c) Khối lượng hàng hóa vận chuyển ở Đông Nam Bộ ngày càng cao do sản xuất phát triển, mở rộng thị trường.
d) Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện số lượt hành khách và khối lượng hàng hóa vận chuyển ở Đông Nam Bộ giai đoạn 2005 - 2021 là cột ghép.
Câu 14: Cho đoạn thông tin sau:
Môi trường biển, đảo là một bộ phận trong môi trường sống của người dân Việt Nam. Các hoạt động kinh tế biển mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần đáng kể vào quy mô GDP của cả nước. Vì thế, bảo vệ môi trường biển là bảo vệ không gian, các nguồn lợi để phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
a) Môi trường biển, đảo có tính biệt lập nhất định.
b) Môi trường biển, đảo ở nước ta không bị ô nhiễm.
c) Nước ta cần tăng cường năng lực và chủ động kiểm soát, xử lí các vấn đề môi trường biển.
d) Việc khai thác tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng biển, đảo giúp bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền trên vùng biển, đảo.
PHẦN III. TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN
Câu 15: Năm 2021 số dân thành thị của Đông Nam Bộ là 12 165 nghìn người, số dân nông thôn là 6 150 nghìn người. Tính tỉ trọng dân thành thị trong tổng số dân của Đông Nam Bộ năm 2021 (Làm tròn đến số thập phân thứ nhất của %).
Câu 16: Cho bảng số liệu:
Cho biết từ năm 2010 - 2021, năng suất cây lúa của Đồng bằng sông Cửu Long tăng thêm bao nhiêu? (Làm tròn kết quả đến số thập phân thứ nhất của tạ/ha).
Câu 17: Cho bảng số liệu sau:
Dựa vào bảng số liệu trên, cho biết vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm bao nhiêu % trong cơ cấu GDP cả nước? (Kết quả lấy đến 1 chữ số sau dấu phẩy thập phân)
Câu 18: Cho bảng số liệu sau:
Dựa vào bảng số liệu trên, cho biết sản lượng khai thác hải sản của nước ta năm 2021 gấp bao nhiêu lần năm 2000. (Kết quả lấy đến 1 chữ số sau dấu phẩy thập phân)
PHẦN IV. TỰ LUẬN
Câu 19: Cho bảng số liệu sau:
a) Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ giá trị sản xuất công nghiệp và tỉ lệ trị giá xuất khẩu của các vùng kinh tế trọng điểm so với cả nước năm 2021.
b) Bốn vùng kinh tế trọng điểm chiếm bao nhiêu % giá trị sản xuất công nghiệp và bao nhiêu % trị giá xuất khẩu của cả nước năm 2021?
----- HẾT -----
Đáp án
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAIHAY.COM
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Phương pháp:
Dựa vào hạn chế điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng Đông Nam Bộ.
Cách giải:
Trong phát triển kinh tế, vùng Đông Nam Bộ đang phải đối mặt với hạn chế về tự nhiên là ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước.
Chọn C.
Câu 2 (NB):
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Vùng Đông Nam Bộ.
Cách giải:
Đông Nam Bộ giáp với:
- Tây Nguyên (ở phía Bắc qua Đắk Nông và Lâm Đồng).
- Duyên hải Nam Trung Bộ (ở phía Đông qua Bình Thuận).
- Đồng bằng sông Cửu Long (ở phía Tây qua Long An, Tiền Giang).
→ Vùng Bắc Trung Bộ nằm xa hơn về phía Bắc, không có ranh giới trực tiếp với Đông Nam Bộ.
Chọn B.
Câu 3 (NB):
Phương pháp:
Dựa vào thế mạnh về tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Cách giải:
Những nhóm đất chính ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là đất phù sa ngọt (hơn 1 triệu ha), đất phèn (hơn 1,6 triệu ha), đất mặn (gần 1 triệu ha).
=> Nhóm đất có diện tích lớn nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là đất phèn.
Chọn D.
Câu 4 (NB):
Phương pháp:
Dựa vào phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Cách giải:
Cây lương thực, thực phẩm là loại cây trồng chiếm ưu thế ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
Chọn D.
Câu 5 (NB):
Phương pháp:
Dựa vào đặc điểm vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Cách giải:
Các cảng hàng không quốc tế ở vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long là Cần Thơ và Phú Quốc.
Chọn B.
Câu 6 (NB):
Phương pháp:
Dựa vào nội dung kiến thức phần đặc điểm các vùng kinh tế trọng điểm.
Cách giải:
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được thành lập năm 1997, bao gồm: thành phố Đà Nẵng và các tỉnh là Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Năm 2004, vùng được bổ sung thêm tỉnh Bình Định.
Chọn C.
Câu 7 (NB):
Phương pháp:
Dựa vào khai thác tổng hợp tài nguyên biển, đảo (phần khai thác tài nguyên sinh vật biển, đảo) và liên hệ thực tế.
Cách giải:
Hướng quan trọng trong khai thác sinh vật biển nước ta hiện nay là đẩy mạnh đánh bắt xa bờ để khai thác có hiệu quả nguồn lợi thủy sản, đồng thời bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ.
Chọn B.
Câu 8 (NB):
Phương pháp:
Dựa vào nội dung kiến thức phần phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo.
Cách giải:
Khí hậu Biển Đông mang tính chất nhiệt đới gió mùa. Biển Đông nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ cao và độ ẩm lớn quanh năm.
Chọn A.
Câu 9 (TH):
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Vùng Đông Nam Bộ.
Cách giải:
Đông Nam Bộ là vùng có nguồn tài nguyên dầu khí lớn nhất cả nước, với các mỏ dầu khí tập trung ở thềm lục địa phía Nam (như Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Lan Tây, Lan Đỏ,...). Đây là nguồn nhiên liệu chính cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện trong vùng.
Chọn A.
Câu 10 (TH):
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Cách giải:
Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp nhất cả nước (0,55%, năm 2021) do:
- Mức sinh giảm, ý thức kế hoạch hóa gia đình cao.
- Nhiều người trẻ di cư đến các khu công nghiệp, đô thị lớn ở Đông Nam Bộ để tìm việc làm.
Chọn A.
Câu 11 (TH):
Phương pháp:
Dựa vào nội dung kiến thức phần đặc điểm các vùng kinh tế trọng điểm.
Cách giải:
Phú Bài (ở Thừa Thiên Huế), Đà Nẵng, và Chu Lai (ở Quảng Nam) là các cảng hàng không thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Đây là những cảng hàng không quan trọng, phục vụ nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa trong khu vực và kết nối với các khu vực khác.
Chọn B.
Câu 12 (VD):
Phương pháp:
Dựa vào dấu hiệu nhận diện biểu đồ.
Chú ý từ khoá: khối lượng hàng hoá vận chuyển, luân chuyển và đơn vị.
Cách giải:
=> Biểu đồ kết hợp là dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện khối lượng hàng hoá vận chuyển và luân chuyển của ngành vận tải đường biển ở nước ta giai đoạn 2010 – 2021.
Do biểu đồ kết hợp là dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện 2 đối tượng có đơn vị khác nhau.
Chọn C.
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 13 (VD):
Phương pháp:
a) Dựa vào bảng số liệu và liên hệ thực tiễn.
b) Tăng nhanh/chậm sửu dụng phép chia.
c) Dựa vào nguyên nhân làm khối lượng vận chuyển hàng hóa tăng.
d) Dựa vào dấu hiện nhận diện biểu đồ để lựa chọn dạng biểu đồ thích hợp nhất.
Cách giải:
a) Đúng vì nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa ở Đông Nam Bộ ngày càng cao.
b) Sai vì số lượt hành khách vận chuyển tăng: 553,6/297,2 = 1,86 lần; khối lượng hàng hóa vận chuyển tăng: 286,7/71,0 = 4,04 lần => Số lượt hành khách vận chuyển tăng chậm hơn khối lượng hàng hóa vận chuyển.
c) Đúng, khối lượng hàng hóa vận chuyển ở Đông Nam Bộ ngày càng cao do sản xuất phát triển, mở rộng thị trường (làm nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng cao).
d) Sai vì số lượt hành khách và khối lượng hàng hóa có đơn vị khác nhau => Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện số lượt hành khách và khối lượng hàng hóa vận chuyển ở Đông Nam Bộ giai đoạn 2005 - 2021 là kết hợp.
Câu 14 (VD):
Phương pháp:
Dựa vào đoạn thông tin và lí thuyết sự cần thiết phải bảo vệ môi trường biển, đảo.
Cách giải:
a) Sai vì môi trường biển, đảo là một thể thống nhất. Vì vậy, nếu một vùng bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến vùng bờ biển, vùng nước và các đảo xung quanh, ảnh hưởng đến các hệ sinh thái trên biển, cuộc sống của cư dân ven biển và trên các đảo.
b) Sai vì môi trường biển, đảo ở một số nơi ở nước ta đang bị ô nhiễm và suy thoái do những tác động của con người.
c) Đúng vì đây là một trong các biện pháp bảo vệ môi trường biển ở nước ta hiện nay.
d) Đúng vì các đảo trên biển của nước ta thường có diện tích nhỏ và năm biệt lập với đất liền nên việc khai thác tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng biển, đảo giúp bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền trên vùng biển, đảo.
PHẦN III. TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN
Câu 15 (VD):
Phương pháp:
Tính toán dựa vào công thức:
Tỉ trọng = (Giá trị thành phần/Tổng giá trị)*100
Cách giải:
Tổng số dân của Đông Nam Bộ năm 2021 là: 12 165 + 6 150 = 18 315 nghìn người.
Tỉ trọng dân thành thị trong tổng số dân của Đông Nam Bộ năm 2021 là:
(12 165/18 315)*100 = 66,4%
Đáp án: 66,4
Câu 16 (VD):
Phương pháp:
Tính toán dựa vào công thức:
Năng suất = Sản lượng/Diện tích.
Lưu ý đổi đơn vị.
Cách giải:
Giai đoạn 2010 – 2021, năng suất cây lúa của Đồng bằng sông Cửu Long tăng thêm:
(24,3/3,98) – (21,6/3,94) = 0,62 tấn/ha = 6,2 tạ/ha.
Đáp án: 6,2
Câu 17 (VD):
Phương pháp:
Dựa vào công thức:
Tỉ trọng = (Giá trị thành phần/Tổng)*100
Cách giải:
- Tỉ trọng GRDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong cả nước là:
(2 826,2/8 487,7)*100 = 33,3%.
Câu 18 (VD):
Phương pháp:
Tính toán, dùng phép chia.
Cách giải:
So với năm 2000, sản lượng khai thác hải sản của nước ta năm 2021 gấp:
3 743,8/1 660,1 = 2,3 lần.
PHẦN IV. TỰ LUẬN
Câu 19 (VD):
Phương pháp:
a) Vẽ hai biểu đồ tròn thể hiện tỉ lệ giá trị sản xuất công nghiệp và tỉ lệ trị giá xuất khẩu của các vùng kinh tế trọng điểm so với cả nước năm 2021.
b) Tính tổng tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp và trị giá xuất khẩu của bốn vùng kinh tế trọng điểm.
Cách giải:
a) Vẽ biểu đồ:
b) Bốn vùng kinh tế trọng điểm chiếm 73,35 giá trị sản xuất công nghiệp và 78,0% giá trị xuất khẩu của cả nước năm 2021.

