Đề thi học kì 2 Địa lí 12 - Đề số 1

Tải về

Câu 1: Nhận định nào sau đây đúng với thế mạnh kinh tế - xã hội để phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ? A. Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nhất nước ta. B. Tỉ lệ dân số nhập cư thấp nên không gây sức ép đến việc làm C. Mật độ trung tâm công nghiệp dày đặc nhất cả nước. D. Là địa bàn thu hút đông đảo lao động có chuyên môn cao.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1: Nhận định nào sau đây đúng với thế mạnh kinh tế - xã hội để phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ?

A. Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nhất nước ta.

B. Tỉ lệ dân số nhập cư thấp nên không gây sức ép đến việc làm.                       

C. Mật độ trung tâm công nghiệp dày đặc nhất cả nước.                                     

D. Là địa bàn thu hút đông đảo lao động có chuyên môn cao.

Câu 2: Các cây công nghiệp chủ lực của vùng Đông Nam Bộ là

A. cà phê, cao su, chè.

B. chè, lạc, mía.                

C. cao su, chè, điều.

D. cao su, điều, hồ tiêu.

Câu 3: Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Vĩnh Long.

B. Đồng Nai.

C. Cà Mau.

D. Trà Vinh.

Câu 4: Khí hậu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long mang tính chất

A. cận nhiệt đới ẩm gió mùa.

B. cận xích đạo.                        

C. nhiệt đới ẩm gió mùa.

D. xích đạo gió mùa.

Câu 5: Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được thành lập vào năm nào sau đây?

A. Năm 1998.

B. Năm 2009.

C. Năm 1997.

D. Năm 2004.

Câu 6: Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long được thành lập vào năm nào sau đây?

A. Năm 2009.

B. Năm 1998.

C. Năm 2004.

D. Năm 2006.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng về du lịch biển đảo ở nước ta hiện nay?

A. Số du khách ngày càng đông.

B. Doanh thu ngày càng tăng.      

C. Có nhiều trung tâm nổi tiếng.

D. Phân bố đều khắp cả nước.

Câu 8: Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh/thành phố nào sau đây?

A. Khánh Hoà.

B. Đà Nẵng.

C. Hải Phòng.

D. Quảng Bình.

Câu 9: Đông Nam Bộ không có thế mạnh về

A. phát triển sản xuất lương thực.

B. trồng các loại cây công nghiệp.          

C.  khai thác dầu khí quy mô lớn.

D. xây dựng nhà máy thuỷ điện.

Câu 10: Đồng bằng sông Cửu Long có

A. rất nhiều mỏ dầu tại thềm lục địa.

B. nguồn dự trữ thuỷ năng dồi dào.         

C. hệ thống sông, kênh rạch dày đặc.

D. bờ biển dài, nhiều vịnh nước sâu.

Câu 11: Về mặt kinh tế, các đảo và quần đảo của Việt Nam có vai trò gì?

A. Tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.

B. Là điểm tựa quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc phòng.                              

C. Có tiềm năng lớn để khai thác nguồn lợi từ vùng biển.                                   

D. Là cơ sở khẳng định chủ quyền đối với vùng biển và đảo.

Câu 12: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có ngành chăn nuôi gia súc và gia cầm phát triển mạnh chủ yếu do

A. khí hậu cận xích đạo có sự phân hóa sâu sắc, nhiều giống vật nuôi tốt.          

B. nguồn thức ăn cho chăn nuôi phong phú, thị trường tiêu thụ rộng lớn.           

C. lực lượng lao động dồi dào, có kinh nghiệm trong phát triển chăn nuôi.        

D. sử dụng nhiều giống gia súc, gia cầm có giá trị kinh tế cao trong chăn nuôi.

PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI

Câu 13: Cho thông tin sau:

Vùng Đông Nam Bộ có công nghiệp phát triển với cơ cấu ngành đa dạng. Phát triển các ngành công nghiệp dựa trên lợi thế về tài nguyên và lao động như: Công nghiệp khai thác dầu thô và khí tự nhiên, công nghiệp thực phẩm, dệt may, giày dép…, ngoài ra, vùng còn hình thành và phát triển các ngành công nghiệp mới, sử dụng công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn và thân thiện với môi trường như sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính, cơ khí, chế tạo ô tô, sản xuất phần mềm…

a) Vùng Đông Nam Bộ có nhiều ngành công nghiệp.  

b) Công nghiệp của vùng chỉ chú trọng phát triển các ngành có thế mạnh về tài nguyên và lao động. 

c) Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp.  

d) Hiện nay, Đông Nam Bộ đạt giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất nước.  

Câu 14: Cho bảng số liệu:

 

a) Diện tích đất nông nghiệp của ĐBSCL lớn gấp 3,5 lần ĐBSH.

b) Diện tích đất chuyên dùng của ĐBSH lớn gấp 1,21 lần ĐBSCL.   

c) Diện tích đất lâm nghiệp của ĐBSH lớn gấp 1,72 lần ĐBSCL.

d) Diện tích đất chưa sử dụng của ĐBSCL lớn gấp 2,12 lần ĐBSH.

PHẦN III. TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN

Câu 15: Cho bảng số liệu:

 Căn cứ vào bảng số liệu trên, tỉ trọng diện tích cây cao su so với tổng diện tích cây công nghiệp của Đông Nam Bộ năm 2021 là bao nhiêu % (làm tròn kết quả đến số thập phân thứ nhất của %).

Câu 16: Năm 2021, Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích trồng lúa là 3,9 triệu ha, năng suất lúa đạt 62,3 tạ/ha. Hỏi sản lượng lúa của vùng năm 2021 là bao nhiêu? (làm tròn đến số thập phân thứ nhất của triệu tấn)

Câu 17: Năm 2021, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có số dân là 17,6 triệu người, quy mô GRDP là 2 249,2 nghìn tỉ đồng. Vậy thu nhập bình quân đầu người của vùng là bao nhiêu triệu đồng/năm? (Kết quả làm tròn đến hàng đơn vị)

Câu 18: Cho bảng số liệu sau:

 Dựa vào bảng số liệu trên, tính tỉ trọng sản lượng khai thác cá biển trong tổng sản lượng khai thác hải sản của nước ta năm 2021. (Kết quả lấy đến 1 chữ số sau dấu phẩy thập phân)

PHẦN IV. TỰ LUẬN

Câu 19: Cho bảng số liệu sau:

 a) Vẽ biểu đồ thể hiện tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2010 – 2021.

b) Rút ra nhận xét và giải thích.

----- HẾT -----

Đáp án

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAIHAY.COM

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN


 Câu 1 (NB):

Phương pháp:

Dựa vào thế mạnh kinh tế - xã hội của vùng Đông Nam Bộ.

Cách giải:

Là địa bàn thu hút đông đảo lao động có chuyên môn cao là nhận định đúng với thế mạnh kinh tế - xã hội để phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ.

A, C sai vì đó là đặc điểm của vùng Đồng bằng sông Hồng.

B sai vì Đông Nam Bộ có tỉ lệ dân nhập cư rất cao.

Chọn D.

Câu 2 (NB):

Phương pháp:

Dựa vào đặc điểm ngành nông nghiệp vùng Đông Nam Bộ.

Cách giải:

Các cây công nghiệp chủ lực của vùng Đông Nam Bộ là cao su, điều, hồ tiêu.

Chọn D.

Câu 3 (NB):

Phương pháp:

Dựa vào vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Cách giải:

Đồng Nai không thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đây là tỉnh thuộc Đông Nam Bộ.

Chọn B.

Câu 4 (NB):

Phương pháp:

Dựa vào thế mạnh về tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Cách giải:

Khí hậu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long mang tính chất cận xích đạo.

Chọn B.

Câu 5 (NB):

Phương pháp:

Dựa vào đặc điểm vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Cách giải:

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được thành lập vào năm 1997.

Chọn C.

Câu 6 (NB):

Phương pháp:

Dựa vào đặc điểm vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Cách giải:

Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long được thành lập vào năm 2009. Đây là vùng kinh tế trọng điểm hình thành muộn nhất.

Chọn A.

Câu 7 (NB):

Phương pháp:

Dựa vào khai thác tổng hợp tài nguyên biển, đảo (phần phát triển du lịch biển, đảo)

Cách giải:

Du lịch biển – đảo ở nước ta hiện nay phân bố đều khắp cả nước là SAI

Chỉ có các tỉnh – thành phố tiếp giáp biển mới phát triển du lịch biển – đảo.

Chọn D.

Câu 8 (NB):

Phương pháp:

Dựa vào lí thuyết về Biển Đông.

Cách giải:

Quần đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng.

Chọn B.

Câu 9 (TH):

Phương pháp:

SGK Địa lí 12, Vùng Đông Nam Bộ.

Cách giải:

Đông Nam Bộ không có thế mạnh về phát triển sản xuất lương thực.

- Đất đai ở Đông Nam Bộ (chủ yếu là đất xám và đất bazan) phù hợp hơn với cây công nghiệp lâu năm như cao su, cà phê, tiêu, và điều, thay vì cây lương thực như lúa.

- Khí hậu ở Đông Nam Bộ có mùa khô kéo dài, ảnh hưởng đến việc trồng cây lương thực cần nhiều nước.

Chọn A.

Câu 10 (TH):

Phương pháp:

SGK Địa lí 12, Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Cách giải:

- Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống sông, kênh rạch dày đặc, được hình thành từ hai hệ thống sông lớn là sông Tiền và sông Hậu, cùng mạng lưới kênh rạch tự nhiên và nhân tạo chằng chịt. Đây là đặc điểm tự nhiên đặc trưng, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đường thủy, phát triển nông nghiệp, đặc biệt là lúa gạo và nuôi trồng thủy sản, cung cấp nước tưới tiêu và phục vụ sinh hoạt.

- Các đáp án khác:

+ Rất nhiều mỏ dầu tại thềm lục địa: Sai, vì các mỏ dầu lớn tập trung chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía Nam thuộc Đông Nam Bộ, không phải Đồng bằng sông Cửu Long.

+ Nguồn dự trữ thủy năng dồi dào: Sai, vì Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đồng bằng thấp, không có địa hình dốc để tạo thủy năng.

+ Bờ biển dài, nhiều vịnh nước sâu: Sai, mặc dù Đồng bằng sông Cửu Long có bờ biển dài, nhưng địa hình ven biển thường nông và bồi lắng, không có nhiều vịnh nước sâu như Đông Nam Bộ hay Duyên hải Nam Trung Bộ.

Chọn C.

Câu 11 (TH):

Phương pháp:

Dựa vào nội dung kiến thức phần phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo. Chú ý từ khóa “kinh tế”.

Cách giải:

Về kinh tế, các đảo và quần đảo nước ta có điều kiện là căn cứ để khai thác nguồn lợi vùng biển.

Chọn C.

Câu 12 (VD):

Phương pháp:

Phân tích.

Cách giải:

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có ngành chăn nuôi gia súc và gia cầm phát triển mạnh chủ yếu do nguồn thức ăn cho chăn nuôi phong phú, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Nguồn thức ăn phong phú:

+ Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng lúa gạo lớn nhất cả nước, tạo nguồn phụ phẩm từ nông nghiệp như cám, rơm, rạ dùng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.

+ Bên cạnh đó, vùng có nguồn thủy sản phong phú, cung cấp thêm thức ăn giàu dinh dưỡng cho ngành chăn nuôi.

- Thị trường tiêu thụ rộng lớn:

+ Với dân số đông và tập trung ở các vùng lân cận như Đông Nam Bộ (TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai), ngành chăn nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long có thị trường tiêu thụ nội địa rất lớn.

+ Ngoài ra, các sản phẩm gia súc, gia cầm còn hướng tới xuất khẩu.

Chọn B.

PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI

Câu 13 (VD):

Phương pháp:

Phân tích.

Cách giải:

- a đúng. Đông Nam Bộ có cơ cấu ngành công nghiệp rất đa dạng, bao gồm cả các ngành truyền thống như khai thác dầu khí, thực phẩm, dệt may và các ngành công nghệ cao như điện tử, sản xuất phần mềm, cơ khí…

- b sai, vì ngoài các ngành dựa trên thế mạnh về tài nguyên và lao động (như khai thác dầu khí, thực phẩm, dệt may), vùng này còn phát triển mạnh các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, có giá trị gia tăng lớn.

- c đúng. Vùng có vị trí địa lý thuận lợi, nguồn lao động có trình độ cao, cơ sở hạ tầng hiện đại, và gần các cảng biển lớn, tất cả đều hỗ trợ phát triển công nghiệp.

- d sai. Năm 2021, giá trị sản xuất công nghiệp của Đồng bằng sông Hồng là 4806,8 nghìn tỉ đồng (36,9% cả nước); giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Nam Bộ là 4026,2 nghìn tỉ đồng (chiếm 30,9% cả nước).

Câu 14 (VD):

Phương pháp:

Dựa vào bảng số liệu và làm phép tính chia.

Cách giải:

a) Sai vì diện tích đất nông nghiệp của ĐBSCL lớn gấp: 2 607,1/869,3 = 3,0 lần ĐBSH.

b) Đúng vì diện tích đất chuyên dùng của ĐBSH lớn gấp: 318,4/262,7 = 1,21 lần ĐBSCL.   

c) Đúng vì diện tích đất lâm nghiệp của ĐBSH lớn gấp: 519,8/302,1 = 1,72 lần ĐBSCL.

d) Sai vì diện tích đất chưa sử dụng của ĐBSCL lớn gấp: 761,4/357,5 = 2,13 lần ĐBSH.


 

PHẦN III. TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN

Câu 15 (VD):

Phương pháp:

Tính toán dựa vào công thức:

Tỉ trọng = (Giá trị thành phần/Tổng giá trị)*100

Cách giải:

Tỉ trọng diện tích cây cao su so với tổng diện tích cây công nghiệp của Đông Nam Bộ năm 2021 là:

(547,6/804,3)*100 = 68,1%

Đáp án: 68,1

Câu 16 (VD):

Phương pháp:

Tính toán dựa vào công thức:

Năng suất = Sản lượng/Diện tích => Sản lượng = Năng suất*Diện tích

Lưu ý đổi đơn vị.

Cách giải:

Sản lượng lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2021 là: 62,3*3,9 = 242,97 triệu tạ = 24,3 triệu tấn

Đáp án: 24,3

Câu 17 (VD):

Phương pháp:

Dựa vào công thức:

Thu nhập bình quân đầu người = GDP/số dân.

Cách giải:

- Đổi 2 249,2 nghìn tỉ đồng = 2 249 200 000 triệu đồng

=> Thu nhập bình quân đầu người của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là:

2 249 200 000/17,6 = 127 795 454 nghìn đồng = 128 triệu đồng. 

Câu 18 (VD):

Phương pháp:

Dựa vào công thức tính tỉ trọng:

Tỉ trọng = (Giá trị thành phần/Tổng giá trị)*100

Cách giải:

Tỉ trọng sản lượng khai thác cá biển trong tổng sản lượng khai thác hải sản của nước ta năm 2021:

(2 922,3/3 743,8)*100 = 78,1%.

IV. TỰ LUẬN

Câu 19 (VD):

Phương pháp:

a) Vẽ đúng dạng biểu đồ (biểu đồ cột), trên biểu đồ thể hiện đầy đủ đối tượng, đơn vị, tên biểu đồ.

b) Nhận xét dựa vào bảng số liệu/biểu đồ, giải thích dựa vào kiến thức của bản thân.

Cách giải:

a) Vẽ biểu đồ:

 b) Nhận xét và giải thích:

- Nhận xét:

Vùng Đông Nam Bộ có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng lớn, có sự biến động trong giai đoạn 2010 – 2021:

+ Giai đoạn 2010 – 2020: tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của Đông Nam Bộ tăng mạnh và liên tục từ 616,1 nghìn tỉ đồng lên 1 570,1 nghìn tỉ đồng.

+ Giai đoạn 2020 – 2021: tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của Đông Nam Bộ giảm từ 1 570,1 nghìn tỉ đồng xuống 1334,4 nghìn tỉ đồng.

- Giải thích: đây là vùng tập trung đông dân cư nên thị trường tiêu thụ rộng lớn, các hoạt động công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
Tải về
  • Đề thi học kì 2 Địa lí 12 - Đề số 2

    Câu 1: Tính đến năm 2021, Việt Nam có bao nhiêu vùng kinh tế trọng điểm? A. 2 vùng. B. 3 vùng. C. 4 vùng. D. 5 vùng.

  • Đề thi học kì 2 Địa lí 12 - Đề số 3

    Câu 1: Trong phát triển kinh tế, vùng Đông Nam Bộ đang phải đối mặt với hạn chế về tự nhiên là A. cát lấn, cát bay và hoang mạc hoá. B. thiếu nước nghiêm trọng vào đầu mùa hạ. C. ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước. D. ngập lụt trên diện rộng vào thời kì mùa mưa.

Group 2K8 ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí