Đề thi học kì 2 Địa lí 12 - Đề số 2

Tải về

Câu 1: Tính đến năm 2021, Việt Nam có bao nhiêu vùng kinh tế trọng điểm? A. 2 vùng. B. 3 vùng. C. 4 vùng. D. 5 vùng.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1: Tính đến năm 2021, Việt Nam có bao nhiêu vùng kinh tế trọng điểm?

A. 2 vùng.

B. 3 vùng.

C. 4 vùng.

D. 5 vùng.

Câu 2: Các ngành kinh tế nào sau đây đóng góp chính vào GRDP của vùng Đông Nam Bộ?

A. Nông nghiệp; công nghiệp - xây dựng.

B. Nông nghiệp; dịch vụ.  

C. Công nghiệp - xây dựng; dịch vụ.

D. Dịch vụ; giao thông vận tải.

Câu 3: Đồng bằng sông Cửu Long gồm bao nhiêu tỉnh, thành phố?

A. 11.

B. 12.

C. 13.

D. 14.

Câu 4: Vùng biển nước ta gồm những bộ phận nào?

A. Nội thuỷ, thềm lục địa, gần thềm lục địa.              

B. Nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.          

C. Nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, phát triển kinh tế.                                 

D. Nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế, sâu nội địa.

Câu 5: Dân số của vùng Đông Nam Bộ có đặc điểm là

A. số dân đông, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao.     

B. tỉ lệ dân thành thị cao hơn tỉ lệ dân nông thôn.      

C. Ba Na, Cơ Ho là các dân tộc thiểu số chủ yếu của vùng.                                            

D. số người trên độ tuổi lao động chiếm tỉ trọng cao nhất.

Câu 6: Đất phù sa ngọt của vùng Đồng bằng sông Cửu Long phân bố chủ yếu ở

A. dọc sông Tiền và sông Hậu.                                  

B. rải rác khắp trong vùng.                                         

C. Đồng Tháp Mười, Hà Tiên và vùng trũng Cà Mau.                                         

D. các tỉnh ven Biển Đông và vịnh Thái Lan.

Câu 7: Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm các tỉnh, thành phố nào sau đây?

A. Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau.

B. Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Kiên Giang.

C. Tiền Giang, Long An, Tiền Giang, Kiên Giang.

D. Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Cà Mau.

Câu 8: Thuận lợi của biển nước ta đối với phát triển công nghiệp khai khoáng là

A. đường bờ biển dài, có nhiều cửa sông.

B. biển rộng, gần đường biển quốc tế.     

C. nhiều mỏ sa khoáng, cát trắng, dầu khí.

D. rừng ngập mặn rộng, nước biển ấm.

Câu 9: Nhận định nào sau đây không phải là khó khăn về điều kiện tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Tài nguyên sinh vật đang bị suy giảm.                  

B. Chịu ảnh hưởng lớn của bão.                                 

C. Thiếu tài nguyên khoáng sản để phát triển công nghiệp.                                 

D. Diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp bị nhiễm phèn, nhiễm mặn lớn.

Câu 10: Nhận định nào sau đây phản ánh không chính xác đặc điểm của các vùng kinh tế trọng điểm?

A. Có khả năng thu hút vốn đầu tư lớn ở trong nước và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.          

B. Phạm vi gồm nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ranh giới không có sự thay đổi theo thời gian. 

C. Có đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng quy mô GDP cả nước, thu hút sự phát triển các ngành mới.          

D. Mạng lưới kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật được đầu tư, nâng cấp đặc biệt so với các vùng địa lí khác.

Câu 11: Vì sao kinh tế biển có vai trò ngày càng cao trong nền kinh tế của nước ta?

A. Nước ta có vùng biển rộng, đường bờ biển dài.    

B. Vùng biển giàu tài nguyên khoáng sản, hải sản.   

C. Điều kiện thuận lợi phát triển các ngành kinh tế biển.                                    

D. Kinh tế biển đóng góp ngày càng lớn trong GDP của cả nước.

Câu 12: Hoạt động ngoại thương của Đông Nam Bộ

A. phát triển mạnh, tổng trị giá xuất khẩu và nhập khẩu lớn.                               

B. trong các mặt hàng nhập khẩu chính có dầu thô, nông sản.                             

C. trong các mặt hàng xuất khẩu chính có phụ liệu dệt, may.                              

D. có quan hệ xuất, nhập khẩu với toàn bộ các nước thế giới.

PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI

Câu 13: Cho thông tin sau:

Hoạt động ngoại thương của Đông Nam Bộ rất phát triển. Tổng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của vùng năm 2021 là 236,5 tỉ USD, chiếm 35,3% tổng giá trị xuất nhập khẩu và nhập khẩu của cả nước, trong đó giá trị xuất khẩu đạt 112,6 tỉ USD và giá trị nhập khẩu là 123,9 tỉ USD. Hoạt động xuất, nhập khẩu phát triển tại TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Đông Nam Bộ là dầu thô, hàng nông sản và nông sản chế biến; hàng điện tử, máy tính và linh kiện; hàn dệt, may và giày dép…

a) Hoạt động ngoại thương của Đông Nam Bộ phát triển mạnh hàng đầu cả nước. 

b) Các mặt hàng xuất nhập khẩu chưa thật phong phú nhưng cán cân thương mại luôn xuất siêu. 

c) Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu dưới dạng thô, sơ chế, tỉ lệ hàng gia công lớn, giá trị thấp. 

d) Hoạt động ngoại thương phát triển mạnh do kinh tế phát triển, mức sống người dân cao, thị trường mở rộng.

Câu 14: Cho bảng số liệu:

a) Sản lượng gỗ khai thác ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng liên tục.

b) Sản lượng gỗ khai thác ở Đồng bằng sông Cửu Long luôn lớn nhất.

c) Tốc độ tăng trưởng sản lượng gỗ khai thác ở Đồng bằng sông Cửu Long thấp nhất.

d) Sản lượng gỗ khai thác ở Đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn Tây Nguyên

PHẦN III. TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN

Câu 15: Cho bảng số liệu sau:

Căn cứ vào bảng số liệu trên, cho biết tốc độ tăng trưởng diện tích cây hồ tiêu của cả nước năm 2021 là bao nhiêu phần trăm (làm tròn đến hàng đơn vị).

Câu 16: Năm 2021 dân số của Đồng bằng sông Cửu Long là 17,4 triệu người, tỉ lệ dân thành thị là 26,4%. Tính số dân nông thôn của Đồng bằng sông Cửu Long năm 2021 (làm tròn kết quả đến số thập phân thứ nhất của triệu người).

Câu 17: Năm 2021 quy mô GRDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là 2835,6 nghìn tỉ đồng, của cả nước là 8479,7 nghìn tỉ đồng. Tính tỉ trọng GRDP của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trong tổng GDP cả nước. (Làm tròn kết quả đến số thập phân thứ nhất của %).

Câu 18: Cho bảng số liệu sau:

Năm 2021, sản lượng cả biển khai thác của Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung chiếm tỉ trọng bao nhiêu so với cả nước? (Làm tròn kết quả đến số thập phân thứ nhất của %)

PHẦN IV. TỰ LUẬN

Câu 19: Cho bảng số liệu sau:

Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng thủy sản khai thác, trong đó có sản lượng khai thác cá biển của nước ta giai đoạn 2000 – 2021.

----- HẾT -----

Đáp án

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAIHAY.COM

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1 (NB):

Phương pháp:

Dựa vào các vùng kinh tế trọng điểm nước ta.

Cách giải:

Tính đến năm 2021, Việt Nam có 4 vùng kinh tế trọng điểm: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Chọn C.

Câu 2 (NB):

Phương pháp:

SGK Địa lí 12, Vùng Đông Nam Bộ.

Cách giải:

Các ngành kinh tế đóng góp chính vào GRDP của vùng Đông Nam Bộ là công nghiệp - xây dựng; dịch vụ.  

 

Chọn C.

Câu 3 (NB):

Phương pháp:

Dựa vào vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Cách giải:

Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh, thành phố:

- Thành phố Cần Thơ.

- 12 tỉnh: Long An, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau.

Chọn C.

Câu 4 (NB):

Phương pháp:

Dựa vào lí thuyết về vùng biển, các đảo, quần đảo cảu Việt Nam.

Cách giải:

Vùng biển nước ta gồm 5 bộ phận: nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.

Chọn B.

Câu 5 (NB):

Phương pháp:

Dựa vào đặc điểm dân cư vùng Đông Nam Bộ.

Cách giải:

Dân số của vùng Đông Nam Bộ có đặc điểm là tỉ lệ dân thành thị cao hơn tỉ lệ dân nông thôn.

A sai vì tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của vùng thấp (0,98% - năm 2021).

C sai vì Hoa, Khơ-me, Chăm là các dân tộc thiểu số chủ yếu của vùng.

D sai vì số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ trọng cao nhất.

Chọn B.

Câu 6 (NB):

Phương pháp:

Dựa vào thế mạnh về tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Cách giải:

Đất phù sa ngọt của vùng Đồng bằng sông Cửu Long phân bố chủ yếu ở dọc sông Tiền và sông Hậu.               

Chọn A.

Câu 7 (NB):

Phương pháp:

Dựa vào đặc điểm vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Cách giải:

Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau.

Chọn A.

Câu 8 (NB):

Phương pháp:

Dựa vào lí thuyết về tài nguyên thiên nhiên vùng biển, đảo Việt Nam.

Cách giải:

Vùng biển nước ta có nhiều mỏ sa khoáng, cát trắng, đặc biệt là các bể dầu khí ở thềm lục địa phía Nam

=> Thuận lợi cho phát triển công nghiệp khai khoáng.

Chọn C.

Câu 9 (TH):

Phương pháp:

Dựa vào hạn chế về tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Cách giải:

Chịu ảnh hưởng lớn của bão không phải là khó khăn về điều kiện tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long vì vùng gần như không chịu ảnh hưởng của bão.

Chọn B.

Câu 10 (TH):

Phương pháp:

Dựa vào đặc điểm vùng kinh tế trọng điểm.

Cách giải:

Phạm vi gồm nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ranh giới không có sự thay đổi theo thời gian là nhận định không đúng về đặc điểm của các vùng kinh tế trọng điểm. Do ranh giới các vùng kinh tế trọng điểm thay đổi theo thời gian, hơn nữa:

- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: có 2 thành phố trực thuộc Trung ương (Hà Nội, Hải Phòng).

- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: có 2 thành phố trực thuộc Trung ương (Đà Nẵng, Huế).

- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: có 1 thành phố trực thuộc Trung ương (Hồ Chí Minh).

- Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long: có 1 thành phố trực thuộc Trung ương (Cần Thơ).

=> Số lượng tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương của các vùng kinh tế trọng điểm là không nhiều.

Chọn B.

Câu 11 (TH):

Phương pháp:

Dựa vào lí thuyết sự cần thiết phải bảo vệ môi trường biển, đảo.

Cách giải:

Chú ý từ khoá “vai trò trong nền kinh tế”.

Kinh tế biển đóng góp ngày càng lớn trong GDP của nền kinh tế nước ta => điều này khẳng định vai trò ngảy càng cao của ngành này đối với nền kinh tế

Chọn D.

Câu 12 (VD):

Phương pháp:

Phân tích.

Cách giải:

- Hoạt động ngoại thương của Đông Nam Bộ phát triển mạnh, với tổng trị giá xuất khẩu và nhập khẩu lớn, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế cả nước.

- Các đáp án khác:

+ Trong các mặt hàng nhập khẩu chính có dầu thô, nông sản: Sai, vì dầu thô là mặt hàng xuất khẩu chính, không phải nhập khẩu. Nông sản cũng chủ yếu là xuất khẩu.

+ Trong các mặt hàng xuất khẩu chính có phụ liệu dệt, may: Sai, vì phụ liệu dệt, may chủ yếu là nhập khẩu để phục vụ sản xuất trong nước.

+ Có quan hệ xuất, nhập khẩu với toàn bộ các nước thế giới: Sai, quan hệ ngoại thương của Đông Nam Bộ dù rộng nhưng không thể bao phủ toàn bộ các nước trên thế giới.

Chọn A.

PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI

Câu 13 (VD):

Phương pháp:

Phân tích.

Cách giải:

- a đúng. Đông Nam Bộ chiếm 35,3% tổng giá trị xuất nhập khẩu của cả nước (năm 2021), dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu. TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, và Đồng Nai là những địa phương có hoạt động ngoại thương sôi động nhất.

- b sai. Các mặt hàng xuất nhập khẩu của Đông Nam Bộ rất phong phú, bao gồm dầu thô, nông sản chế biến, hàng điện tử, linh kiện, dệt may, giày dép... Tuy nhiên, năm 2021, cán cân thương mại của vùng nhập siêu (nhập khẩu 123,9 tỉ USD, xuất khẩu 112,6 tỉ USD).

- c sai. Mặc dù vẫn xuất khẩu dầu thô và một số nông sản sơ chế, Đông Nam Bộ đã chuyển mạnh sang xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chế biến như điện tử, máy tính, và linh kiện, có giá trị gia tăng cao. Tỉ lệ hàng gia công tuy vẫn đáng kể nhưng không phải là đặc trưng duy nhất.

- d đúng. Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển năng động nhất cả nước, với cơ sở hạ tầng tốt, mức sống cao, nhu cầu tiêu dùng lớn, và thị trường rộng mở trong và ngoài nước. Những yếu tố này thúc đẩy ngoại thương phát triển mạnh.

Câu 14 (VD):

Phương pháp:

a, b) Dựa vào bảng số liệu.

c) Dựa vào sự tăng/giảm của sản lượng gỗ các vùng và suy luận.

d) So sánh sản lượng gỗ khai thác của Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.

Cách giải:

a) Sai vì sản lượng gỗ Đồng bằng sông Cửu Long giảm từ 805,9 xuống 805,9 nghìn m³

b) Sai vì sản lượng gỗ khai thác ở Trung du và miền núi Bắc Bộ luôn lớn nhất.

c) Đúng vì Đồng bằng sông Cửu Long là vùng duy nhất có sản lượng gỗ năm 2021 giảm so với năm 2010.

d) Đúng.

PHẦN III. TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN

Câu 15 (VD):

Phương pháp:

Tính toán dựa vào công thức:

Tốc độ tăng trưởng = (Giá trị năm sau/Giá trị năm gốc)*100

Cách giải:

Tốc độ tăng trưởng diện tích cây điều của cả nước năm 2021 là:

(125,6/51,5)*100 = 244

Đáp án: 244

Câu 16 (VD):

Phương pháp:

Tính toán dựa vào công thức:

Giá trị thành phần = (Tỉ lệ % giá trị thành phần*Tổng)/100

Cách giải:

Tỉ lệ dân nông thôn của vùng năm 2021 là: 100 – 26,4 = 73,6%.

=> Số dân nông thôn của Đồng bằng sông Cửu Long năm 2021 là:

(73,6*17,4)/100 = 12,8 triệu người.

Đáp án: 12,8

Câu 17 (VD):

Phương pháp:

Để tính tỷ trọng GRDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong tổng GDP cả nước, ta sử dụng công thức:

Tỉ trọng GRDP = GRDP của vùng KTTĐ phía Nam : Tổng GDP của cả nước x 100

Cách giải:

Ta có:

- GRDP của vùng KTTĐ phía Nam là 2835,6 nghìn tỉ đồng.

- Tổng GDP của cả nước là 8479,7 nghìn tỉ đồng.

→ Tỉ trọng GRDP = 2835,6 : 8479,7 × 100 ≈ 33,4%

Vậy: tỷ trọng GRDP của vùng KTTĐ phía Nam trong tổng GDP cả nước là 33,4%

Câu 18 (VD):

Phương pháp:

Công thức tính tỉ trọng:

Tỉ trọng = Sản lượng khu vực : Sản lượng cả nước x 100

Cách giải:

Tỉ trọng sản lượng cả biển khai thác của Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung = 1354 : 2922,3 x 100 ≈ 46,3%.

PHẦN IV. TỰ LUẬN

Câu 19 (VD):

Phương pháp:

Vẽ biểu đồ cột chồng, trên biểu đồ thể hiện đầy đủ tên biểu đồ, số liệu, ghi chú.

Cách giải:

 


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
Tải về
  • Đề thi học kì 2 Địa lí 12 - Đề số 3

    Câu 1: Trong phát triển kinh tế, vùng Đông Nam Bộ đang phải đối mặt với hạn chế về tự nhiên là A. cát lấn, cát bay và hoang mạc hoá. B. thiếu nước nghiêm trọng vào đầu mùa hạ. C. ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước. D. ngập lụt trên diện rộng vào thời kì mùa mưa.

  • Đề thi học kì 2 Địa lí 12 - Đề số 1

    Câu 1: Nhận định nào sau đây đúng với thế mạnh kinh tế - xã hội để phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ? A. Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nhất nước ta. B. Tỉ lệ dân số nhập cư thấp nên không gây sức ép đến việc làm C. Mật độ trung tâm công nghiệp dày đặc nhất cả nước. D. Là địa bàn thu hút đông đảo lao động có chuyên môn cao.

Group 2K8 ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí