Đề thi học kì 1 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 4 TN

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Đề bài

Câu 1 :

Trong văn bản Gió lạnh đầu mùa, tại sao Sơn lại tặng áo cho Hiên?

  • A.

    Vì hôm đó là sinh nhật Hiên

  • B.

    Vì Hiên xin chiếc áo

  • C.

    Vì mẹ sai Sơn mang áo cho Hiên

  • D.

    Vì Sơn thương Hiên nghèo khổ, không có áo mặc

Câu 2 :

Giải thưởng văn học Cikada Mai Văn Phấn đạt được là giải thưởng của quốc gia nào?

  • A.

    Thụy Sĩ

  • B.

    Thụy Điển

  • C.

    Nga

  • D.

    Pháp

Câu 3 :

Chi tiết thể hiện được vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn?

  • A.

    Đôi càng bóng mẫm với những chiếc vuốt nhọn hoắt

  • B.

    Hai cái răng đen nhánh cứ nhai ngoàm ngoạp

  • C.

    Cái đầu nổi từng tảng rất bướng

  • D.

    Nằm khểnh bắt chân chữ ngũ

Câu 4 :

Các tính từ như “chần chẫn, bè bè, sừng sững, tun tủn” còn thuộc loại từ nào?

  • A.

    Từ ghép

  • B.

    Từ láy

  • C.

    Tính từ (Từ láy tượng hình)

  • D.

    Từ đơn

Câu 5 :

Khi trình bày xong bài nói, em cần làm gì?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Phản hồi những nhận xét, góp ý của người nghe với tinh thần cầu thị.

  • B.

    Đón nhận những ý kiến góp ý mà em cho là xác đáng.

  • C.

    Đánh giá bài nói đã trình bày được ý kiến về vấn đề trong gia đình hay chưa?

  • D.

    Trao đổi những điều người nghe cần nắm rõ thêm.

Câu 6 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Chọn các đáp án đúng

Đâu là từ phức?

Bàn

Học sinh

Trường học

Cây

Cặp

Câu 7 :

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ Bắt nạt?

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Miêu tả

  • C.

    Biểu cảm 

  • D.

    Nghị luận

Câu 8 :

Văn bản “Nếu cậu muốn có một người bạn” nói về mối quan hệ nào trong xã hội?

  • A.

    Tình cảm gia đình

  • B.

    Tình thầy trò

  • C.

    Tình bạn

  • D.

    Tình yêu đôi lứa

Câu 9 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Khi kể về trải nghiệm bản thân sẽ sử dụng ngôi kể nào để kể?

Ngôi thứ ba

Ngôi thứ nhất

Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba xen kẽ

Câu 10 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

“Khi trình bày, em nên mang bài viết của mình lên đọc lại để tránh quên hay nhầm lẫn”

Đúng
Sai
Câu 11 :

Câu thơ “Vì bắt nạt rất hôi” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A.

    Ẩn dụ

  • B.

    Hoán dụ

  • C.

    Điệp từ

  • D.

    Không có đáp án nào đúng

Câu 12 :

Xác định đại từ có trong câu “Mình về mình có nhớ ta/ Ta về ta nhớ những hoa cùng người” là?

  • A.

    Mình, ta

  • B.

    Hoa, người

  • C.

    Nhớ

  • D.

    Về

Câu 13 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Sắp xếp các ý dưới đây theo đúng trình tự của dàn ý bài văn kể lại trải nghiệm của bản thân:

Cảm xúc của bản thân khi câu chuyện diễn ra và khi kể lại câu chuyện?

Câu chuyện xảy ra ở đâu, khi nào?

Vì sao câu chuyện xảy ra như vậy

Điều gì đã xảy ra?

Những ai liên quan đến câu chuyện? Họ đã nói và làm gì?

Câu 14 :

Văn bản "Cô bé bán diêm" để lại thông điệp gì?

  • A.

    Bài học về tình yêu thương

  • B.

    Bài học về đức tính trung thực

  • C.

    Bài học về lòng tự trọng

  • D.

    Bài học về tinh thần đoàn kết

Câu 15 :

Tác phẩm nào dưới đây không phải của Mai Văn Phấn? 

  • A.

    Giọt nắng

  • B.

    Gọi xanh

  • C.

    Cầu nguyện ban mai

  • D.

    Gió lạnh đầu mùa

Câu 16 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Điệp từ, điệp ngữ là một biện pháp tu từ, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 17 :

Văn bản "Cô bé bán diêm" phê phán đối tượng nào trong xã hội?

  • A.

    Những người giàu có

  • B.

    Những kẻ vô ơn

  • C.

    Những người vô cảm

  • D.

    Những người bất lịch sự

Câu 18 :

Biểu hiện nào sau đây không cho thấy mẹ Sơn là một người có tấm lòng yêu thương?

  • A.

    Yêu thương, chăm sóc Sơn và chị Lan.

  • B.

    Cho mẹ Hiên vay tiền mua áo mới.

  • C.

    Rơm rớm nước mắt khi nhớ về Duyên.

  • D.

    Đi ăn cỗ chưa phát hiện ra việc Sơn cho Hiên áo ấm.

Câu 19 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Em hãy sắp xếp các bước dưới đây theo trình tự phù hợp của dàn ý đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả:

Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ (trong đó có nói tới đặc điểm nghệ thuật riêng của bài thơ đã được phân tích ở trên).

Giới thiệu tác giả và bài thơ; nêu khát quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ.

Làm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giả.

Đánh giá tác dụng của việc kể lại câu chuyện kết hợp với các chi tiết miêu tả trong đoạn thơ.

Câu 20 :

Câu thơ nào dưới đây sử dụng phép ẩn dụ phẩm chất?

  • A.

    Vân xem trang trọng khác vời,

    Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.

    (Truyện Kiều – Nguyễn Du)

  • B.

    Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

  • C.

    Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

    Chỉ cần trong xe có một trái tim

  • D.

    Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

    Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

    Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

Câu 21 :

Đáp án nào dưới đây chứa các từ đơn?

  • A.

    Bàn ghế, nhà cửa, bút

  • B.

    Bút, thước, học sinh

  • C.

    Bàn, ghế, bút, áo

  • D.

    Nô đùa, trường, lớp

Câu 22 :

Miêu tả là gì?

  • A.

    Dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc 

  • B.

    Kể lại một chuỗi các sự việc, sự việc ngày dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc.

  • C.

    Dùng ngôn ngữ làm cho người đọc, người nghe có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang diễn ra trước mắt.

  • D.

    Cung cấp, giới thiệu…những tri thức về sự vật, hiện tượng nào đó.

Câu 23 :

Sách Ngữ văn Sơn Tinh, Thủy Tinh giải thích Sơn Tinh, thần núi; Thủy Tinh, thần nước đã giải thích theo cách nào?

  • A.

    Sử dụng khái niệm

  • B.

    Dùng từ trái nghĩa với từ được giải thích

  • C.

    Dùng từ đồng nghĩa với từ được giải thích

  • D.

    Miêu tả hành động, kết hợp với trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

Câu 24 :

Trong những từ sau, từ nào không phải là từ láy?

  • A.

    xinh xắn

  • B.

    gần gũi

  • C.

    đông đủ

  • D.

    dễ dàng

Câu 25 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Trong văn bản Con chào mào, lúc chào mào cất cánh, tác giả đã có hành động gì?

Ôm khung nắng, khung gió

Đuổi theo chào mào

Vứt chiếc lồng

Câu 26 :

Hình ảnh mặt trời nào được dùng theo lối nói ẩn dụ

  • A.

    Mặt trời mọc ở đằng đông

  • B.

    Thấy anh như thấy mặt trời

    Chói chang khó nói, trao lời khó trao

  • C.

    Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

  • D.

    Mặt trời trên biển như cái lòng trứng gà 

Câu 27 :

Khi trình bày ý kiến về một vấn đề trong gia đình, em nên trình bày như thế nào để bài nói hấp dẫn, sinh động hơn?

  • A.

    Kết hợp với ngôn ngữ hình thể

  • B.

    Giọng kể linh hoạt, phù hợp với nội dung bài nói

  • C.

    Sử dụng các thiết bị hỗ trợ

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 28 :

Xác định đại từ trong câu sau: “Chúng tôi thấy mùa hè nắng nóng, ai cũng sợ”?

  • A.

    Ai

  • B.

    Chúng tôi, ai

  • C.

    Chúng tôi

  • D.

    Cũng

Câu 29 :

Đâu là năm sinh, năm mất của Tô Hoài?

  • A.

    1910 - 2000

  • B.

    1920 - 2014

  • C.

    1930 - 2015

  • D.

    1940 - 2020

Câu 30 :

Trong văn bản Con chào mào, trong ý nghĩ, nhà thơ đã vẽ vật gì?

  • A.

    Cửa sổ

  • B.

    Chiếc lồng

  • C.

    Cái cây

  • D.

    Cuốn sách

Câu 31 :

Vấn đề được tác giả nêu lên trong bài thơ Bắt nạt là gì?

  • A.

    Vấn đề giúp đỡ người khác trong đời sống.

  • B.

    Vấn đề đoàn kết trong lớp học

  • C.

    Vấn đề làm sao để có một tình bạn đẹp.

  • D.

    Vấn đề ức hiếp kẻ yếu trong đời sống.

Câu 32 :

Nhận định nào nói đúng nội dung của truyện Cô bé bán diêm?

  • A.

    Gián tiếp nói lên bộ mặt của xã hội nơi cô bé bán diêm sống, đó là một cõi đời không có tình người.

  • B.

    Thể hiện niềm thương cảm của nhà văn đối với những em bé nghèo khổ.

  • C.

    Kể về số phận bất hạnh của một em bé nghèo phải đi bán diêm cả vào đêm giao thừa.

  • D.

    Cả A, B, C đều đúng.

Câu 33 :

Cho đoạn văn sau: “Lúc đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi lên từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.”

Đoạn văn trên có mấy cụm tính từ

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Câu 34 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Chọn đáp án đúng nhất

Văn bản “Bắt nạt” gửi đến chúng ta bài học gì?

Kính trọng thầy cô giáo

Yêu thương và sống chan hòa với tất cả mọi người

Hiếu thuận với cha mẹ

Câu 35 :

Điền các từ láy thích hợp vào chỗ trống
Mưa xuống (…), giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa. Trong nhà bỗng tối sầm, một mùi nồng (…), cái mùi xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa. Mưa (…) trên sân gạch. Mưa (…) trên phiến nứa, đập (…) vào lòng lá chuối.

 

  • A.

    ngai ngái - rào rào - đồm độp - bùng bùng – sầm sập

  • B.

    sầm sập - ngai ngái - rào rào - đồm độp - bùng bùng

  • C.

    đồm độp - bùng bùng - ngai ngái - rào rào - sầm sập

  • D.

    rào rào - đồm độp - bùng bùng - sầm sập - ngai ngái

Câu 36 :

Điệp từ và điệp ngữ khác nhau ở chỗ nào?

  • A.

    Điệp từ là lặp lại một từ, điệp ngữ là lặp lại một cụm từ

  • B.

    Điệp từ là lặp lại cụm từ, điệp ngữ là lặp lại một từ

  • C.

    Điệp từ và điệp ngữ đều lặp lại một từ

  • D.

    Điệp từ và điệp ngữ đều lặp lại một cụm từ

Câu 37 :

Xác định cụm động từ trong câu sau “Chúng em đã làm xong bài tập”?

  • A.

    Chúng em

  • B.

    đã làm 

  • C.

     xong bài tập

  • D.

    đã làm xong bài tập

Câu 38 :

Nghệ thuật mà tác giả sử dụng khi miêu tả con cáo trong văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn là gì?

  • A.

    Hoán dụ

  • B.

    Nhân hóa

  • C.

    So sánh

  • D.

    Nói quá 

Câu 39 :

Thành phần trung tâm của cụm động từ “còn đang nô đùa trên bãi biển” là gì?

  • A.

    Còn đang

  • B.

    Nô đùa

  • C.

    Trên

  • D.

    Bãi biển

Câu 40 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Bài thơ nào dưới đây không phù hợp với đề bài viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả?

Bắt nạt

Mây và sóng

Chuyện cổ tích về loài người

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Trong văn bản Gió lạnh đầu mùa, tại sao Sơn lại tặng áo cho Hiên?

  • A.

    Vì hôm đó là sinh nhật Hiên

  • B.

    Vì Hiên xin chiếc áo

  • C.

    Vì mẹ sai Sơn mang áo cho Hiên

  • D.

    Vì Sơn thương Hiên nghèo khổ, không có áo mặc

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sơn lại tặng áo cho Hiên vì cậu bé thương Hiên nghèo khổ, không có áo mặc

Câu 2 :

Giải thưởng văn học Cikada Mai Văn Phấn đạt được là giải thưởng của quốc gia nào?

  • A.

    Thụy Sĩ

  • B.

    Thụy Điển

  • C.

    Nga

  • D.

    Pháp

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em xem lại sự nghiệp văn học

Lời giải chi tiết :

 Mai Văn Phấn giành giải thưởng văn học Cikada 2017 của Thụy Điển.

Câu 3 :

Chi tiết thể hiện được vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn?

  • A.

    Đôi càng bóng mẫm với những chiếc vuốt nhọn hoắt

  • B.

    Hai cái răng đen nhánh cứ nhai ngoàm ngoạp

  • C.

    Cái đầu nổi từng tảng rất bướng

  • D.

    Nằm khểnh bắt chân chữ ngũ

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và chọn đáp án đúng nhất

Lời giải chi tiết :

Đôi càng bóng mẫm với những chiếc vuốt nhọn hoắt thể hiện vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn

Câu 4 :

Các tính từ như “chần chẫn, bè bè, sừng sững, tun tủn” còn thuộc loại từ nào?

  • A.

    Từ ghép

  • B.

    Từ láy

  • C.

    Tính từ (Từ láy tượng hình)

  • D.

    Từ đơn

Đáp án : C

Phương pháp giải :

 Đọc kĩ các đáp án và xét xem các từ thuộc loại nào

Lời giải chi tiết :

Các từ này đều là từ láy tượng hình, cũng là tính từ

Câu 5 :

Khi trình bày xong bài nói, em cần làm gì?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Phản hồi những nhận xét, góp ý của người nghe với tinh thần cầu thị.

  • B.

    Đón nhận những ý kiến góp ý mà em cho là xác đáng.

  • C.

    Đánh giá bài nói đã trình bày được ý kiến về vấn đề trong gia đình hay chưa?

  • D.

    Trao đổi những điều người nghe cần nắm rõ thêm.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em xem lại phần sau khi nói

Lời giải chi tiết :

 Khi trình bày xong bài nói, người nói cần: 

- Phản hồi những nhận xét, góp ý của người nghe với tinh thần cầu thị.

- Đón nhận những ý kiến góp ý mà em cho là xác đáng.

- Trao đổi những điều người nghe cần nắm rõ thêm.

Câu 6 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Chọn các đáp án đúng

Đâu là từ phức?

Bàn

Học sinh

Trường học

Cây

Cặp

Đáp án

Học sinh

Trường học

Phương pháp giải :

Em xem lại khái niệm từ phức

Lời giải chi tiết :

“Học sinh” và “trường học” là từ phức.

Câu 7 :

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ Bắt nạt?

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Miêu tả

  • C.

    Biểu cảm 

  • D.

    Nghị luận

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

Câu 8 :

Văn bản “Nếu cậu muốn có một người bạn” nói về mối quan hệ nào trong xã hội?

  • A.

    Tình cảm gia đình

  • B.

    Tình thầy trò

  • C.

    Tình bạn

  • D.

    Tình yêu đôi lứa

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Từ nội dung tư tưởng, suy luận và trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết :

Văn bản “Nếu cậu muốn có một người bạn” nói về tình bạn.

Câu 9 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Khi kể về trải nghiệm bản thân sẽ sử dụng ngôi kể nào để kể?

Ngôi thứ ba

Ngôi thứ nhất

Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba xen kẽ

Đáp án

Ngôi thứ nhất

Phương pháp giải :

Em xem lại bài viết của mình

Lời giải chi tiết :

Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất.

Câu 10 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

“Khi trình bày, em nên mang bài viết của mình lên đọc lại để tránh quên hay nhầm lẫn”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Em theo dõi các bạn trình bày và yêu cầu của đề bài

Lời giải chi tiết :

- Sai

- Khi em cầm và đọc lại toàn bộ bài viết sẽ không đúng với yêu cầu của bài nói, bài nói thiếu hấp dẫn và không có sự tương tác với người nghe.

Câu 11 :

Câu thơ “Vì bắt nạt rất hôi” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A.

    Ẩn dụ

  • B.

    Hoán dụ

  • C.

    Điệp từ

  • D.

    Không có đáp án nào đúng

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Em xem lại văn bản và luận điểm cuối.

Lời giải chi tiết :

Từ "hôi" trong câu thơ là một từ lạ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Thể hiện sự xấu xa, tiêu cực của việc bắt nạt.

Câu 12 :

Xác định đại từ có trong câu “Mình về mình có nhớ ta/ Ta về ta nhớ những hoa cùng người” là?

  • A.

    Mình, ta

  • B.

    Hoa, người

  • C.

    Nhớ

  • D.

    Về

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ xem từ nào là từ xưng hô

Lời giải chi tiết :

“Mình, ta” là hai đại từ dùng để xưng hô

Câu 13 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Sắp xếp các ý dưới đây theo đúng trình tự của dàn ý bài văn kể lại trải nghiệm của bản thân:

Cảm xúc của bản thân khi câu chuyện diễn ra và khi kể lại câu chuyện?

Câu chuyện xảy ra ở đâu, khi nào?

Vì sao câu chuyện xảy ra như vậy

Điều gì đã xảy ra?

Những ai liên quan đến câu chuyện? Họ đã nói và làm gì?

Đáp án

Câu chuyện xảy ra ở đâu, khi nào?

Những ai liên quan đến câu chuyện? Họ đã nói và làm gì?

Điều gì đã xảy ra?

Vì sao câu chuyện xảy ra như vậy

Cảm xúc của bản thân khi câu chuyện diễn ra và khi kể lại câu chuyện?

Lời giải chi tiết :

Thứ tự:

- Câu chuyện xảy ra ở đâu, khi nào?

- Những ai liên quan đến câu chuyện? Họ đã nói và làm gì?

- Điều gì đã xảy ra?

- Vì sao câu chuyện xảy ra như vậy?

- Cảm xúc của bản thân khi câu chuyện diễn ra và khi kể lại câu chuyện?

Câu 14 :

Văn bản "Cô bé bán diêm" để lại thông điệp gì?

  • A.

    Bài học về tình yêu thương

  • B.

    Bài học về đức tính trung thực

  • C.

    Bài học về lòng tự trọng

  • D.

    Bài học về tinh thần đoàn kết

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung từ đó rút ra thông điệp của văn bản

Lời giải chi tiết :

Tình cảnh đáng thương của cô bé bán diêm nghèo khổ, qua đó thể hiện niềm xót thương, đồng cảm của tác giả với những con người bất hạnh.

Câu 15 :

Tác phẩm nào dưới đây không phải của Mai Văn Phấn? 

  • A.

    Giọt nắng

  • B.

    Gọi xanh

  • C.

    Cầu nguyện ban mai

  • D.

    Gió lạnh đầu mùa

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Em xem lại tác phẩm chính

Lời giải chi tiết :

   Gió lạnh đầu mùa – Thạch Lam

Câu 16 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Điệp từ, điệp ngữ là một biện pháp tu từ, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Điệp từ, điệp ngữ là một biện pháp tu từ

Câu 17 :

Văn bản "Cô bé bán diêm" phê phán đối tượng nào trong xã hội?

  • A.

    Những người giàu có

  • B.

    Những kẻ vô ơn

  • C.

    Những người vô cảm

  • D.

    Những người bất lịch sự

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung từ đó rút ra đối tượng phê phán của văn bản.

Lời giải chi tiết :

Những người vô cảm trước sự đau khổ của người khác là đối tượng đáng lên án.

Câu 18 :

Biểu hiện nào sau đây không cho thấy mẹ Sơn là một người có tấm lòng yêu thương?

  • A.

    Yêu thương, chăm sóc Sơn và chị Lan.

  • B.

    Cho mẹ Hiên vay tiền mua áo mới.

  • C.

    Rơm rớm nước mắt khi nhớ về Duyên.

  • D.

    Đi ăn cỗ chưa phát hiện ra việc Sơn cho Hiên áo ấm.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các đáp án đã cho

Lời giải chi tiết :

Đi ăn tiệc chưa phát hiện ra việc Sơn cho Hiên áo ấm không cho thấy tấm lòng của mẹ Sơn.

Câu 19 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Em hãy sắp xếp các bước dưới đây theo trình tự phù hợp của dàn ý đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả:

Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ (trong đó có nói tới đặc điểm nghệ thuật riêng của bài thơ đã được phân tích ở trên).

Giới thiệu tác giả và bài thơ; nêu khát quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ.

Làm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giả.

Đánh giá tác dụng của việc kể lại câu chuyện kết hợp với các chi tiết miêu tả trong đoạn thơ.

Đáp án

Giới thiệu tác giả và bài thơ; nêu khát quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ.

Làm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giả.

Đánh giá tác dụng của việc kể lại câu chuyện kết hợp với các chi tiết miêu tả trong đoạn thơ.

Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ (trong đó có nói tới đặc điểm nghệ thuật riêng của bài thơ đã được phân tích ở trên).

Lời giải chi tiết :

Dàn ý:

Mở bài: Giới thiệu tác giả và bài thơ; nêu khát quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ.

Thân bài:

- Làm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giả.

- Đánh giá tác dụng của việc kể lại câu chuyện kết hợp với các chi tiết miêu tả trong đoạn thơ.

Kết bài: Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ (trong đó có nói tới đặc điểm nghệ thuật riêng của bài thơ đã được phân tích ở trên).

Câu 20 :

Câu thơ nào dưới đây sử dụng phép ẩn dụ phẩm chất?

  • A.

    Vân xem trang trọng khác vời,

    Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.

    (Truyện Kiều – Nguyễn Du)

  • B.

    Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

  • C.

    Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

    Chỉ cần trong xe có một trái tim

  • D.

    Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

    Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

    Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và nắm chắc kiến thức ẩn dụ phẩm chất

Lời giải chi tiết :

Câu thơ ở phần B sử dụng phép ẩn dụ phẩm chất (Bác Hồ và Mặt trời đều soi sáng cho nhân gian, đem những điều tốt đẹp đến cho con người).

Câu 21 :

Đáp án nào dưới đây chứa các từ đơn?

  • A.

    Bàn ghế, nhà cửa, bút

  • B.

    Bút, thước, học sinh

  • C.

    Bàn, ghế, bút, áo

  • D.

    Nô đùa, trường, lớp

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em xem lại khái niệm từ đơn

Lời giải chi tiết :

Các từ đơn: Bàn, ghế, bút, áo

Câu 22 :

Miêu tả là gì?

  • A.

    Dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc 

  • B.

    Kể lại một chuỗi các sự việc, sự việc ngày dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc.

  • C.

    Dùng ngôn ngữ làm cho người đọc, người nghe có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang diễn ra trước mắt.

  • D.

    Cung cấp, giới thiệu…những tri thức về sự vật, hiện tượng nào đó.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Em xem lại các phương thức biểu đạt đã học

Lời giải chi tiết :

Miêu tả: Dùng ngôn ngữ làm cho người đọc, người nghe có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang diễn ra trước mắt.

Câu 23 :

Sách Ngữ văn Sơn Tinh, Thủy Tinh giải thích Sơn Tinh, thần núi; Thủy Tinh, thần nước đã giải thích theo cách nào?

  • A.

    Sử dụng khái niệm

  • B.

    Dùng từ trái nghĩa với từ được giải thích

  • C.

    Dùng từ đồng nghĩa với từ được giải thích

  • D.

    Miêu tả hành động, kết hợp với trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh

Lời giải chi tiết :

Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh giải thích Sơn Tinh, thần núi; Thủy Tinh, thần nước đã giải thích theo cách dùng từ đồng nghĩa với từ được giải thích.

Câu 24 :

Trong những từ sau, từ nào không phải là từ láy?

  • A.

    xinh xắn

  • B.

    gần gũi

  • C.

    đông đủ

  • D.

    dễ dàng

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tìm từ nào mà cả 2 tiếng đều có nghĩa

Lời giải chi tiết :

Từ “đông đủ” là từ mà cả 2 tiếng đều có nghĩa vì vậy nó là từ ghép

Câu 25 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Trong văn bản Con chào mào, lúc chào mào cất cánh, tác giả đã có hành động gì?

Ôm khung nắng, khung gió

Đuổi theo chào mào

Vứt chiếc lồng

Đáp án

Ôm khung nắng, khung gió

Lời giải chi tiết :

Lúc chào mào cất cánh, tác giả đã có hành động ôm khung nắng, khung gió

Câu 26 :

Hình ảnh mặt trời nào được dùng theo lối nói ẩn dụ

  • A.

    Mặt trời mọc ở đằng đông

  • B.

    Thấy anh như thấy mặt trời

    Chói chang khó nói, trao lời khó trao

  • C.

    Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

  • D.

    Mặt trời trên biển như cái lòng trứng gà 

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các đáp án đã cho

Lời giải chi tiết :

Câu C ẩn dụ hình ảnh Bác như mặt trời, mang lại hạnh phúc, là nguồn sáng, soi đường dẫn lối cho vạn vật.

Câu 27 :

Khi trình bày ý kiến về một vấn đề trong gia đình, em nên trình bày như thế nào để bài nói hấp dẫn, sinh động hơn?

  • A.

    Kết hợp với ngôn ngữ hình thể

  • B.

    Giọng kể linh hoạt, phù hợp với nội dung bài nói

  • C.

    Sử dụng các thiết bị hỗ trợ

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Em xem lại hướng dẫn quy trình nói

Lời giải chi tiết :

Khi kể trình bày ý kiến về một vấn đề trong gia đình, em có thể kết hợp với những yếu tố sau:

- Kết hợp với ngôn ngữ hình thể (cử chỉ, ánh mắt, nét mặt,…)

- Giọng kể linh hoạt, phù hợp với nội dung 

- Sử dụng các thiết bị hỗ trợ (tranh, ảnh, video…)

Câu 28 :

Xác định đại từ trong câu sau: “Chúng tôi thấy mùa hè nắng nóng, ai cũng sợ”?

  • A.

    Ai

  • B.

    Chúng tôi, ai

  • C.

    Chúng tôi

  • D.

    Cũng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về đại từ xưng hô để tìm ra đáp án

Lời giải chi tiết :

Chúng tôi” và "ai" là đại từ trong câu trên

Câu 29 :

Đâu là năm sinh, năm mất của Tô Hoài?

  • A.

    1910 - 2000

  • B.

    1920 - 2014

  • C.

    1930 - 2015

  • D.

    1940 - 2020

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tô Hoài (1920-2014)

Câu 30 :

Trong văn bản Con chào mào, trong ý nghĩ, nhà thơ đã vẽ vật gì?

  • A.

    Cửa sổ

  • B.

    Chiếc lồng

  • C.

    Cái cây

  • D.

    Cuốn sách

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trong ý nghĩ của mình, nhà thơ đã vẽ chiếc lồng.

Câu 31 :

Vấn đề được tác giả nêu lên trong bài thơ Bắt nạt là gì?

  • A.

    Vấn đề giúp đỡ người khác trong đời sống.

  • B.

    Vấn đề đoàn kết trong lớp học

  • C.

    Vấn đề làm sao để có một tình bạn đẹp.

  • D.

    Vấn đề ức hiếp kẻ yếu trong đời sống.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Bài thơ Bắt nạt nêu lên vấn đề ức hiếp kẻ yếu trong đời sống.

Câu 32 :

Nhận định nào nói đúng nội dung của truyện Cô bé bán diêm?

  • A.

    Gián tiếp nói lên bộ mặt của xã hội nơi cô bé bán diêm sống, đó là một cõi đời không có tình người.

  • B.

    Thể hiện niềm thương cảm của nhà văn đối với những em bé nghèo khổ.

  • C.

    Kể về số phận bất hạnh của một em bé nghèo phải đi bán diêm cả vào đêm giao thừa.

  • D.

    Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung và chọn đáp án đúng nhất.

Lời giải chi tiết :

Tất cả các đáp án trên đều đúng khi nhận xét về truyện.

Câu 33 :

Cho đoạn văn sau: “Lúc đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi lên từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.”

Đoạn văn trên có mấy cụm tính từ

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Chú ý những câu chứa tính từ và xét xem có cụm tính từ tương ứng không.

Lời giải chi tiết :

Cụm tính từ: rất ưa nhìn, rất bướng

Câu 34 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Chọn đáp án đúng nhất

Văn bản “Bắt nạt” gửi đến chúng ta bài học gì?

Kính trọng thầy cô giáo

Yêu thương và sống chan hòa với tất cả mọi người

Hiếu thuận với cha mẹ

Đáp án

Yêu thương và sống chan hòa với tất cả mọi người

Phương pháp giải :

Từ nội dung tư tưởng, suy luận và trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết :

Văn bản “Bắt nạt” gử đến chúng ta bài học về tình yêu thương và sống chan hòa với tất cả mọi người.

Câu 35 :

Điền các từ láy thích hợp vào chỗ trống
Mưa xuống (…), giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa. Trong nhà bỗng tối sầm, một mùi nồng (…), cái mùi xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa. Mưa (…) trên sân gạch. Mưa (…) trên phiến nứa, đập (…) vào lòng lá chuối.

 

  • A.

    ngai ngái - rào rào - đồm độp - bùng bùng – sầm sập

  • B.

    sầm sập - ngai ngái - rào rào - đồm độp - bùng bùng

  • C.

    đồm độp - bùng bùng - ngai ngái - rào rào - sầm sập

  • D.

    rào rào - đồm độp - bùng bùng - sầm sập - ngai ngái

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các đáp án và xét thứ tự để chọn cho phù hợp.

Lời giải chi tiết :

Mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa. Trong nhà bỗng tối sầm, một mùi nồng ngai ngái, cái mùi xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa. Mưa rào rào trên sân gạch. Mưa đồm độp trên phiến nứa, đập bùng bùng vào lòng lá chuối.

Câu 36 :

Điệp từ và điệp ngữ khác nhau ở chỗ nào?

  • A.

    Điệp từ là lặp lại một từ, điệp ngữ là lặp lại một cụm từ

  • B.

    Điệp từ là lặp lại cụm từ, điệp ngữ là lặp lại một từ

  • C.

    Điệp từ và điệp ngữ đều lặp lại một từ

  • D.

    Điệp từ và điệp ngữ đều lặp lại một cụm từ

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Chú ý khái niệm “từ” và “ngữ”

Lời giải chi tiết :

Điệp từ là lặp lại một từ, điệp ngữ là lặp lại một cụm từ

Câu 37 :

Xác định cụm động từ trong câu sau “Chúng em đã làm xong bài tập”?

  • A.

    Chúng em

  • B.

    đã làm 

  • C.

     xong bài tập

  • D.

    đã làm xong bài tập

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại lý thuyết và chọn đáp án thích hợp.

Lời giải chi tiết :

Chúng em đã làm xong bài tập có cụm động từ đã làm xong bài tập

Câu 38 :

Nghệ thuật mà tác giả sử dụng khi miêu tả con cáo trong văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn là gì?

  • A.

    Hoán dụ

  • B.

    Nhân hóa

  • C.

    So sánh

  • D.

    Nói quá 

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật mà tác giả sử dụng khi miêu tả con cáo là nhân hóa.

Câu 39 :

Thành phần trung tâm của cụm động từ “còn đang nô đùa trên bãi biển” là gì?

  • A.

    Còn đang

  • B.

    Nô đùa

  • C.

    Trên

  • D.

    Bãi biển

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xét xem động từ nào là chính trong phần trung tâm.

Lời giải chi tiết :

Phần phụ sau bổ sung ý nghĩa cho động từ trung tâm về địa điểm, nguyên nhân, mục đích, nguyên nhân, phương tiện, cách thức

Câu 40 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Bài thơ nào dưới đây không phù hợp với đề bài viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả?

Bắt nạt

Mây và sóng

Chuyện cổ tích về loài người

Đáp án

Bắt nạt

Phương pháp giải :

Em xem lại các bài thơ đã học

Lời giải chi tiết :

Bài thơ Bắt nạt không phù hợp vì không có yếu tố tự sự.

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.