Đề thi học kì 1 Văn 11- Chân trời sáng tạo

Đề thi học kì 1 Văn 11 Chân trời sáng tạo - Đề số 5


Đề thi học kì 1 Văn 11 bộ sách chân trời sáng tạo đề số 5 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

Môn: Ngữ văn lớp 11; Năm học 2022 - 2023

Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề

 

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

“Sứ giả” đưa cây bèo, cây cói Việt Nam ra thế giới

Đến thăm xã Hùng Tiến, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi được tận mắt chứng kiến sự sáng tạo của những người nghệ nhân, những người phụ nữ làng nghề nơi đây. Từ những vật liệu dân dã, mộc mạc của làng quê như cói, bèo tây (lục bình), mây, tre… qua bàn tay của các bà, các chị đã trở thành những món đồ dùng có tính ứng dụng cao,  những sản phẩm thủ công mỹ nghệ được người tiêu dùng yêu thích. Không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước, những mặt hàng mỹ nghệ từ cây bèo, cây cói của vùng bãi ngang ven biển do người dân Kim Sơn làm ra đã chinh phục được nhiều thị trường khó tính như châu Âu, Nhật Bản… vì có tính thẩm mỹ và độ bề cao và thân thiện với môi trường. Nghề đan lát thủ công mỹ nghệ bèo tây đã gải quyết nhu cầu việc làm cho người dân, không chỉ tăng thêm thu nhập, giúp bà con Kim Sơn giảm nghèo bền vững mà đời sống ngày càng khấm khá hơn. Dù nghề truyền thống đang thu hút chủ yếu là lao động nữ cao tuổi tại đại phương, nhưng những người nghệ nhân như bà Vũ Thị Mỹ vẫn luôn lạc quan, bởi bà tin tưởng vào sức sống của nghề quê hương. Bà tâm sự: “thế hệ trẻ, trong đó có con cháu chúng tôi ngày nay thích đi làm việc ở công ti hơn. Nhưng tôi tin rằng, khi đã bay nhảy thỏa sức, ở tuổi về hưu, thì các con, các cháu lại tiếp tục nối nghiệp chúng tôi, quay về làm nghề truyền thống. Chúng cũng như chúng tôi, nghề đã ngấm vào máu từ tấm bé thì sẽ không sợ bị mất nghề.”

Từ lũy tre làng, những món đồ thủ công mỹ nghệ này đã mở ra hướng đi mới cho làng nghề, giúp giữ nghề đan truyền thống của Kim Sơn, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho lao động, đặc biệt là phụ nữ trung tuổi, cao tuổi tại địa phương. Họ chính là những “sứ giả” đưa hồn quê Việt vươn ra thế giới.

(Trích từ trang web Cơ quan trung ương của Hội Phụ nữ Việt Nam, ngày 17/5/2023, https://phunuvietnam.vn/su-gia-dua-cay-beo-cay-coi-viet-nam-ra-the gioi- 20230517115102771.htm

Lựa chọn đáp án đúng: 

Câu 1. Hãy xác định chủ đề của văn bản?

A. Văn bản nói đến một làng nghề truyền thống.

B. Văn bản đề cập đến ý nghĩa của nghề truyền thống thời hiện đại.

C. Văn bản đề cập đến bà bà Vũ Thị Mỹ - người đã phát triển nghề truyền thống.

D. Văn bản đề cập đến những người đã đưa cây bèo, cây cói ra thế giới và phát triển nghề truyền thống.

Câu 2. Theo lời của bà Mỹ nghề truyền thống ở Kim Sơn đang gặp phải khó khăn nào?

A. Chủ yếu là nông dân, không có tay nghề.

B. Tuổi đã cao nên không còn nhanh nhẹn.

C. Thế hệ trẻ thích đi làm việc ở công ty.

D. Nghề đan khó học, khó làm.

Câu 3. Nguyên nhân nào khiến các sản phẩm từ bèo, cói đã chinh phục được nhiều thị trường khó tính như châu Âu, Nhật Bản?

A. Vì đẹp, xinh xắn.

B. Vì có tính thẩm mỹ và độ bền cao và thân thiện với môi trường.

C. Vì phù hợp với thị hiếu của người bản địa.

D. Vì phù hợp với sở thích của người dân.

Câu 4. Theo tác giả ai là "sứ giả" đưa hồn quê Việt vươn ra thế giới?

A. Phụ nữ trung tuổi, cao tuổi tại Kim Sơn.

B. Những người nông dân tại Kim Sơn.

C. Bà Vũ Thị Mỹ.

D. Các lao động nữ tại địa phương.

Câu 5. Việc đặt nhan đề như văn bản có ý nghĩa gì?

A. Nhấn mạnh vai trò của việc phát triển nghề đan bèo, cói.

B. Nhấn mạnh vài trò của những người đã dùng nghề truyền thống làm kinh tế

C. Nhấn mạnh vài trò của những người đã yêu mến nghề truyền thống.

D. Nhấn mạnh vai trò của những người đã mở ra hướng đi mới cho làng nghề truyền thống.
Câu 6. Việc sử dụng trích dẫn trực tiếp lời của bà Mỹ trong văn bản có tác dụng gì?

A. Nhấn mạnh lời của nhân vật.

B. Tăng tính biểu cảm cho câu văn.

C. Tăng tính thuyết phục, khách quan cho luận điểm.

D. Nhấn mạnh ý nghĩa của việc giữ gì nghề truyền thống.

Câu 7.  Ý nào KHÔNG phải là thông điệp của văn bản?

A. Phải có tinh thần sáng tạo, bản lĩnh, tự tin.

B. Phải có tinh thần bất khuất, không chịu cúi đầu.

C. Tinh thần dũng cảm, dám đương đầu với thử thách.

D. Phải yêu và trân trọng những giá trị truyền thống của dân tộc.

Câu 8. Nêu tác dụng của việc kết hợp các yếu tố biểu cảm, miêu tả trong văn bản?
Câu 9. Nhận xét về thái độ, tình cảm của tác giả thể hiện trong văn bản?

Câu 10. Em có đồng ý với quan điểm của tác giả khi cho rằng Họ chính là những"sứ giả" đưa hồn quê Việt vươn ra thế giới” không ? Vì sao ?

II. VIẾT (4.0 điểm)

 Viết bài văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về thông điệp được gửi gắm trong những dòng thơ sau:

Đời sống là bờ

Những giấc mơ là biển

Bờ không còn nếu chẳng có khơi xa

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

Đáp án

Phần I. ĐỌC HIỂU

Câu 1

(0.5đ)

Câu 2 (0.5đ)

Câu 3

(0.5đ)

Câu 4

(0.5đ)

Câu 5

(0.5đ)

Câu 6

(0.5đ)

Câu 7

(0.5đ)

A

C

B

A

D

C

B

 

Câu 1 (0.5 điểm)

Hãy xác định chủ đề của văn bản?

A. Văn bản nói đến một làng nghề truyền thống.

B. Văn bản đề cập đến ý nghĩa của nghề truyền thống thời hiện đại.

C. Văn bản đề cập đến bà bà Vũ Thị Mỹ - người đã phát triển nghề truyền thống.

D. Văn bản đề cập đến những người đã đưa cây bèo, cây cói ra thế giới và phát triển nghề truyền thống.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Xác định chủ đề.

Lời giải chi tiết:

Chủ đề của văn bản: Văn bản nói đến một làng nghề truyền thống.

→ Đáp án A

Câu 2 (0.5 điểm)

Theo lời của bà Mỹ nghề truyền thống ở Kim Sơn đang gặp phải khó khăn nào?

A. Chủ yếu là nông dân, không có tay nghề.

B. Tuổi đã cao nên không còn nhanh nhẹn.

C. Thế hệ trẻ thích đi làm việc ở công ty.

D. Nghề đan khó học, khó làm.

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn

Xác định những khó khăn ở làng nghề truyền thống.

Lời giải chi tiết:

Theo lời của bà Mỹ nghề truyền thống ở Kim Sơn đang gặp phải khó khăn: . Thế hệ trẻ thích đi làm việc ở công ty.

→ Đáp án: C

Câu 3 (0.5 điểm)

 Nguyên nhân nào khiến các sản phẩm từ bèo, cói đã chinh phục được nhiều thị trường khó tính như châu Âu, Nhật Bản?

A. Vì đẹp, xinh xắn.

B. Vì có tính thẩm mỹ và độ bền cao và thân thiện với môi trường.

C. Vì phù hợp với thị hiếu của người bản địa.

D. Vì phù hợp với sở thích của người dân.

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân khiến các sản phẩm từ bèo, cói đã chinh phục được nhiều thị trường khó tính như châu Âu, Nhật Bản: Vì có tính thẩm mỹ và độ bền cao và thân thiện với môi trường

→ Đáp án B

Câu 4 (0.5 điểm)

Theo tác giả ai là "sứ giả" đưa hồn quê Việt vươn ra thế giới?

A. Phụ nữ trung tuổi, cao tuổi tại Kim Sơn.

B. Những người nông dân tại Kim Sơn.

C. Bà Vũ Thị Mỹ.

D. Các lao động nữ tại địa phương.

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản.

Xác định “sứ giả" đưa hồn quê Việt vươn ra thế giới.

Lời giải chi tiết:

Theo tác giả "sứ giả" đưa hồn quê Việt vươn ra thế giới là: Phụ nữ trung tuổi, cao tuổi tại Kim Sơn.

→ Đáp án A

Câu 5 (0.5 điểm)

Việc đặt nhan đề như văn bản có ý nghĩa gì?

A. Nhấn mạnh vai trò của việc phát triển nghề đan bèo, cói.

B. Nhấn mạnh vài trò của những người đã dùng nghề truyền thống làm kinh tế

C. Nhấn mạnh vài trò của những người đã yêu mến nghề truyền thống.

D. Nhấn mạnh vai trò của những người  đã mở ra hướng đi mới cho làng nghề truyền thống.

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi.

 Lời giải chi tiết:

Việc đặt nhan đề như văn bản có ý nghĩa: Nhấn mạnh vai trò của những người đã mở ra hướng đi mới cho làng nghề truyền thống.

 → Đáp án D

Câu 6 (0.5 điểm)

Việc sử dụng trích dẫn trực tiếp lời của bà Mỹ trong văn bản có tác dụng gì?

A. Nhấn mạnh lời của nhân vật.

B. Tăng tính biểu cảm cho câu văn.

C. Tăng tính thuyết phục, khách quan cho luận điểm.

D. Nhấn mạnh ý nghĩa của việc giữ gì nghề truyền thống.

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Xác định lời dẫn trực tiếp

Từ đó chỉ ra tác dụng.

Lời giải chi tiết:

Việc sử dụng trích dẫn trực tiếp lời của bà Mỹ trong văn bản có tác dụng: Tăng tính thuyết phục, khách quan cho luận điểm.

→ Đáp án C

Câu 7 (0.5 điểm)

Ý nào KHÔNG phải là thông điệp của văn bản?

A. Phải có tinh thần sáng tạo, bản lĩnh, tự tin.

B. Phải có tinh thần bất khuất, không chịu cúi đầu.

C. Tinh thần dũng cảm, dám đương đầu với thử thách.

D. Phải yêu và trân trọng những giá trị truyền thống của dân tộc.

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản.

Xác định thông điệp.

Lời giải chi tiết:

Ý KHÔNG phải là thông điệp của văn bản: Phải có tinh thần bất khuất, không chịu cúi đầu.

→ Đáp án B

Câu 8 ( 0.5 điểm)

Nêu tác dụng của việc kết hợp các yếu tố biểu cảm, miêu tả trong văn bản?

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Tác dụng của việc kết hợp các yếu tố biểu cảm, miêu tả trong văn bản:

- Làm tăng tính hấp dẫn, lôi cuốn cho văn bản.

- Góp phần thể hiện tình cảm, thái độ của tác giả.

 Câu 9: (1.0 điểm)

Nhận xét về thái độ, tình cảm của tác giả thể hiện trong văn bản?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Gợi ý:

-Thái độ, tình cảm: Đồng tình, trân trọng, tự hào, tin tưởng  trước những sáng tạo của những người nghệ nhân, phụ nữ ở Kim Sơn

Câu 10: (1.0  điểm)

Em có đồng ý với quan điểm của tác giả khi cho rằng Họ chính là những"sứ giả" đưa hồn quê Việt vươn ra thế giới” không ? Vì sao ?

 Phương pháp giải:

HS vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời.

Lời giải chi tiết:

HS trình bày quan điểm: đồng tình/không đồng tình/đồng tình một phần.

- Lí giải:

+ Theo hướng đồng tình: Chính họ là người khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, từ những vật dụng của quê hương. Sản phẩm của họ được người tiêu dùng nhiều nước biết đến và sử dụng.

+ Theo hướng không đồng tình: “sứ giả” phải là những người nổi tiếng, làm những công việc lớn lao, sản phẩm mang giá trị kinh tế cao…

II. VIẾT (4 điểm)

Viết bài văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về thông điệp được gửi gắm trong những dòng thơ sau:

Đời sống là bờ

Những giấc mơ là biển

Bờ không còn nếu chẳng có khơi xa

 

Phương pháp giải:

 Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện bài văn

Lời giải chi tiết:

Viết bài văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về thông điệp được gửi gắm trong những dòng thơ.

Phần chính

Điểm

Nội dung cụ thể

Mở bài

0,5

- Dẫn dắt và nêu vấn đề cần bàn luận

Thân bài

2,5

* Giải thích ngắn gọn 3 câu thơ để rút ra thông điệp được gửi gắm:

     - Bờ luôn là cái nhỏ bé, trong khi biển luôn là cái rộng lớn, bao la. Cũng như vậy, đời sống luôn là cái hạn hẹp, nghèo nàn; trong khi đó giấc mơ- biểu tượng của khát vọng luôn mở ra một thế giới vô cùng rộng lớn và phong phú, hứa hẹn những bí ẩn, những mới lạ, những phiêu lưu kì thú.

      - Nếu cuộc đời thực là “bờ”, tức là nơi đặt chân an toàn thì giấc mơ là “biển”, là không gian bao la. Nếu không có biển, bờ sẽ không còn lí do để tồn tại. Cũng như vậy, nếu không có những ước mơ, những khát vọng để hướng về những điều tốt đẹp; cuộc đời của con người sẽ trở nên vô vị, mất hết ý nghĩa.

=> Ba câu thơ khẳng định giá trị, ý nghĩa của ước mơ, khát vọng đối với cuộc sống của con người.

* Bàn luận về ý nghĩa của những ước mơ, khát vọng trong cuộc sống:

      - Ước mơ, khát vọng là biểu hiện tích cực của tâm lý, thể hiện những giá trị tinh thần cao đẹp, thúc đẩy con người nỗ lực phấn đấu, sống lạc quan, luôn hướng đến những điều lớn lao, tốt đẹp cho bản thân và cho cộng đồng.

     - Con người sống phải có ước mơ, khát vọng thì cuộc sống mới thực sự ý nghĩa. Ước mơ làm cho đời sống tâm hồn con người trở nên phong phú, giúp họ sống tích cực khi có mục tiêu để phấn đấu, là động lực thôi thúc con người hành động, tiếp cho họ sức mạnh vượt qua mọi gian nan, thử thách để đi đến đích cuối cùng.

      - Ngược lại, sống không có ước mơ, cuộc sống sẽ trở nên tẻ nhạt, nhàm chán, vô vị và vô nghĩa…

* Mở rộng, nâng cao:

       - Có ước mơ là đáng quý, nhưng làm thế nào để biến ước mơ thành hiện thực mới quan trọng. Nó đòi hỏi ở con người không chỉ lòng dũng cảm, dám dấn thân trải nghiệm mà còn cả sự nỗ lực, kiên trì theo đuổi đến cùng.

      - Cần phân biệt giữa ước mơ cao đẹp và những ảo vọng, tham vọng mù quáng, dục vọng tầm thường; ước mơ phải gắn với khả năng thực hiện, tránh hão huyền, viển vông.

      - Phê phán những người sống không có ước mơ, hoài bão, đặc biệt ở một bộ phận giới trẻ hiện nay.

      - Rút ra bài học cho bản thân.

Kết bài

0,5

- Khẳng định lại vấn đề

Yêu cầu khác

0,5

- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo.

 

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 11 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí