Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 4

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Đề bài

Câu 1 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Khi đóng vai nhân vật kể lại một câu chuyện cổ tích, người kể sử dụng ngôi thứ mấy?

Ngôi thứ nhất

Ngôi thứ hai

Ngôi thứ ba

Câu 2 :

Theo truyện Cây khế, con vật gì đã giúp đỡ người em?

  • A.

    Con bò

  • B.

    Con hươu

  • C.

    Con chim

  • D.

    Con gà

Câu 3 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện cổ tích thể hiện trí tưởng tượng chất phác của tác giả dân gian, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 4 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Thạch Sanh là đại diện cho tầng lớp thống khổ chịu nhiều tầng đô hộ, áp bức. Lý Thông là hình ảnh tiêu biểu của giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 5 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Khi đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích, có thể tưởng tượng, sáng tạo thêm nhưng không thoát li truyện gốc”, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 6 :

Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân. Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ.

a) Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh [...].

   (Vũ Bằng)

b) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.

   (Vũ Tú Nam)

c) Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.

   (Vũ Bằng)

d) Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu.

(Võ Quảng)

  • A.

     Câu a

  • B.

    Câu b

  • C.

    Câu c

  • D.

    Câu d

Câu 7 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Trong văn bản “Xem người ta kìa!”, tác giả khẳng định bản thân luôn cảm thấy khó chịu khi bị so sánh với người khác, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 8 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Chọn các đáp án đúng

Truyện “Thạch Sanh” thể hiện ước mơ gì của nhân dân?

Ước mơ đổi đời

Ước mơ thiện thắng cái ác

Ước mơ trường sinh bất tử

Ước mơ cuộc sống an nhàn

Câu 9 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Tìm chi tiết không cần thiết khi dựng lại cốt truyện của truyền thuyết Thánh Gióng

Tiếng nói của Gióng đầu tiên là đòi đi đánh giặc

Bà con góp gạo nấu cơm nuôi Gióng

Gióng cầm ngựa sắt, roi sắt, áo giáp để đánh giặc

Khi nhận vũ khí, Gióng vươn mình thành tráng sĩ

Đánh giặc xong, Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời

Hai vợ chồng ông lão phúc đức nhưng chậm có con

Về sau Gióng được phong là Phù Đổng Thiên Vương

Câu 10 :

Trạng ngữ “Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy” trong câu “Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy, Vũ Trọng Phụng đã lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị đang đua đòi lối sống văn minh rởm, hết sức lố lăng, đồi bại đương thời” (Trần Hữu Tá) biểu thị điều gì?

  • A.

    Cách thức diễn ra hành động được nói đến trong câu

  • B.

    Mục đích thực hiện hành động được nói đến trong câu

  • C.

    Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu

  • D.

     Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu.

Câu 11 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Truyện Cây khế thuộc loại cổ tích gì?

Cổ tích loài vật

Cổ tích thần kỳ

Cổ tích thế tục

Câu 12 :

Gô-xi-nhi nổi tiếng với vai trò nhà văn và biên kịch trong thể loại gì?

  • A.

    Tiểu thuyết

  • B.

    Truyện tranh

  • C.

    Truyện trinh thám

  • D.

    Hài kịch

Câu 13 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Sắp xếp các bước chuẩn bị viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự việc sao cho hợp lí.

Thu thập thông tin về sự kiện từ các nguồn khác nhau như sách báo, internet,...

Dự kiến cách trình bày bài viết: theo cách truyền thống hoặc đồ họa thông tin.

Chọn sự kiện để thuật lại. 

Dự kiến bố cục của bài

Câu 14 :

Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh phản ánh nét tâm lí chủ yếu của nhân dân trong lao động?

  • A.

    Sợ hãi trước sự bí hiểm, sức mạnh của thiên nhiên

  • B.

    Căm thù sự tàn phá của thiên nhiên

  • C.

    Thần thánh hóa thiên nhiên, để bớt sợ hãi

  • D.

    Vừa sùng bái, vừa mong ước chiến thắng thiên nhiên

Câu 15 :

Trong văn bản Xem người ta kìa! cách vào đề của tác giả có gì đặc biệt?

  • A.

    Nêu vấn đề bằng trích dẫn danh ngôn.

  • B.

    Nêu vấn đề bằng lời kể.

  • C.

    Không có gì đặc biệt.

  • D.

    Nêu vấn đề từ việc dẫn ý người khác.

Câu 16 :

Cuộc chiến tranh giữa Sơn Tinh, Thủy Tinh có nguyên nhân trực tiếp từ đâu?

  • A.

    Hùng Vương kén rể

  • B.

    Vua Hùng đưa ra yêu cầu về lễ vật có lợi cho Sơn Tinh

  • C.

    Sơn Tinh tài giỏi hơn Thủy Tinh

  • D.

    Vì Sơn Tinh lấy được Mị Nương, còn Thủy Tinh thì không.

Câu 17 :

Nội dung chủ yếu nổi bật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là gì?

  • A.

    Hiện thực cuộc đấu tranh chinh phục tự nhiên của tổ tiên ta

  • B.

    Cuộc chiến tranh chấp nguồn nước, đất đai, lãnh thổ

  • C.

    Cuộc chiến tranh chấp người phụ nữ

  • D.

    Sự ngưỡng mộ của Sơn Tinh, lòng căm ghét Thủy Tinh

Câu 18 :

Đâu không phải là tác phẩm tiêu biểu của Gô-xi-nhi?

  • A.

    Astérix 

  • B.

    Lucky Luke 

  • C.

    Iznogoud

  • D.

    War and Peace

Câu 19 :

Người xưa sáng tạo ra hình tượng Sơn Tinh, Thủy Tinh với mục đích gì?

  • A.

    Kể chuyện cho trẻ em nghe

  • B.

    Tuyên truyền, cổ vũ việc chống bão lũ

  • C.

    Phê phán thói phá hại cuộc sống

  • D.

    Phản ánh, giải thích hiện tượng bão lũ, thể hiện ước mơ chiến thắng thiên nhiên của nhân dân ta

Câu 20 :

Trạng ngữ “Trên bốn chòi canh” trong câu “Trên bốn chòi canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt” (Nguyễn Tuân) biểu thị điều gì ?

  • A.

    Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu

  • B.

    Mục đích của hành động được nói đến trong câu

  • C.

    Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu

  • D.

    Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu

Câu 21 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Đâu là những tính từ chỉ phẩm chất của người em trong truyện Cây khế?

Hiền lành

Thông minh

Tham lam

Tốt bụng

Câu 22 :

Chi tiết dân làng góp gạo nuôi Thánh Gióng thể hiện phẩm chất gì của nhân dân ta?

  • A.

    Tương thân tương ái

  • B.

    Yêu nước

  • C.

    Đoàn kết

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 23 :

Ngôi kể nào được sử dụng trong văn bản Xem người ta kìa?

  • A.

    Ngôi thứ nhất

  • B.

    Ngôi thứ hai

  • C.

    Ngôi thứ ba

  • D.

    Ngôi thứ tư

Câu 24 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

 Nội dung chính Cây khế là trình bày quá trình lớn lên thần kỳ của hai anh em nhà nọ, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 25 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Chi tiết Gióng bay về trời sau khi dẹp tan giặc Ân thể hiện sự vô tư, đức hi sinh, tính vị tha khi làm việc nghĩa không màng tới sự trả ơn. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 26 :

Thuyết minh là gì?

  • A.

    Giới thiệu những tri thức khách quan, xác thực của hiện tượng, sự vật

  • B.

    Tả lại vẻ ngoài củ đối tượng nào đó

  • C.

    Trình bày diễn biến một vụ việc

  • D.

    Bày tỏ quan điểm về đối tượng nào đó

Câu 27 :

Việc Thạch Sanh đem đàn ra gảy thu phục quân giặc nói lên điều gì?

  • A.

    Khát vọng hòa bình của ông cha ta

  • B.

    Thạch Sanh là một nhân tài văn võ song toàn

  • C.

    Nhân dân ta thời đó rất yêu nghệ thuật

  • D.

    Tất cả các phương án trên

Câu 28 :

Văn bản Xem người ta kìa! sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

  • A.

    Miêu tả 

  • B.

    Biểu cảm

  • C.

    Thuyết minh

  • D.

    Nghị luận

Câu 29 :

Ước mơ của nhân dân muốn gửi gắm trong cuộc chiến cái thiện thắng cái ác, về công bằng xã hội thể hiện qua tình tiết nào?

  • A.

    Mẹ con Lí Thông bị trừng phạt

  • B.

    Thạch Sanh vượt qua được hoạn nạn, giúp vua dẹp xâm lăng

  • C.

    Thạch Sanh được vua gả công chúa cho

  • D.

    Thạch Sanh lấy công chúa, lên làm vua

Câu 30 :

Kết truyện Ngọc Hoàng biến mẹ con Lý Thông làm bọ hung, mang ý nghĩa gì?

  • A.

    Thể hiện chân lý ác giả ác báo

  • B.

    Đó là cái kết cho những kẻ trơ tráo, bất nhân

  • C.

    Đó là kết truyện phù hợp với motip thường thấy ở truyện cổ tích

  • D.

    Cả 3 đáp án trên

Lời giải và đáp án

Câu 1 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Khi đóng vai nhân vật kể lại một câu chuyện cổ tích, người kể sử dụng ngôi thứ mấy?

Ngôi thứ nhất

Ngôi thứ hai

Ngôi thứ ba

Đáp án

Ngôi thứ nhất

Lời giải chi tiết :

Người kể sử dụng ngôi thứ nhất

Câu 2 :

Theo truyện Cây khế, con vật gì đã giúp đỡ người em?

  • A.

    Con bò

  • B.

    Con hươu

  • C.

    Con chim

  • D.

    Con gà

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Con chim đã giúp đỡ người em

Câu 3 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện cổ tích thể hiện trí tưởng tượng chất phác của tác giả dân gian, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Nhớ lại những chi tiết kì ảo trong truyện và lựa chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết :

Trí tưởng tượng chất phác của dân gian sáng tạo ra những chi tiết hoang đường, kì ảo.

Câu 4 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Thạch Sanh là đại diện cho tầng lớp thống khổ chịu nhiều tầng đô hộ, áp bức. Lý Thông là hình ảnh tiêu biểu của giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Em xem xét thân phận và tính cách các nhận vật để chọn câu trả lời chính xác nhất.

Lời giải chi tiết :

Nhận định trên là đúng.

Câu 5 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Khi đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích, có thể tưởng tượng, sáng tạo thêm nhưng không thoát li truyện gốc”, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Khi kể có tưởng tượng, sáng tạo thêm nhưng không thoát li truyện gốc; tránh làm thay đổi, biến dạng các yếu tố cơ bản của cốt truyện ở chuyện gốc.

Câu 6 :

Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân. Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ.

a) Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh [...].

   (Vũ Bằng)

b) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.

   (Vũ Tú Nam)

c) Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.

   (Vũ Bằng)

d) Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu.

(Võ Quảng)

  • A.

     Câu a

  • B.

    Câu b

  • C.

    Câu c

  • D.

    Câu d

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các câu đã cho

Lời giải chi tiết :

Câu B là câu có trạng ngữ “mùa xuân”

Câu 7 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Trong văn bản “Xem người ta kìa!”, tác giả khẳng định bản thân luôn cảm thấy khó chịu khi bị so sánh với người khác, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Cảm xúc của bản thân: không hề cảm thấy dễ chịu. => Khó chịu.

Câu 8 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Chọn các đáp án đúng

Truyện “Thạch Sanh” thể hiện ước mơ gì của nhân dân?

Ước mơ đổi đời

Ước mơ thiện thắng cái ác

Ước mơ trường sinh bất tử

Ước mơ cuộc sống an nhàn

Đáp án

Ước mơ đổi đời

Ước mơ thiện thắng cái ác

Phương pháp giải :

Nhớ lại văn bản và rút ra những bài học ý nghĩa

Lời giải chi tiết :

Truyện “Thạch Sanh” thể hiện ước mơ thiện thắng ác và ước mơ về sự đổi đời của những con người bất hạnh.

Câu 9 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Tìm chi tiết không cần thiết khi dựng lại cốt truyện của truyền thuyết Thánh Gióng

Tiếng nói của Gióng đầu tiên là đòi đi đánh giặc

Bà con góp gạo nấu cơm nuôi Gióng

Gióng cầm ngựa sắt, roi sắt, áo giáp để đánh giặc

Khi nhận vũ khí, Gióng vươn mình thành tráng sĩ

Đánh giặc xong, Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời

Hai vợ chồng ông lão phúc đức nhưng chậm có con

Về sau Gióng được phong là Phù Đổng Thiên Vương

Đáp án

Về sau Gióng được phong là Phù Đổng Thiên Vương

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và xem chi tiết nào không quan trọng thì lược bỏ.

Lời giải chi tiết :

Có thể lược bỏ chi tiết Về sau Gióng được phong là Phù Đổng Thiên Vương

Câu 10 :

Trạng ngữ “Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy” trong câu “Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy, Vũ Trọng Phụng đã lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị đang đua đòi lối sống văn minh rởm, hết sức lố lăng, đồi bại đương thời” (Trần Hữu Tá) biểu thị điều gì?

  • A.

    Cách thức diễn ra hành động được nói đến trong câu

  • B.

    Mục đích thực hiện hành động được nói đến trong câu

  • C.

    Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu

  • D.

     Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ câu văn và chọn đáp án đúng nhất

Lời giải chi tiết :

Trạng ngữ trong câu trên chỉ cách thức diễn ra hành động được nói đến trong câu

Câu 11 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Truyện Cây khế thuộc loại cổ tích gì?

Cổ tích loài vật

Cổ tích thần kỳ

Cổ tích thế tục

Đáp án

Cổ tích thần kỳ

Lời giải chi tiết :

Nhớ lại nội dung chính của văn bản.

Câu 12 :

Gô-xi-nhi nổi tiếng với vai trò nhà văn và biên kịch trong thể loại gì?

  • A.

    Tiểu thuyết

  • B.

    Truyện tranh

  • C.

    Truyện trinh thám

  • D.

    Hài kịch

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ông là một nhà văn và biên kịch truyện tranh người Pháp. 

Câu 13 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Sắp xếp các bước chuẩn bị viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự việc sao cho hợp lí.

Thu thập thông tin về sự kiện từ các nguồn khác nhau như sách báo, internet,...

Dự kiến cách trình bày bài viết: theo cách truyền thống hoặc đồ họa thông tin.

Chọn sự kiện để thuật lại. 

Dự kiến bố cục của bài

Đáp án

Chọn sự kiện để thuật lại. 

Thu thập thông tin về sự kiện từ các nguồn khác nhau như sách báo, internet,...

Dự kiến cách trình bày bài viết: theo cách truyền thống hoặc đồ họa thông tin.

Dự kiến bố cục của bài

Lời giải chi tiết :

Các bước:

- Chọn sự kiện để thuật lại. 

- Thu thập thông tin về sự kiện từ các nguồn khác nhau như sách báo, internet,...

- Dự kiến cách trình bày bài viết: theo cách truyền thống hoặc đồ họa thông tin.

- Dự kiến bố cục của bài (theo cách truyền thống hoặc đồ họa thông tin).

Câu 14 :

Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh phản ánh nét tâm lí chủ yếu của nhân dân trong lao động?

  • A.

    Sợ hãi trước sự bí hiểm, sức mạnh của thiên nhiên

  • B.

    Căm thù sự tàn phá của thiên nhiên

  • C.

    Thần thánh hóa thiên nhiên, để bớt sợ hãi

  • D.

    Vừa sùng bái, vừa mong ước chiến thắng thiên nhiên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung và chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết :

Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh phản ánh sự sùng bái, vừa mong ước chiến thắng thiên nhiên.

Câu 15 :

Trong văn bản Xem người ta kìa! cách vào đề của tác giả có gì đặc biệt?

  • A.

    Nêu vấn đề bằng trích dẫn danh ngôn.

  • B.

    Nêu vấn đề bằng lời kể.

  • C.

    Không có gì đặc biệt.

  • D.

    Nêu vấn đề từ việc dẫn ý người khác.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em đọc lại văn bản trong SGK

Lời giải chi tiết :

Văn bản mở đầu bằng lời kể, tạo nên sự độc đáo và thú vị.

Câu 16 :

Cuộc chiến tranh giữa Sơn Tinh, Thủy Tinh có nguyên nhân trực tiếp từ đâu?

  • A.

    Hùng Vương kén rể

  • B.

    Vua Hùng đưa ra yêu cầu về lễ vật có lợi cho Sơn Tinh

  • C.

    Sơn Tinh tài giỏi hơn Thủy Tinh

  • D.

    Vì Sơn Tinh lấy được Mị Nương, còn Thủy Tinh thì không.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nguyên nhân trực tiếp từ việc Thủy Tinh không lấy được Mị Nương

Câu 17 :

Nội dung chủ yếu nổi bật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là gì?

  • A.

    Hiện thực cuộc đấu tranh chinh phục tự nhiên của tổ tiên ta

  • B.

    Cuộc chiến tranh chấp nguồn nước, đất đai, lãnh thổ

  • C.

    Cuộc chiến tranh chấp người phụ nữ

  • D.

    Sự ngưỡng mộ của Sơn Tinh, lòng căm ghét Thủy Tinh

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Sơn Tinh, Thủy Tinh là truyền thuyết thể hiện khát vọng muốn chính phục tự nhiên của nhân dân ta

Câu 18 :

Đâu không phải là tác phẩm tiêu biểu của Gô-xi-nhi?

  • A.

    Astérix 

  • B.

    Lucky Luke 

  • C.

    Iznogoud

  • D.

    War and Peace

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

War and Peace không phải là tác phẩm tiêu biểu của Gô-xi-nhi.

Câu 19 :

Người xưa sáng tạo ra hình tượng Sơn Tinh, Thủy Tinh với mục đích gì?

  • A.

    Kể chuyện cho trẻ em nghe

  • B.

    Tuyên truyền, cổ vũ việc chống bão lũ

  • C.

    Phê phán thói phá hại cuộc sống

  • D.

    Phản ánh, giải thích hiện tượng bão lũ, thể hiện ước mơ chiến thắng thiên nhiên của nhân dân ta

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào nội dung và suy ra đáp án đúng.

Lời giải chi tiết :

Giải thích hiện tượng tự nhiên, ước mơ chiến thắng thiên nhiên của nhân dân ta.

Câu 20 :

Trạng ngữ “Trên bốn chòi canh” trong câu “Trên bốn chòi canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt” (Nguyễn Tuân) biểu thị điều gì ?

  • A.

    Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu

  • B.

    Mục đích của hành động được nói đến trong câu

  • C.

    Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu

  • D.

    Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ câu văn

Lời giải chi tiết :

Trạng ngữ trên biểu thị nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu

Câu 21 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Đâu là những tính từ chỉ phẩm chất của người em trong truyện Cây khế?

Hiền lành

Thông minh

Tham lam

Tốt bụng

Đáp án

Hiền lành

Tốt bụng

Lời giải chi tiết :

Tính cách người em: tốt bụng, hiền lành.

Câu 22 :

Chi tiết dân làng góp gạo nuôi Thánh Gióng thể hiện phẩm chất gì của nhân dân ta?

  • A.

    Tương thân tương ái

  • B.

    Yêu nước

  • C.

    Đoàn kết

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xét xem chi tiết ấy thể hiện phẩm chất đáng quý nào.

Lời giải chi tiết :

Chi tiết dân làng góp gạo nuôi Thánh Gióng thể hiện tinh thần tương thân tương ái, yêu nước và đoàn kết của dân tộc ta.

Câu 23 :

Ngôi kể nào được sử dụng trong văn bản Xem người ta kìa?

  • A.

    Ngôi thứ nhất

  • B.

    Ngôi thứ hai

  • C.

    Ngôi thứ ba

  • D.

    Ngôi thứ tư

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản trên

Lời giải chi tiết :

Văn bản sử dụng ngôi thứ nhất, người viết xưng “tôi”.

Câu 24 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

 Nội dung chính Cây khế là trình bày quá trình lớn lên thần kỳ của hai anh em nhà nọ, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Nội dung chính Cây khế là trình bày diễn biến và bài học của hai anh em.

Câu 25 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Chi tiết Gióng bay về trời sau khi dẹp tan giặc Ân thể hiện sự vô tư, đức hi sinh, tính vị tha khi làm việc nghĩa không màng tới sự trả ơn. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Suy nghĩ về hành động của Thánh Gióng và chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết :

Chi tiết Gióng bay về trời còn là chi tiết thể hiện ước muốn của người dân về nhân vật anh hùng bất tử.

Câu 26 :

Thuyết minh là gì?

  • A.

    Giới thiệu những tri thức khách quan, xác thực của hiện tượng, sự vật

  • B.

    Tả lại vẻ ngoài củ đối tượng nào đó

  • C.

    Trình bày diễn biến một vụ việc

  • D.

    Bày tỏ quan điểm về đối tượng nào đó

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Thuyết minh là phương thức giới thiệu những tri thức khách quan, xác thực và hữu ích về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,... của đối tượng.

Câu 27 :

Việc Thạch Sanh đem đàn ra gảy thu phục quân giặc nói lên điều gì?

  • A.

    Khát vọng hòa bình của ông cha ta

  • B.

    Thạch Sanh là một nhân tài văn võ song toàn

  • C.

    Nhân dân ta thời đó rất yêu nghệ thuật

  • D.

    Tất cả các phương án trên

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại nhân vật và rút ra điều nhân dân gửi gắm

Lời giải chi tiết :

Không nên đánh giá con người qua vẻ bên ngoài là điều câu chuyện muốn gửi gắm

Câu 28 :

Văn bản Xem người ta kìa! sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

  • A.

    Miêu tả 

  • B.

    Biểu cảm

  • C.

    Thuyết minh

  • D.

    Nghị luận

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt: Văn bản sử dụng phương thức nghị luận.

Câu 29 :

Ước mơ của nhân dân muốn gửi gắm trong cuộc chiến cái thiện thắng cái ác, về công bằng xã hội thể hiện qua tình tiết nào?

  • A.

    Mẹ con Lí Thông bị trừng phạt

  • B.

    Thạch Sanh vượt qua được hoạn nạn, giúp vua dẹp xâm lăng

  • C.

    Thạch Sanh được vua gả công chúa cho

  • D.

    Thạch Sanh lấy công chúa, lên làm vua

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các tình tiết để chọn đáp án thích hợp nhất. 

Lời giải chi tiết :

Mẹ con Lí Thông sau nhiều lần lừa Thạch Sanh, giờ đã bị trừng phạt, đó chính là mơ ước công lý của nhân dân.

Câu 30 :

Kết truyện Ngọc Hoàng biến mẹ con Lý Thông làm bọ hung, mang ý nghĩa gì?

  • A.

    Thể hiện chân lý ác giả ác báo

  • B.

    Đó là cái kết cho những kẻ trơ tráo, bất nhân

  • C.

    Đó là kết truyện phù hợp với motip thường thấy ở truyện cổ tích

  • D.

    Cả 3 đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Em nhớ lại tình tiết này và chọn đáp án thích hợp.

 

Lời giải chi tiết :

Kết truyện vừa thể hiện cái ác bị trừng trị, vừa phù hợp với motip thường thấy ở truyện cổ tích

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.