Đề thi giữa kì 1 Văn 8 - Đề số 5

Đề bài

Câu 1 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Đọc hai đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
     Bắt đầu là tìm hiểu. Tìm hiểu phải đặt bài văn vào hoàn cảnh lịch sử của nó. Thế là cần đến khoa học, lịch sử, lịch sử dân tộc, có khi cả lịch sử thế giới.
     Sau khâu tìm hiểu là khâu cảm thụ. Hiểu đúng bài văn đã tốt. Hiểu đúng cũng bắt đầu thấy nó hay, nhưng chưa đủ.

(Theo Lê Trí Viễn)

Hai đoạn văn trên có quan hệ liệt kê, với việc sử dụng các từ ngữ có tác dụng liệt kê để chỉ các khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học.

Đúng
Sai
Câu 2 :

Trong những từ ngữ in đậm ở các câu sau, từ nào là thán từ?

  • A.

    Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?

  • B.

    Không, ông giáo ạ!

  • C.

    Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ.

  • D.

    Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường.

Câu 3 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Câu văn “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như những cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng” chứa cả yếu tố kể, tả và biểu cảm.

Đúng
Sai
Câu 4 :

Cho các ví dụ sau: chân cứng đá mềm, đen như cột nhà cháy, dời non lấp biển, ngàn cân treo sợi tóc, xanh như tàu lá, gầy như que củi, long trời lở đất... Nhận xét nào sau đây nói đúng nhất về các ví dụ trên?

  • A.

    Là các câu thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá.

  • B.

    Là các câu tục ngữ có sử dụng biện pháp so sánh.

  • C.

    Là các câu thành ngữ dùng biện pháp so sánh.

  • D.

    Là các câu tục ngữ có sử dụng biện pháp nói quá.

Câu 6 :

Tác phẩm Lão Hạc viết về đề tài gì?

  • A.

    Người nông dân nghèo đói bị vùi dập

  • B.

    Người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ

  • C.

    Cả A và B đều đúng

  • D.

    Cả A và B đều sai

Câu 7 :

Từ “ơi” trong câu: “Em thật là con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi!” thuộc loại từ nào?

  • A.

    Tình thái từ

  • B.

    Trợ từ

  • C.

    Thán từ

  • D.

    Phó từ

Câu 8 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Truyện của An-đéc-xen là những tác phẩm giàu giá trị nhân văn, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 9 :

Tìm từ tượng thanh trong các câu văn sau:

• Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạt. Chị Dậu rón rén bưng một cái bát lớn đến chỗ chồng nằm.
• Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.
• Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rối hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.
• Rồi chị túm lấy cổ hắn, ẩn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.

  • A.

    rón rén, lẻo khoẻo, chỏng quèo.

  • B.

    rón rén, lẻo khoẻo, chỏng quèo, nham nhảm

  • C.

    chỏng quèo, rón rén, soàn soạt

  • D.

    soàn soạt, bịch, bốp

Câu 10 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung sau về An-đéc-xen đúng hay sai?

Những khó khăn mà ông trải qua trong thời niên thiếu đã trở thành nguồn cảm hứng cho những sáng tác sau này của ông.

Đúng
Sai
Câu 11 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Truyện của An-đéc-xen hoàn toàn được biên soạn lại từ truyện cổ tích dân gian, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 12 :

Thành ngữ, tục ngữ nào có sử dụng biện pháp nói quá?

  • A.

    Ăn cây táo rào cây sung

  • B.

    Ăn to nói lớn

  • C.

    Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

  • D.

    Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo

Câu 13 :

Nam Cao gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam năm bao nhiêu?

  • A.

    1945

  • B.

    1946

  • C.

    1947

  • D.

    1948

Câu 15 :

“Em bé đánh que diêm thứ tư, em bé "nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em". Khi em đánh tiếp những que diêm còn lại trong bao diêm, em thấy bà em to lớn và đẹp lão, bà em cầm lấy tay em, hai bà cháu vụt bay lên chầu Thượng đế"

(Cô bé bán diêm)

Ý nghĩa của mộng tưởng này là gì?

  • A.

    Khao khát tình thương của bà trao cho.

  • B.

    Muốn được trường sinh bất tử.

  • C.

    Muốn thoát khỏi cảnh ngộ đen tối "chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe doạ nào".

  • D.

    Được gặp bà sống yên vui trong lòng bà.

Câu 16 :

Dòng nào ghi đầy đủ những hoạt động của lũ trẻ vào năm học cuối cùng trước khi nghỉ hè với hai cây phong trong đoạn trích Hai cây phong?

  • A.

    Reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi, công kênh nhau trèo lên cây, thi xem ai can đảm và khéo léo hơn.

  • B.

    Reo hò, chạy lên đồi, chơi bịt mắt bắt dê và trốn tìm dưới bóng râm mát rượi.

  • C.

    Reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi, hái hoa, bắt bướm dưới tán lá xào xạc, dịu hiền.

  • D.

    Reo hò, nhảy múa và thi hát những bài ca về quê hương giàu đẹp dưới gốc cây.

Câu 17 :

Nhận định nào nói đúng nội dung của truyện Cô bé bán diêm?

  • A.

    Gián tiếp nói lên bộ mặt của xã hội nơi cô bé bán diêm sống, đó là một cõi đời không có tình người.

  • B.

    Thể hiện niềm thương cảm của nhà văn đối với những em bé nghèo khổ.

  • C.

    Kể về số phận bất hạnh của một em bé nghèo phải đi bán diêm cả vào đêm giao thừa.

  • D.

    Cả A, B, C đều đúng.

Câu 18 :

Văn bản "Cô bé bán diêm" phê phán đối tượng nào trong xã hội?

  • A.

    Những người giàu có

  • B.

    Những kẻ vô ơn

  • C.

    Những người vô cảm

  • D.

    Những người bất lịch sự

Câu 19 :

Câu văn “Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương...” sử dụng phép tu từ nào?

  • A.

    So sánh

  • B.

    Liệt kê

  • C.

    Hoán dụ

  • D.

    Nhân hóa

Câu 20 :

Từ nào dưới đây không phải là từ tượng hình?

  • A.

    Xồng xộc.

  • B.

    Xôn xao.

  • C.

    Rũ rượi.

  • D.

    Xộc xệch.

Câu 21 :

Đoạn trích Hai cây phong được kể theo ngôi kể nào?

  • A.

    Ngôi thứ nhất

  • B.

    Ngôi thứ hai

  • C.

    Ngôi thứ ba

  • D.

    Kết hợp ngôi thứ nhất và thứ ba

Câu 22 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Tích vào các đáp án đúng

Truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng ca ngợi điều gì?

Tình yêu thương của con người

Vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước

Sức mạnh của nghệ thuật

Vẻ đẹp của văn chương

Câu 23 :

Đoạn trích Chiếc lá cuối cùng được kể theo ngôi kể nào?

  • A.

    Ngôi thứ nhất

  • B.

    Ngôi thứ hai

  • C.

    Ngôi thứ ba

  • D.

    Kết hợp ngôi thứ nhất và thứ ba

Câu 24 :

Truyện ngắn Hai cây phong viết về đề tài gì?

  • A.

    Tình yêu thương của con người

  • B.

    Tình cảm làng quê, đất nước

  • C.

    Sức mạnh của nghệ thuật

  • D.

    Vẻ đẹp của văn chương

Câu 25 :

Đọc đoạn văn sau:

Chừng như lúc nãy thấy bắt cả chó lớn, chó con, cái Tí vẫn tưởng những con vật ấy sẽ đi thế mạng cho mình, cho nên nó đã vững dạ ngồi im. Bây giờ nghe mẹ nó giục nó phải đi, nó lại nhếch nhác, mếu khóc:

- U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!... Ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai?

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

Thán từ trong đoạn văn trên dùng để bộc lộ cảm xúc gì của cái Tí?

  • A.

    Biểu lộ sự than thở vì bất lực.

  • B.

    Biểu lộ sự ngạc nhiên.

  • C.

    Biểu lộ sự nghi ngờ.

  • D.

    Biểu lộ sự chua chát.

Câu 26 :

Dòng nào nói lên sự đánh giá của người kể chuyện về những miền đất mở ra trước mắt người kể chuyện cùng bọn trẻ trong đoạn trích Hai cây phong?

  • A.

    Rộng bao la, có một vẻ sinh động khác thường.

  • B.

    Đẹp đẽ vô ngần, rộng bao la, bí ẩn, đầy sức quyến rũ.

  • C.

    Rộng bao la, bí ẩn, đầy sức quyến rũ.

  • D.

    Rộng lớn nhất thế gian, bí ẩn, đầy sức quyến rũ.

Câu 27 :

Các chi tiết: "chui rúc trong một xó tối tăm", "luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa", "em không thể nào về nhà nếu không bán được ít bao diêm...nhất định là cha em sẽ đánh em", "bà em, người hiền hậu độc nhất đối với em, đã chết từ lâu" cho ta biết những điều gì về cô bé bán diêm?

  • A.

    Cô có một hoàn cảnh nghèo khổ.

  • B.

    Cô luôn bị người cha hành hạ, đánh đập.

  • C.

    Cô phải sống cô đơn, thiếu tình cảm.

  • D.

    Cả A, B, C đều đúng

Câu 28 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Đọc hai đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
     Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.
     Nhưng lần này lại khác. Trước mắt tôi trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn trong những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

Từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn đó là “nói tóm lại”.

Đúng
Sai
Câu 29 :

Ý kiến nào nói đúng nhất về nghệ thuật xây dựng nhân vật chính của nhà văn
trong truyện ngắn Lão Hạc?

  • A.

    Đặt nhân vật vào những tình huống trớ trêu để tự bộc lộ mình

  • B.

    Để cho các nhân vật khác nhận xét về nhân vật chính

  • C.

    Để nhân vật chính đối thoại với các nhân vật khác để bộc lộ mình

  • D.

    Kết hợp cả 3 ý kiến trên

Câu 30 :

Từ nào nói đúng nhất cảm xúc và tâm trạng của nhân vật được thể hiện trong câu văn "Nhưng, ô kìa!" trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng?

  • A.

    Ngạc nhiên.

  • B.

    Nghi ngờ.

  • C.

    Lo lắng.

  • D.

    Sợ hãi.

Lời giải và đáp án

Câu 1 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Đọc hai đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
     Bắt đầu là tìm hiểu. Tìm hiểu phải đặt bài văn vào hoàn cảnh lịch sử của nó. Thế là cần đến khoa học, lịch sử, lịch sử dân tộc, có khi cả lịch sử thế giới.
     Sau khâu tìm hiểu là khâu cảm thụ. Hiểu đúng bài văn đã tốt. Hiểu đúng cũng bắt đầu thấy nó hay, nhưng chưa đủ.

(Theo Lê Trí Viễn)

Hai đoạn văn trên có quan hệ liệt kê, với việc sử dụng các từ ngữ có tác dụng liệt kê để chỉ các khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học.

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

xem lại bài Liệt kê và đọc kĩ các từ liệt kê ở trên.

Lời giải chi tiết :

các từ liệt kê ở trên có tác dụng chỉ các khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học.

Câu 2 :

Trong những từ ngữ in đậm ở các câu sau, từ nào là thán từ?

  • A.

    Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?

  • B.

    Không, ông giáo ạ!

  • C.

    Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ.

  • D.

    Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại kiến thức thán từ

Lời giải chi tiết :

Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. là câu chứa thán từ gọi đáp.

Câu 3 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Câu văn “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như những cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng” chứa cả yếu tố kể, tả và biểu cảm.

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Đọc kĩ và nhớ kiến thức miêu tả, kể và biểu cảm.

Lời giải chi tiết :

Câu văn trên chứa cả yếu tố kể, tả và biểu cảm.

Câu 4 :

Cho các ví dụ sau: chân cứng đá mềm, đen như cột nhà cháy, dời non lấp biển, ngàn cân treo sợi tóc, xanh như tàu lá, gầy như que củi, long trời lở đất... Nhận xét nào sau đây nói đúng nhất về các ví dụ trên?

  • A.

    Là các câu thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá.

  • B.

    Là các câu tục ngữ có sử dụng biện pháp so sánh.

  • C.

    Là các câu thành ngữ dùng biện pháp so sánh.

  • D.

    Là các câu tục ngữ có sử dụng biện pháp nói quá.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các ví dụ và chọn đáp án đúng nhất

Lời giải chi tiết :

Các ví dụ trên là các câu thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá.

Câu 6 :

Tác phẩm Lão Hạc viết về đề tài gì?

  • A.

    Người nông dân nghèo đói bị vùi dập

  • B.

    Người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ

  • C.

    Cả A và B đều đúng

  • D.

    Cả A và B đều sai

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tác phẩm viết về đối tượng chính là Lão Hạc - người nông dân nghèo đói bị vùi dập, bên cạnh đó văn bản cũng đề cập đến người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ (đại diện là ông giáo).

Câu 7 :

Từ “ơi” trong câu: “Em thật là con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi!” thuộc loại từ nào?

  • A.

    Tình thái từ

  • B.

    Trợ từ

  • C.

    Thán từ

  • D.

    Phó từ

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại các loại từ đã học

Lời giải chi tiết :

Từ “ơi” trong câu trên thuộc thán từ.

Câu 8 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Truyện của An-đéc-xen là những tác phẩm giàu giá trị nhân văn, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Truyện của ông nhẹ nhàng, toát lên lòng yêu thương con người, đượm màu sắc hư ảo và thơ mộng, thể hiện niềm tin vào sự thắng lợi cuối cùng của cái tốt đẹp trên thế gian.

Câu 9 :

Tìm từ tượng thanh trong các câu văn sau:

• Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạt. Chị Dậu rón rén bưng một cái bát lớn đến chỗ chồng nằm.
• Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.
• Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rối hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.
• Rồi chị túm lấy cổ hắn, ẩn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.

  • A.

    rón rén, lẻo khoẻo, chỏng quèo.

  • B.

    rón rén, lẻo khoẻo, chỏng quèo, nham nhảm

  • C.

    chỏng quèo, rón rén, soàn soạt

  • D.

    soàn soạt, bịch, bốp

Đáp án : D

Phương pháp giải :

đọc kĩ các từ trong nhóm xem chúng có cùng thuộc nhóm từ tượng thanh hay
không.

Lời giải chi tiết :

đáp án D là các từ tượng thanh.

Câu 10 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung sau về An-đéc-xen đúng hay sai?

Những khó khăn mà ông trải qua trong thời niên thiếu đã trở thành nguồn cảm hứng cho những sáng tác sau này của ông.

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Nội dung trên hoàn toàn đúng.

Câu 11 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Truyện của An-đéc-xen hoàn toàn được biên soạn lại từ truyện cổ tích dân gian, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đáp án trên là sai.

- Nhiều truyện ông biên soạn lại từ truyện cổ tích, nhưng cũng có những truyện do ông hoàn toàn sáng tạo ra.

Câu 12 :

Thành ngữ, tục ngữ nào có sử dụng biện pháp nói quá?

  • A.

    Ăn cây táo rào cây sung

  • B.

    Ăn to nói lớn

  • C.

    Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

  • D.

    Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các thành ngữ trên và chọn đáp án đúng

Lời giải chi tiết :

 Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo

Câu 13 :

Nam Cao gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam năm bao nhiêu?

  • A.

    1945

  • B.

    1946

  • C.

    1947

  • D.

    1948

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Năm 1948 ông gia nhập Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Câu 15 :

“Em bé đánh que diêm thứ tư, em bé "nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em". Khi em đánh tiếp những que diêm còn lại trong bao diêm, em thấy bà em to lớn và đẹp lão, bà em cầm lấy tay em, hai bà cháu vụt bay lên chầu Thượng đế"

(Cô bé bán diêm)

Ý nghĩa của mộng tưởng này là gì?

  • A.

    Khao khát tình thương của bà trao cho.

  • B.

    Muốn được trường sinh bất tử.

  • C.

    Muốn thoát khỏi cảnh ngộ đen tối "chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe doạ nào".

  • D.

    Được gặp bà sống yên vui trong lòng bà.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ mộng tưởng trên và chọn đáp án phù hợp nhất.

Lời giải chi tiết :

Mộng tưởng trên thể hiện khao khát muốn thoát khỏi cảnh ngộ đen tối "chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe doạ nào".

Câu 16 :

Dòng nào ghi đầy đủ những hoạt động của lũ trẻ vào năm học cuối cùng trước khi nghỉ hè với hai cây phong trong đoạn trích Hai cây phong?

  • A.

    Reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi, công kênh nhau trèo lên cây, thi xem ai can đảm và khéo léo hơn.

  • B.

    Reo hò, chạy lên đồi, chơi bịt mắt bắt dê và trốn tìm dưới bóng râm mát rượi.

  • C.

    Reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi, hái hoa, bắt bướm dưới tán lá xào xạc, dịu hiền.

  • D.

    Reo hò, nhảy múa và thi hát những bài ca về quê hương giàu đẹp dưới gốc cây.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản, chú ý các chi tiết xuất hiện nhân vật

Lời giải chi tiết :

Reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi, công kênh nhau trèo lên cây, thi xem ai can đảm và khéo léo hơn là những hoạt động của lũ trẻ trong truyện.

Câu 17 :

Nhận định nào nói đúng nội dung của truyện Cô bé bán diêm?

  • A.

    Gián tiếp nói lên bộ mặt của xã hội nơi cô bé bán diêm sống, đó là một cõi đời không có tình người.

  • B.

    Thể hiện niềm thương cảm của nhà văn đối với những em bé nghèo khổ.

  • C.

    Kể về số phận bất hạnh của một em bé nghèo phải đi bán diêm cả vào đêm giao thừa.

  • D.

    Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung và chọn đáp án đúng nhất.

Lời giải chi tiết :

Tất cả các đáp án trên đều đúng khi nhận xét về truyện.

Câu 18 :

Văn bản "Cô bé bán diêm" phê phán đối tượng nào trong xã hội?

  • A.

    Những người giàu có

  • B.

    Những kẻ vô ơn

  • C.

    Những người vô cảm

  • D.

    Những người bất lịch sự

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung từ đó rút ra đối tượng phê phán của văn bản.

Lời giải chi tiết :

Những người vô cảm trước sự đau khổ của người khác là đối tượng đáng lên án.

Câu 19 :

Câu văn “Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương...” sử dụng phép tu từ nào?

  • A.

    So sánh

  • B.

    Liệt kê

  • C.

    Hoán dụ

  • D.

    Nhân hóa

Đáp án : B

Phương pháp giải :

nhớ lại những biện pháp tu từ đã học

Lời giải chi tiết :

đoạn văn liệt kê hàng loạt những tính từ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.

Câu 20 :

Từ nào dưới đây không phải là từ tượng hình?

  • A.

    Xồng xộc.

  • B.

    Xôn xao.

  • C.

    Rũ rượi.

  • D.

    Xộc xệch.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

đọc kĩ các từ và chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết :

“xôn xao: là từ gợi tả âm thanh.

Câu 21 :

Đoạn trích Hai cây phong được kể theo ngôi kể nào?

  • A.

    Ngôi thứ nhất

  • B.

    Ngôi thứ hai

  • C.

    Ngôi thứ ba

  • D.

    Kết hợp ngôi thứ nhất và thứ ba

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại ngôi kể

Lời giải chi tiết :

Truyện được kể theo ngôi thứ nhất (nhân vật xưng tôi)

Câu 22 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Tích vào các đáp án đúng

Truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng ca ngợi điều gì?

Tình yêu thương của con người

Vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước

Sức mạnh của nghệ thuật

Vẻ đẹp của văn chương

Đáp án

Tình yêu thương của con người

Sức mạnh của nghệ thuật

Lời giải chi tiết :

Truyện ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ. Tôn vinh giá trị, sức mạnh của nghệ thuật chân chính mang đến niềm vui và hạnh phúc cho con người.

Câu 23 :

Đoạn trích Chiếc lá cuối cùng được kể theo ngôi kể nào?

  • A.

    Ngôi thứ nhất

  • B.

    Ngôi thứ hai

  • C.

    Ngôi thứ ba

  • D.

    Kết hợp ngôi thứ nhất và thứ ba

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại ngôi kể

Lời giải chi tiết :

Truyện được kể theo ngôi thứ ba (tác giả kể chuyện)

Câu 24 :

Truyện ngắn Hai cây phong viết về đề tài gì?

  • A.

    Tình yêu thương của con người

  • B.

    Tình cảm làng quê, đất nước

  • C.

    Sức mạnh của nghệ thuật

  • D.

    Vẻ đẹp của văn chương

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích miêu tả hai cây phong với ngòi bút sắc bén đậm chất hội hoajvaf đong đầy cảm xúc. Qua đó truyền cho chúng ta tình yêu quê hương da diết và niềm xúc động đặc biệt vì hai cây phong gắn với câu chuyện về người thầy- người đã vun trồng những ước mơ cho những đứa học trò của mình.

Câu 25 :

Đọc đoạn văn sau:

Chừng như lúc nãy thấy bắt cả chó lớn, chó con, cái Tí vẫn tưởng những con vật ấy sẽ đi thế mạng cho mình, cho nên nó đã vững dạ ngồi im. Bây giờ nghe mẹ nó giục nó phải đi, nó lại nhếch nhác, mếu khóc:

- U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!... Ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai?

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

Thán từ trong đoạn văn trên dùng để bộc lộ cảm xúc gì của cái Tí?

  • A.

    Biểu lộ sự than thở vì bất lực.

  • B.

    Biểu lộ sự ngạc nhiên.

  • C.

    Biểu lộ sự nghi ngờ.

  • D.

    Biểu lộ sự chua chát.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn văn và chú ý cảm xúc của nhân vật

Lời giải chi tiết :

Thán từ trong đoạn văn trên dùng để bộc lộ sự than thở của nhân vật.

Câu 26 :

Dòng nào nói lên sự đánh giá của người kể chuyện về những miền đất mở ra trước mắt người kể chuyện cùng bọn trẻ trong đoạn trích Hai cây phong?

  • A.

    Rộng bao la, có một vẻ sinh động khác thường.

  • B.

    Đẹp đẽ vô ngần, rộng bao la, bí ẩn, đầy sức quyến rũ.

  • C.

    Rộng bao la, bí ẩn, đầy sức quyến rũ.

  • D.

    Rộng lớn nhất thế gian, bí ẩn, đầy sức quyến rũ.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại chi tiết nói về miền đất trước mắt người kể

Lời giải chi tiết :

Đẹp đẽ vô ngần, rộng bao la, bí ẩn, đầy sức quyến rũ là sự đánh giá của người kể chuyện về những miền đất mở ra trước mắt người kể chuyện.

Câu 27 :

Các chi tiết: "chui rúc trong một xó tối tăm", "luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa", "em không thể nào về nhà nếu không bán được ít bao diêm...nhất định là cha em sẽ đánh em", "bà em, người hiền hậu độc nhất đối với em, đã chết từ lâu" cho ta biết những điều gì về cô bé bán diêm?

  • A.

    Cô có một hoàn cảnh nghèo khổ.

  • B.

    Cô luôn bị người cha hành hạ, đánh đập.

  • C.

    Cô phải sống cô đơn, thiếu tình cảm.

  • D.

    Cả A, B, C đều đúng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các chi tiết và chọn đáp án phù hợp

Lời giải chi tiết :

Các chi tiết trên cho thấy hoàn cảnh cô đơn, khổ cực, đáng thương của cô bé.

Câu 28 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Đọc hai đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
     Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.
     Nhưng lần này lại khác. Trước mắt tôi trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn trong những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

Từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn đó là “nói tóm lại”.

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

đọc kĩ xem từ “nói tóm lại” có phải là từ liên kết không.

Lời giải chi tiết :

từ ngữ liên kết ở hai đoạn văn trên là từ “nhưng”

Câu 29 :

Ý kiến nào nói đúng nhất về nghệ thuật xây dựng nhân vật chính của nhà văn
trong truyện ngắn Lão Hạc?

  • A.

    Đặt nhân vật vào những tình huống trớ trêu để tự bộc lộ mình

  • B.

    Để cho các nhân vật khác nhận xét về nhân vật chính

  • C.

    Để nhân vật chính đối thoại với các nhân vật khác để bộc lộ mình

  • D.

    Kết hợp cả 3 ý kiến trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tác phẩm thành công bởi nhiều nghệ thuật trong việc xây dựng nhân vật.

Câu 30 :

Từ nào nói đúng nhất cảm xúc và tâm trạng của nhân vật được thể hiện trong câu văn "Nhưng, ô kìa!" trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng?

  • A.

    Ngạc nhiên.

  • B.

    Nghi ngờ.

  • C.

    Lo lắng.

  • D.

    Sợ hãi.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại hoàn cảnh câu nói của nhân vật

Lời giải chi tiết :

Câu nói thể hiện sự ngạc nhiên của nhân vật.

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3 bước: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.