Đề kiểm tra 15 phút Văn 8 HK 2 - Đề số 1
Đề bài
Điền câu chủ đề thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn sau:
“………….. Vốn mang trong tim mình nỗi đau mất nước, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã quyết tâm đi tìm đường giải phóng dân tộc. Sau khi trở về nước, Bác đã dành toàn bộ cuộc đời mình cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của nước nhà. Chúng ta hôm nay sống trong không khí hạnh phúc, hòa bình một phần lớn phải kể đến công lao và sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Người.”
-
A.
Nguyễn Tất Thành là người yêu nước sâu sắc.
-
B.
Cả dân tộc Việt Nam biết ơn Bác Hồ.
-
C.
Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam.
-
D.
Nguyễn Tất Thành, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam.
Bốn câu thơ sau nói lên điều gì?
“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”
-
A.
Nỗi nhớ làng chài của người con tha hương.
-
B.
Tâm trạng yêu đời, hăng say lao động của tác giả.
-
C.
Tâm trạng luyến tiếc của tác giả khi không được cùng đoàn thuyền ra khơi đánh cá.
-
D.
Miêu tả những vẻ đẹp về màu sắc của biển quê hương.
Điền cụm từ thích hợp nhất để hoàn thành câu nhận xét về cảnh mùa hè được miêu tả trong 6 câu thơ đầu của bài thơ ‘Khi con tu hú’:
‘Bằng tưởng tượng, nhà thơ đã khắc hoạ sinh động một bức tranh mùa hè…’
-
A.
tràn ngập âm thanh
-
B.
Có màu sắc sáng tươi
-
C.
ảm đạm, ủ ê
-
D.
náo nức âm thanh và rực rỡ sắc màu
Đọc văn bản sau:
- Nguyên liệu (đủ cho hai bát)
- Rau ngót: 300g (2 mớ)
- Thịt lợn nạc thăn: 150g
- Nước mắm, mì chính, muối.
- Cách làm:
- Rau ngót chọn lá nhỏ, tươi non, tuốt lấy lá, bỏ cọng, rửa sạch, vò hơi giập.
- Thịt lợn nạc rửa sạch, thái miếng mỏng (Hoặc băm nhỏ).
- Cho thịt vào nước lã, đun sôi, hớt bọt, nêm nước mắm, muối vừa ăn, cho rau vào đun sôi khoảng 2 phút, cho chút mì chính rồi bắc ra ngay.
Hãy cho biết văn bản trên thiếu nội dung nào?
-
A.
Yêu cầu thành phẩm
-
B.
Cách thức
-
C.
Trình tự
-
D.
Điều kiện
Câu nào là câu nghi vấn?
-
A.
Giấy đỏ buồn không thắm / Mực đọng trong nghiên sầu.
-
B.
Con có nhận ra con không?
-
C.
Không ai dám lên tiếng khi đối diện với hắn.
-
D.
Nó bị điểm không vì quay cóp trong giờ kiểm tra.
Tâm trạng nào được diễn tả khi con hổ nhớ về những ngày còn tự do ở chốn núi rừng?
-
A.
Tâm trạng buồn rầu, chán nản khi nhớ về những ngày tự do.
-
B.
Tâm trạng cô đơn, lạnh lẽo.
-
C.
Tâm trạng căm thù những kẻ đã biến cuộc sống tự do, tự tại của nó hành cuộc sống ngục tù mua vui cho mọi người.
-
D.
Tâm trạng tiếc nuối những ngày tháng oanh liệt. vẫy vùng, sống tự do nơi núi rừng hùng vĩ.
Bài thơ “Nhớ rừng” của tác giả nào?
-
A.
Thanh Tịnh
-
B.
Thế Lữ
-
C.
Tế Hanh
-
D.
Nam Cao
Trong giao tiếp, nhiều khi những câu nghi vấn như “Anh ăn cơm chưa?”, “Cậu đọc sách đấy à?”, “Em đi đâu đấy?” không nhằm để hỏi. Vậy trong những trường hợp đó, câu nghi vấn dùng để làm gì?
-
A.
Bộc lộ tình cảm, cảm xúc
-
B.
Dùng để chào
-
C.
Cầu khiến
-
D.
Đe dọa
Bài thơ "Ông đồ" gửi đến chúng ta bài học gì?
-
A.
Tiếp thu những nền văn hóa mới
-
B.
Giữ gìn những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống.
-
C.
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng nói dân tộc
-
D.
Không dung nạp văn hóa ngoại lai
Đâu là nhận định đúng về phong cách sáng tác của Tố Hữu?
-
A.
Thơ ông là những dòng chảy tâm tình, dạt dào, bao la, rạo rực.
-
B.
Thơ ông hào sảng tràn ngập khí thế của tuổi trẻ đầy nhiệt huyết
-
C.
Thơ ông mang tính chất trữ tình chính trị có cảm hứng lãng mạn ngọt ngào.
-
D.
Thơ ông mang nặng nỗi niềm xưa, nỗi niềm hoài cổ, hoài vọng.
Lời giải và đáp án
Điền câu chủ đề thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn sau:
“………….. Vốn mang trong tim mình nỗi đau mất nước, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã quyết tâm đi tìm đường giải phóng dân tộc. Sau khi trở về nước, Bác đã dành toàn bộ cuộc đời mình cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của nước nhà. Chúng ta hôm nay sống trong không khí hạnh phúc, hòa bình một phần lớn phải kể đến công lao và sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Người.”
-
A.
Nguyễn Tất Thành là người yêu nước sâu sắc.
-
B.
Cả dân tộc Việt Nam biết ơn Bác Hồ.
-
C.
Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam.
-
D.
Nguyễn Tất Thành, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam.
Đáp án : C
Thử ghép các đáp án vào và chọn câu phù hợp nhất
“Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Vốn mang trong tim mình nỗi đau mất nước, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã quyết tâm đi tìm đường giải phóng dân tộc. Sau khi trở về nước, Bác đã dành toàn bộ cuộc đời mình cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của nước nhà. Chúng ta hôm nay sống trong không khí hạnh phúc, hòa bình một phần lớn phải kể đến công lao và sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Người.”
Bốn câu thơ sau nói lên điều gì?
“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”
-
A.
Nỗi nhớ làng chài của người con tha hương.
-
B.
Tâm trạng yêu đời, hăng say lao động của tác giả.
-
C.
Tâm trạng luyến tiếc của tác giả khi không được cùng đoàn thuyền ra khơi đánh cá.
-
D.
Miêu tả những vẻ đẹp về màu sắc của biển quê hương.
Đáp án : A
Đoạn thơ trên nói về nỗi nhớ làng chài của người con tha hương.
Điền cụm từ thích hợp nhất để hoàn thành câu nhận xét về cảnh mùa hè được miêu tả trong 6 câu thơ đầu của bài thơ ‘Khi con tu hú’:
‘Bằng tưởng tượng, nhà thơ đã khắc hoạ sinh động một bức tranh mùa hè…’
-
A.
tràn ngập âm thanh
-
B.
Có màu sắc sáng tươi
-
C.
ảm đạm, ủ ê
-
D.
náo nức âm thanh và rực rỡ sắc màu
Đáp án : D
Thử ghép từng đáp án và chọn câu phù hợp nhất
‘Bằng tưởng tượng, nhà thơ đã khắc hoạ sinh động một bức tranh mùa hè náo nức âm thanh và rực rỡ sắc màu’
Đọc văn bản sau:
- Nguyên liệu (đủ cho hai bát)
- Rau ngót: 300g (2 mớ)
- Thịt lợn nạc thăn: 150g
- Nước mắm, mì chính, muối.
- Cách làm:
- Rau ngót chọn lá nhỏ, tươi non, tuốt lấy lá, bỏ cọng, rửa sạch, vò hơi giập.
- Thịt lợn nạc rửa sạch, thái miếng mỏng (Hoặc băm nhỏ).
- Cho thịt vào nước lã, đun sôi, hớt bọt, nêm nước mắm, muối vừa ăn, cho rau vào đun sôi khoảng 2 phút, cho chút mì chính rồi bắc ra ngay.
Hãy cho biết văn bản trên thiếu nội dung nào?
-
A.
Yêu cầu thành phẩm
-
B.
Cách thức
-
C.
Trình tự
-
D.
Điều kiện
Đáp án : A
Đọc kĩ thông tin đã cho
Ngữ liệu trên thiếu yêu cầu về thành phẩm
Câu nào là câu nghi vấn?
-
A.
Giấy đỏ buồn không thắm / Mực đọng trong nghiên sầu.
-
B.
Con có nhận ra con không?
-
C.
Không ai dám lên tiếng khi đối diện với hắn.
-
D.
Nó bị điểm không vì quay cóp trong giờ kiểm tra.
Đáp án : B
Đọc kĩ các đáp án
Con có nhận ra con không? Là một câu nghi vấn
Tâm trạng nào được diễn tả khi con hổ nhớ về những ngày còn tự do ở chốn núi rừng?
-
A.
Tâm trạng buồn rầu, chán nản khi nhớ về những ngày tự do.
-
B.
Tâm trạng cô đơn, lạnh lẽo.
-
C.
Tâm trạng căm thù những kẻ đã biến cuộc sống tự do, tự tại của nó hành cuộc sống ngục tù mua vui cho mọi người.
-
D.
Tâm trạng tiếc nuối những ngày tháng oanh liệt. vẫy vùng, sống tự do nơi núi rừng hùng vĩ.
Đáp án : D
Tâm trạng tiếc nuối những ngày tháng oanh liệt. vẫy vùng, sống tự do nơi núi rừng hùng vĩ.
Bài thơ “Nhớ rừng” của tác giả nào?
-
A.
Thanh Tịnh
-
B.
Thế Lữ
-
C.
Tế Hanh
-
D.
Nam Cao
Đáp án : B
Nhớ lại tác giả
Bài thơ “Nhớ rừng” của tác giả Thế Lữ
Trong giao tiếp, nhiều khi những câu nghi vấn như “Anh ăn cơm chưa?”, “Cậu đọc sách đấy à?”, “Em đi đâu đấy?” không nhằm để hỏi. Vậy trong những trường hợp đó, câu nghi vấn dùng để làm gì?
-
A.
Bộc lộ tình cảm, cảm xúc
-
B.
Dùng để chào
-
C.
Cầu khiến
-
D.
Đe dọa
Đáp án : B
Nhớ lại những trường hợp dùng những câu trên
Trong nhiều trường hợp, các câu trên dùng để chào hỏi, thể hiện phép lịch sự
Bài thơ "Ông đồ" gửi đến chúng ta bài học gì?
-
A.
Tiếp thu những nền văn hóa mới
-
B.
Giữ gìn những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống.
-
C.
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng nói dân tộc
-
D.
Không dung nạp văn hóa ngoại lai
Đáp án : B
Bài thơ gửi đến chúng ta bài học trong việc giữ gìn những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống.
Đâu là nhận định đúng về phong cách sáng tác của Tố Hữu?
-
A.
Thơ ông là những dòng chảy tâm tình, dạt dào, bao la, rạo rực.
-
B.
Thơ ông hào sảng tràn ngập khí thế của tuổi trẻ đầy nhiệt huyết
-
C.
Thơ ông mang tính chất trữ tình chính trị có cảm hứng lãng mạn ngọt ngào.
-
D.
Thơ ông mang nặng nỗi niềm xưa, nỗi niềm hoài cổ, hoài vọng.
Đáp án : C
Phong cách sáng tác: Thơ ông mang tính chất trữ tình chính trị có cảm hứng lãng mạn ngọt ngào.