Đề thi giữa học kì 1 Vật lí 10 Kết nối tri thức - Đề số 6
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
Đề thi giữa học kì 1 - Đề số 6
Đề bài
Galilei sử dụng phương pháp nào để nghiên cứu Vật lí?
-
A.
Phương pháp quan sát và suy luận.
-
B.
Phương pháp mô hình.
-
C.
Phương pháp thống kê.
-
D.
Phương pháp thực nghiệm.
Trong giờ thực hành vật lý, học sinh viết kết quả đo tốc độ trung bình của viên bi là v = 2,0 ± 0,1 (m/s). Giá trị trung bình của tốc độ v là
-
A.
1,9 m/s
-
B.
2,0 m/s
-
C.
2,1 m/s
-
D.
2 ± 0,1 (m/s)
Từ nhà, bạn Lan giúp mẹ đi mua đồ ở siêu thị ngay ngã tư cách nhà 800 mét, nhưng do thấy xe sắp hết xăng nên đến ngã tư bạn rẽ phải đi thẳng đổ xăng cách đó 600 mét, rồi mới quay về siêu thị. Độ lớn độ dịch chuyển của bạn trong quá trình di chuyển trên là
-
A.
800 m
-
B.
1000 m
-
C.
1400 m
-
D.
2000 m
Người ta thường dùng quãng đường đi được trong cùng một đơn vị thời gian để xác định độ nhanh, chậm của chuyển động. Đại lượng này gọi là
-
A.
tốc độ trung bình.
-
B.
tốc độ tức thời.
-
C.
vận tốc tức thời.
-
D.
vận tốc trung bình.
Khi thực hành đo tốc độ trung bình của chuyển động thẳng một học sinh thực hiện như sau: Nối hai cổng quang điện E, F với hai ổ cắm A, B ở mặt sau đồng hồ đo thời gian. Đặt MODE ở \({\rm{A }} \leftrightarrow {\rm{ B}}{\rm{.}}\) Bật công tắc để nam châm điện và đồng hồ hiện số hoạt động. Việc nối và đặt MODE ở A ↔ B như trên để khi viên bi chuyển động qua A,B đồng hồ sẽ
-
A.
ngắt tính giờ tại hai cổng đó.
-
B.
bật tính giờ tại hai cổng đó.
-
C.
bật tính giờ tại A và ngắt tính giờ tại B.
-
D.
bật tính giờ tại B và ngắt tính giờ tại A.
Một vật chuyển động thẳng đều theo chiều dương của trục tọa độ. Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian có độ dốc là 4 (m/s) và nếu vật bắt đầu từ vị trí \({d_0} = - 10(m)\), phương trình chuyển động của vật là
-
A.
d = 4t + 10 (m).
-
B.
d = 4t – 10 (m).
-
C.
d = - 4t + 10 (m).
-
D.
d = - 4t - 10 (m).
Một oto đang chuyển động thẳng trên đường (chọn làm chiều dương của trục tọa độ), thì bác tài thấy phía trước có chướng ngại vật nên đạp phanh cho xe chuyển động chậm dần. Trong quá trình đó
-
A.
vectơ gia tốc và vectơ vận tốc cùng hướng theo chiều dương.
-
B.
vectơ gia tốc và vectơ vận tốc cùng hướng theo chiều âm.
-
C.
vectơ gia tốc hướng theo chiều dương và vectơ vận tốc hướng theo chiều âm.
-
D.
vectơ gia tốc hướng theo chiều âm và vectơ vận tốc hướng theo chiều dương.
Phương pháp giải
Phương trình vận tốc của một vật chuyển động thẳng biến đổi đều dọc theo trục Ox trong trường hợp không vận tốc đầu là
-
A.
\(v = \frac{a}{t}\).
-
B.
v = at.
-
C.
v = x0 + at.
-
D.
\(v = {v_0} + \frac{a}{t}\)
Dụng cụ nào sau đây không có trong bộ thí nghiệm đo gia tốc rơi tự do?
-
A.
Công tắc kép.
-
B.
Cổng quang điện.
-
C.
Cân điện tử.
-
D.
Máng đứng, có gắn dây dọi.
Quỹ đạo chuyển động của vật ném ngang là một
-
A.
đường tròn.
-
B.
đường thẳng.
-
C.
đường xoáy ốc.
-
D.
nhánh parabol.
Nếu thấy có người bị điện giật chúng ta không được
-
A.
tự ý ngắt nguồn điện đang giật người đó.
-
B.
dùng cụ cách điện tách người đó ra khỏi dòng điện.
-
C.
chạy đi gọi người khác tới giúp cứu chữa.
-
D.
dùng tay để kéo nhanh người đó ra khỏi dòng điện.
Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị của vận tốc?
-
A.
mm/h
-
B.
km/h
-
C.
m/s2
-
D.
cm/s
Từ độ cao 45 m một vật được thả rơi tự do. Lấy g = 10 m/s². Thời gian rơi và vận tốc của vật ngay trước khi chạm đất là
-
A.
3 (s); 30 (m/s)
-
B.
3 (s); 20 (m/s)
-
C.
2 (s); 30 (m/s)
-
D.
2 (s); 20 (m/s)
Một vật chuyển động thẳng đều với phương trình d = 20 - 10t (d tính bằng mét và t tính bằng giây). Gốc thời gian là lúc xuất phát. Tại thời điểm ban đầu vật xuất phát cách gốc
-
A.
20 m về phần dương của trục tọa độ, chuyển động theo chiều dương.
-
B.
20 m về phần dương của trục tọa độ, chuyển động theo chiều âm.
-
C.
10 m về phần âm của trục tọa độ, chuyển động theo chiều dương.
-
D.
10 m về phần âm của trục tọa độ, chuyển động theo chiều âm.
Một người lái cano dự định qua sông vuông góc với bờ, với vận tốc cano tự chuyển động 8 m/s khi nước yên lặng. Nhưng vì nước chảy xuôi dòng với vận tốc khá lớn là 6 m/s, nên cano bị đẩy sang sông lệch đi không đến bờ bên kia theo phương vuông góc với bờ được. Biết sông rộng 400 m. Cano bị đẩy lệch theo hướng xuôi dòng và thời gian sang sông là
-
A.
300 m; 40 s.
-
B.
500 m; 50 s.
-
C.
300 m; 50 s.
-
D.
500 m; 40 s.
Đồ thị nào sau đây không mô tả đúng quy luật của chuyển động thẳng đều?
-
A.
Hình 1.
-
B.
Hình 4.
-
C.
Hình 3.
-
D.
Hình 2.
Đại lượng đặc trưng cho sự thay đổi nhanh hay chậm của vận tốc được gọi là
-
A.
độ dịch chuyển.
-
B.
độ biến thiên vận tốc.
-
C.
gia tốc.
-
D.
tốc độ.
Chuyển động của vật nào dưới đây sẽ được coi là rơi tự do nếu được thả rơi?
-
A.
Một viên sỏi rơi từ tầng hai xuống.
-
B.
Một chiếc lá rụng từ trên cành xuống.
-
C.
Một phi công nhảy dù khi đến sát mặt đất.
-
D.
Một chiếc khăn voan rơi từ ban công xuống.
Xe máy A chuyển động trên trục Ox với phương trình dộ dịch chuyển là d = 40 - 20t (km). Biết gốc thời gian được chọn lúc xuất phát và thời gian tính bằng giờ.
a) Thời điểm ban đầu xe đã cách gốc tọa độ 0 đoạn 40 km về phần dương trục tọa độ.
b) Vận tốc của xe là 20 km/h.
c) Thời điểm t = 2 h xe dừng lại vì d = 0
d) Tại thời điểm t = 3 h xe cách gốc 20 km ở phần âm trục tọa độ và có vận tốc - 20 km/h.
Một xe gắn máy chuyển động thẳng nhanh dần đều, theo chiều dương của trục Ox. Chọn gốc tọa độ tại vị trí ban đầu, gốc thời gian là lúc có vận tốc v0 = 1 m/s. Sau thời gian 2 s thì xe đạt vận tốc 5 m/s.
a) Véctơ gia tốc của xe hướng theo chiều dương của trục Ox
b) Độ lớn của gia tốc là 2,5 m/s2
c) Vận tốc của xe sau thời gian 7 giây tính từ đầu là 15 m/s
d) Độ dịch chuyển của xe trong 7 giây trên tính theo công thức d = v.t = 105 m
Một vật được thả rơi tự do tại một điểm có độ cao 80 m so với mặt đất, lấy g = 10 m/s2 và bỏ qua sức cản không khí
a) Chuyển động rơi của vật là thẳng đều theo chiều từ trên xuống dưới.
b) Tốc độ của vật sau thời gian 1 giây là 5 m/s.
c) Thời gian rơi của vật là 4 giây
d) Quãng đường của vật rơi được trong 1 giây cuối bằng tổng quãng đường vật rơi được trước đó.
Từ độ cao h0 = 125 m so với mặt đất, người ta ném ngang một vật với vận tốc ban đầu 4 m/s. Coi sức cản không khí không đáng kể. Lấy g = 10 m/s2. Gốc tọa độ vị trí ném, gốc thời gian lúc ném vật. Thời gian rơi của vật là.
a) Vật tham gia đồng thời 2 chuyển động nhanh dần đều theo phương ngang và rơi tự do theo phương thẳng đứng.
b) Tầm bay xa của vật là 20 mét.
c) Phương trình chuyển động theo phương ngang của vật là dx = 5t2.
d) Khi vật bay qua điểm có độ cao 80 m so với mặt đất, vận tốc tức thời của vật là 30 m/s.
Lời giải và đáp án
Galilei sử dụng phương pháp nào để nghiên cứu Vật lí?
-
A.
Phương pháp quan sát và suy luận.
-
B.
Phương pháp mô hình.
-
C.
Phương pháp thống kê.
-
D.
Phương pháp thực nghiệm.
Đáp án : D
Vận dụng kiến thức về nghiên cứu Vật lí
Galilei sử dụng phương pháp thực nghiệm để nghiên cứu Vật lí
Đáp án: D
Trong giờ thực hành vật lý, học sinh viết kết quả đo tốc độ trung bình của viên bi là v = 2,0 ± 0,1 (m/s). Giá trị trung bình của tốc độ v là
-
A.
1,9 m/s
-
B.
2,0 m/s
-
C.
2,1 m/s
-
D.
2 ± 0,1 (m/s)
Đáp án : B
Vận dụng kiến thức về sai số
\(v = \overline v \pm \Delta v = 2,0 \pm 0,1\) nên tốc độ trung bình là 2,0 m/s
Đáp án: B
Từ nhà, bạn Lan giúp mẹ đi mua đồ ở siêu thị ngay ngã tư cách nhà 800 mét, nhưng do thấy xe sắp hết xăng nên đến ngã tư bạn rẽ phải đi thẳng đổ xăng cách đó 600 mét, rồi mới quay về siêu thị. Độ lớn độ dịch chuyển của bạn trong quá trình di chuyển trên là
-
A.
800 m
-
B.
1000 m
-
C.
1400 m
-
D.
2000 m
Đáp án : A
Vận dụng kiến thức về độ dịch chuyển
Độ dịch chuyển là vecto nối từ điểm đầu đến điểm cuối của chuyển động. Ở đây là từ nhà đến siêu thị bằng 800m theo chiều dương.
Đáp án: A
Người ta thường dùng quãng đường đi được trong cùng một đơn vị thời gian để xác định độ nhanh, chậm của chuyển động. Đại lượng này gọi là
-
A.
tốc độ trung bình.
-
B.
tốc độ tức thời.
-
C.
vận tốc tức thời.
-
D.
vận tốc trung bình.
Đáp án : A
Vận dụng kiến thức về tốc độ
Tốc độ trung bình bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian
Đáp án: A
Khi thực hành đo tốc độ trung bình của chuyển động thẳng một học sinh thực hiện như sau: Nối hai cổng quang điện E, F với hai ổ cắm A, B ở mặt sau đồng hồ đo thời gian. Đặt MODE ở \({\rm{A }} \leftrightarrow {\rm{ B}}{\rm{.}}\) Bật công tắc để nam châm điện và đồng hồ hiện số hoạt động. Việc nối và đặt MODE ở A ↔ B như trên để khi viên bi chuyển động qua A,B đồng hồ sẽ
-
A.
ngắt tính giờ tại hai cổng đó.
-
B.
bật tính giờ tại hai cổng đó.
-
C.
bật tính giờ tại A và ngắt tính giờ tại B.
-
D.
bật tính giờ tại B và ngắt tính giờ tại A.
Đáp án : C
Vận dụng kiến thức về thực hành đo tốc độ
Thời gian tính cho viên bi chạy từ A đến B. Tức đồng hồ bật tính giờ từ A và ngắt tình giờ tại B.
Đáp án: C
Một vật chuyển động thẳng đều theo chiều dương của trục tọa độ. Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian có độ dốc là 4 (m/s) và nếu vật bắt đầu từ vị trí \({d_0} = - 10(m)\), phương trình chuyển động của vật là
-
A.
d = 4t + 10 (m).
-
B.
d = 4t – 10 (m).
-
C.
d = - 4t + 10 (m).
-
D.
d = - 4t - 10 (m).
Đáp án : B
Vận dụng kiến thức về phương trình chuyển động
Ta có: d = d0 + v.t = -10 + 4.t (m)
Đáp án: B
Một oto đang chuyển động thẳng trên đường (chọn làm chiều dương của trục tọa độ), thì bác tài thấy phía trước có chướng ngại vật nên đạp phanh cho xe chuyển động chậm dần. Trong quá trình đó
-
A.
vectơ gia tốc và vectơ vận tốc cùng hướng theo chiều dương.
-
B.
vectơ gia tốc và vectơ vận tốc cùng hướng theo chiều âm.
-
C.
vectơ gia tốc hướng theo chiều dương và vectơ vận tốc hướng theo chiều âm.
-
D.
vectơ gia tốc hướng theo chiều âm và vectơ vận tốc hướng theo chiều dương.
Phương pháp giải
Đáp án : D
Vận dụng kiến thức về gia tốc
Xe chuyển động chậm dần theo chiều dương, nên vận tốc dương, gia tốc ngược chiều vận tốc.
Đáp án: D
Phương trình vận tốc của một vật chuyển động thẳng biến đổi đều dọc theo trục Ox trong trường hợp không vận tốc đầu là
-
A.
\(v = \frac{a}{t}\).
-
B.
v = at.
-
C.
v = x0 + at.
-
D.
\(v = {v_0} + \frac{a}{t}\)
Đáp án : B
Vận dụng kiến thức về phương trình vận tốc
Ta có: v = v0 + at. Nhưng v0 = 0.
Đáp án: B
Dụng cụ nào sau đây không có trong bộ thí nghiệm đo gia tốc rơi tự do?
-
A.
Công tắc kép.
-
B.
Cổng quang điện.
-
C.
Cân điện tử.
-
D.
Máng đứng, có gắn dây dọi.
Đáp án : C
Vận dụng kiến thức về rơi tự do
Dụng cụ có trong bộ thí nghiệm đo gia tốc rơi tự do:
- Máng đứng, có gắn dây dọi (1).
- Vật bằng thép hình trụ (2).
- Nam châm điện N, dùng giữ và thả trụ thép (3).
- Cổng quang điện E (4).
- Giá đỡ có đế ba chân, có vít chỉnh cân bằng và trụ thép (5).
- Đồng hồ đo thời gian hiện số (6).
- Công tắc kép (7).
Đáp án: C
Quỹ đạo chuyển động của vật ném ngang là một
-
A.
đường tròn.
-
B.
đường thẳng.
-
C.
đường xoáy ốc.
-
D.
nhánh parabol.
Đáp án : D
Vận dụng kiến thức về ném ngang
Quỹ đạo chuyển động của vật ném ngang là một nhánh parabol
Đáp án: D
Nếu thấy có người bị điện giật chúng ta không được
-
A.
tự ý ngắt nguồn điện đang giật người đó.
-
B.
dùng cụ cách điện tách người đó ra khỏi dòng điện.
-
C.
chạy đi gọi người khác tới giúp cứu chữa.
-
D.
dùng tay để kéo nhanh người đó ra khỏi dòng điện.
Đáp án : D
Vận dụng kiến thức về an toàn sử dụng điện
Không được dùng tay để kéo nhanh người đó ra khỏi dòng điện.
Đáp án: D
Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị của vận tốc?
-
A.
mm/h
-
B.
km/h
-
C.
m/s2
-
D.
cm/s
Đáp án : C
Vận dụng kiến thức về vận tốc
m/s2 là đơn vị của gia tốc
Đáp án: C
Từ độ cao 45 m một vật được thả rơi tự do. Lấy g = 10 m/s². Thời gian rơi và vận tốc của vật ngay trước khi chạm đất là
-
A.
3 (s); 30 (m/s)
-
B.
3 (s); 20 (m/s)
-
C.
2 (s); 30 (m/s)
-
D.
2 (s); 20 (m/s)
Đáp án : A
Vận dụng kiến thức về rơi tự do
Thời gian rơi: \(t = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} = 3s\) Vận tốc trước chạm đất v = g.t = 10.3 = 30 (m/s)
Đáp án: A
Một vật chuyển động thẳng đều với phương trình d = 20 - 10t (d tính bằng mét và t tính bằng giây). Gốc thời gian là lúc xuất phát. Tại thời điểm ban đầu vật xuất phát cách gốc
-
A.
20 m về phần dương của trục tọa độ, chuyển động theo chiều dương.
-
B.
20 m về phần dương của trục tọa độ, chuyển động theo chiều âm.
-
C.
10 m về phần âm của trục tọa độ, chuyển động theo chiều dương.
-
D.
10 m về phần âm của trục tọa độ, chuyển động theo chiều âm.
Đáp án : B
Vận dụng kiến thức về phương trình chuyển động
d0 = 20 m và v = -10 m/s.
Đáp án: B
Một người lái cano dự định qua sông vuông góc với bờ, với vận tốc cano tự chuyển động 8 m/s khi nước yên lặng. Nhưng vì nước chảy xuôi dòng với vận tốc khá lớn là 6 m/s, nên cano bị đẩy sang sông lệch đi không đến bờ bên kia theo phương vuông góc với bờ được. Biết sông rộng 400 m. Cano bị đẩy lệch theo hướng xuôi dòng và thời gian sang sông là
-
A.
300 m; 40 s.
-
B.
500 m; 50 s.
-
C.
300 m; 50 s.
-
D.
500 m; 40 s.
Đáp án : C
Vận dụng kiến thức về công thức cộng vận tốc
Do các chuyển động là độc lập nhau nên thời gian qua sông là: t = s/v = R/vcn = 400/8 = 50 (s)
Độ dịch chuyển theo hướng xuôi dòng dx = vn.t = 6.50 = 300 (m)
Đáp án: C
Đồ thị nào sau đây không mô tả đúng quy luật của chuyển động thẳng đều?
-
A.
Hình 1.
-
B.
Hình 4.
-
C.
Hình 3.
-
D.
Hình 2.
Đáp án : D
Vận dụng kiến thức về chuyển động thẳng đều
Hình 2 mô tả vật đứng yên, không chuyển động.
Đáp án: D
Đại lượng đặc trưng cho sự thay đổi nhanh hay chậm của vận tốc được gọi là
-
A.
độ dịch chuyển.
-
B.
độ biến thiên vận tốc.
-
C.
gia tốc.
-
D.
tốc độ.
Đáp án : C
Vận dụng kiến thức về gia tốc
Đại lượng đặc trưng cho sự thay đổi nhanh hay chậm của vận tốc được gọi là gia tốc
Đáp án: C
Chuyển động của vật nào dưới đây sẽ được coi là rơi tự do nếu được thả rơi?
-
A.
Một viên sỏi rơi từ tầng hai xuống.
-
B.
Một chiếc lá rụng từ trên cành xuống.
-
C.
Một phi công nhảy dù khi đến sát mặt đất.
-
D.
Một chiếc khăn voan rơi từ ban công xuống.
Đáp án : A
Vận dụng kiến thức về rơi tự do
Các vật được xem như rơi tự do nếu sức cản không đáng kể so với trọng lực.
Đáp án: A
Xe máy A chuyển động trên trục Ox với phương trình dộ dịch chuyển là d = 40 - 20t (km). Biết gốc thời gian được chọn lúc xuất phát và thời gian tính bằng giờ.
a) Thời điểm ban đầu xe đã cách gốc tọa độ 0 đoạn 40 km về phần dương trục tọa độ.
b) Vận tốc của xe là 20 km/h.
c) Thời điểm t = 2 h xe dừng lại vì d = 0
d) Tại thời điểm t = 3 h xe cách gốc 20 km ở phần âm trục tọa độ và có vận tốc - 20 km/h.
a) Thời điểm ban đầu xe đã cách gốc tọa độ 0 đoạn 40 km về phần dương trục tọa độ.
b) Vận tốc của xe là 20 km/h.
c) Thời điểm t = 2 h xe dừng lại vì d = 0
d) Tại thời điểm t = 3 h xe cách gốc 20 km ở phần âm trục tọa độ và có vận tốc - 20 km/h.
Vận dụng kiến thức về phương trình chuyển động
Ta có: d = d0 + v.t = 40 - 20t (km)
a) d0 = 40 km → a đúng
b) v = - 20 km/h → b sai
c) Tại t = 2 h thì d = 0 nhưng V = -20 km/h. Xe đang chuyển động qua gốc O. → c sai
d) Tại t = 3 h thì d = -20 km và v = - 20km/h. → d đúng
Một xe gắn máy chuyển động thẳng nhanh dần đều, theo chiều dương của trục Ox. Chọn gốc tọa độ tại vị trí ban đầu, gốc thời gian là lúc có vận tốc v0 = 1 m/s. Sau thời gian 2 s thì xe đạt vận tốc 5 m/s.
a) Véctơ gia tốc của xe hướng theo chiều dương của trục Ox
b) Độ lớn của gia tốc là 2,5 m/s2
c) Vận tốc của xe sau thời gian 7 giây tính từ đầu là 15 m/s
d) Độ dịch chuyển của xe trong 7 giây trên tính theo công thức d = v.t = 105 m
a) Véctơ gia tốc của xe hướng theo chiều dương của trục Ox
b) Độ lớn của gia tốc là 2,5 m/s2
c) Vận tốc của xe sau thời gian 7 giây tính từ đầu là 15 m/s
d) Độ dịch chuyển của xe trong 7 giây trên tính theo công thức d = v.t = 105 m
Vận dụng kiến thức về chuyển động thẳng biến đổi đều
Xe chuyển động nhanh dần đều theo chiều dương
a) gia tốc cùng chiều vận tốc, tức chiều dương. → a đúng
b) ta có: a = (v-v0)/t = (5-1)/2 = 2 m/s2 → b sai
c) Sau 7 s thì v = v0 + a.t = 1 + 2.7 = 15 m/s → c đúng
d) Sau 7 s thì d = v0.t + a.t2/2 = 1.7 + 2. 72/2 = 54 m → d sai
Một vật được thả rơi tự do tại một điểm có độ cao 80 m so với mặt đất, lấy g = 10 m/s2 và bỏ qua sức cản không khí
a) Chuyển động rơi của vật là thẳng đều theo chiều từ trên xuống dưới.
b) Tốc độ của vật sau thời gian 1 giây là 5 m/s.
c) Thời gian rơi của vật là 4 giây
d) Quãng đường của vật rơi được trong 1 giây cuối bằng tổng quãng đường vật rơi được trước đó.
a) Chuyển động rơi của vật là thẳng đều theo chiều từ trên xuống dưới.
b) Tốc độ của vật sau thời gian 1 giây là 5 m/s.
c) Thời gian rơi của vật là 4 giây
d) Quãng đường của vật rơi được trong 1 giây cuối bằng tổng quãng đường vật rơi được trước đó.
Vận dụng kiến thức về rơi tự do
a) Rơi tự do là nhanh dần đều từ trên xuống. → a sai
b) Sau 1 giây v = g.t = 10 m/s → b sai
c) Thời gian rơi \(t = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} = 4s\)→ c đúng
d) Quãng đường trong 3 giây đầu là: S1 = 10.32/2 = 45 m. Giây cuối đi được 35 m. → d sai
Từ độ cao h0 = 125 m so với mặt đất, người ta ném ngang một vật với vận tốc ban đầu 4 m/s. Coi sức cản không khí không đáng kể. Lấy g = 10 m/s2. Gốc tọa độ vị trí ném, gốc thời gian lúc ném vật. Thời gian rơi của vật là.
a) Vật tham gia đồng thời 2 chuyển động nhanh dần đều theo phương ngang và rơi tự do theo phương thẳng đứng.
b) Tầm bay xa của vật là 20 mét.
c) Phương trình chuyển động theo phương ngang của vật là dx = 5t2.
d) Khi vật bay qua điểm có độ cao 80 m so với mặt đất, vận tốc tức thời của vật là 30 m/s.
a) Vật tham gia đồng thời 2 chuyển động nhanh dần đều theo phương ngang và rơi tự do theo phương thẳng đứng.
b) Tầm bay xa của vật là 20 mét.
c) Phương trình chuyển động theo phương ngang của vật là dx = 5t2.
d) Khi vật bay qua điểm có độ cao 80 m so với mặt đất, vận tốc tức thời của vật là 30 m/s.
Vận dụng kiến thức về rơi tự do
a) Thẳng đều theo phương ngang và rơi tự do theo phương thẳng đứng. → a sai
b) Thời gian bay là 5 giây. Tầm xa Lmax = v0.tmax = 20 m/s → b đúng
c) Theo phương ngang dx = v0 .t = 4.t → c sai
d) Vật rơi được 45 m. Thời gian rơi là 3 giây.
- Theo phương thẳng đứng vy = g.t = 30 m/s
- Theo phương ngang v = v0 4 m/s
- Vận tốc tức thời là \(v = \sqrt {{{30}^2} + {4^2}} = 30,3m/s\) → d sai
Vận dụng kiến thức về vận tốc
Ta có: \(\overline v \) = s/t = 2 m/s và \(\overline v \left( {\frac{{\Delta s}}{s} + \frac{{\Delta t}}{t}} \right) = 0,03m/s\)
Đáp án: 0,03
Vận dụng kiến thức về độ dịch chuyển
Độ dịch chuyển \(d = \sqrt {A{B^2} + B{I^2}} = 50cm = 0,5m\)
Vận tốc trung bình có độ lớn: v = d/t = 0,25 mét/phút.
Đáp án: 0,25
Vận dụng kiến thức về đồ thị
Độ dịch chuyển d = -40 km
Vận tốc trung bình có độ lớn: v = d/t = - 20 km/h.
Đáp án: -20
Vận dụng kiến thức về rơi tự do
Ta có h = g.t2/ 2 = 44,1 mét
Đáp án: 44,1
Vận dụng kiến thức về chuyển động nhanh dần đều
Trong 4 giây đầu: v0 .4 + a.42/ 2 = 12
Trong 8 giây đầu: v0. 8 + a.82/2 = 32
Giải hệ được v0 = 2 m/s và a = 0,50 m/s2.
Đáp án: 0,50
Vận dụng kiến thức về chuyển động ném ngang
Dưới tác dụng của gia tốc trọng trường g = 10 m/s2, thời gian rơi t được tính từ công thức:
\({h_0} = \frac{1}{2}g{t^2} \Rightarrow t = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} = \sqrt {\frac{{2.45}}{{10}}} = 3s\)
Trong thời gian rơi t, vật di chuyển quãng đường x theo phương ngang, tính bởi:
\(x = {v_0}t = 12,5.3 = 37,5\,{\rm{m}}\)
Đáp án: 37,5
Đề thi giữa học kì 1 - Đề số 7
Đề thi giữa học kì 1 - Đề số 8
Chọn đáp án có từ/ cụm từ thích hợp để hoàn thành bảng sau:
Một người chuyển động thẳng có độ dịch chuyển d1 tại thời điểm t1 và độ dịch chuyển d2 tại thời điểm t2. Vận tốc trung bình của vật trong khoảng thời gian từ t1 đến t2 là:
Nguồn năng lượng chủ yếu được con người tiêu thụ để phục vụ đời sống xã hội, sản xuất công nghiệp trong thời đại ngày này là
Bước nào sau đây không có trong phương pháp tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí.
Cách sắp xếp nào sau đây trong 5 bước của phương pháp thực nghiệm là đúng?
Các bài khác cùng chuyên mục