Đề số 9 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 1 - Ngữ văn 7>
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 9 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 1 - Ngữ văn 7
Đề bài
Câu 1. (2 điểm)
Nghệ thuật trào lộng dân gian và ý nghĩa tiếng cười qua những câu hát châm biếm là gì.
Câu 2. (3 điểm)
So sánh nghệ thuật trào lộng trong những câu hát châm biếm với truyện cười dân gian Việt Nam.
Câu 3. (5 điểm)
Phân tích một bài ca dao có nội dung châm biếm mà em yêu thích (chú ý nghệ thuật gây cười và ý nghĩa của tiếng cười trong bài ca dao đó).
Lời giải chi tiết
Câu 1.
- Phương thức gây cười:
- Những bài ca dao châm biếm thường sử dụng các biện pháp như ẩn dụ, tượng trưng, biện pháp nói ngược và phóng đại hoặc xây dựng những mâu thuẫn ngược đời, phi lí để tạo nên tiếng cười châm biếm.
- Ý nghĩa tiếng cười
=> Những bài ca châm biếm được nhân dân sử dụng để phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư tật xấu của nhiều hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội.
Câu 2. So sánh
a/ Giống nhau
- Tiếng cười trong ca dao và tiếng cười trong truyện cười dân gian cùng xuất phát từ nhu cầu thấm mĩ và tâm hồn lạc quan yêu đời của người Việt Nam.
- Đều sử dụng các phương thức gây cười như phóng đại, tương phản, chơi chữ, lối nói ẩn dụ, so sánh…
- Tiếng cười mang giá trị nhân văn; phơi bày những mâu thuẫn xã hội, phê phán những thói hư tật xấu.
b/ Khác nhau:
- Ca dao dùng hình ảnh nghệ thuật, ngôn ngữ hàm súc, giọng điệu.
- Truyện cười dân gian: cốt truyện, nhân vật, tình huống, lời kể... biến hóa đa dạng.
Câu 3:
Gợi ý:
- Nghệ thuật gây cười.
- Ý nghĩa của tiếng cười trong bài ca dao đó.
- Liên hệ với bản thân và cuộc sống hôm nay.
Loigiaihay.com
- Đề số 10 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 1 - Ngữ văn 7
- Đề số 11 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 1 - Ngữ văn 7
- Đề số 12 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 1 - Ngữ văn 7
- Đề số 13 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 1 - Ngữ văn 7
- Đề số 14 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 1 - Ngữ văn 7
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục