Đề kiểm tra 15 phút Toán 6 Kết nối tri thức - Đề số 2

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Đề bài

Câu 1 :

Khẳng định nào sau đây sai?

  • A.

    \(199\not  \vdots 2\)

  • B.

    \(199\not  \vdots 3\)

  • C.

    \(199\not  \vdots 7\)

  • D.

    \(199 \vdots 11\)

Câu 2 :

Chọn khẳng định đúng:

  • A.

    Mọi số tự nhiên đều có ước chung với nhau.               

  • B.

    Mọi số tự nhiên đều có ước là 0                   

  • C.

    Số nguyên tố chỉ có đúng $1$ ước là chính nó.              

  • D.

    Hai số nguyên tố khác nhau thì không có ước chung

Câu 3 :

Tổng nào sau đây chia hết cho $7$

  • A.

    \(49 + 70\)     

  • B.

    \(14 + 51\)    

  • C.

    \(7 + 134\)       

  • D.

    \(10 + 16\)

Câu 4 :

Khẳng định nào sau đây là đúng:

  • A.

    $A = {\rm{\{ 0; 1\} }}$ là tập hợp số nguyên tố    

  • B.

    $A = {\rm{\{ 3; 5\} }}$ là tập hợp số nguyên tố         

  • C.

    $A\, = {\rm{\{ 1; 3; 5\} }}$ là tập hợp các hợp số

  • D.

    $A = {\rm{\{ 7;8\} }}$ là tập hợp số hợp số

Câu 5 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Số có chữ số tận cùng là \(0\) hoặc \(3\) thì chia hết cho \(3\). Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 6 :

Cho ${a^2}.b.7 = 140$ với \(a,b\) là các số nguyên tố, vậy \(a\) có giá trị là bao nhiêu:

  • A.

    $1$                                  

  • B.

    $2$                                    

  • C.

    $3$                        

  • D.

    $4$                        

Câu 7 :

Từ ba trong 4 số 5, 6, 3, 0, hãy ghép thành số có ba chữ số khác nhau là số lớn nhất chia hết cho 2 và 5.

  • A.

    \(560\)       

  • B.

    \(360\)

     

  • C.

    \(630\) 

  • D.

    \(650\)

Câu 8 :

Tìm các ước chung của \(18;30;42.\)

  • A.

    \(\left\{ {2;3;6} \right\}\)                               

  • B.

    \(\left\{ {1;2;3;6} \right\}\)                                 

  • C.

    \(\left\{ {1;2;3} \right\}\)      

  • D.

    \(\left\{ {1;2;3;6;9} \right\}\)

Câu 9 :

Chị Hòa có một số bông sen. Nếu chị bó thành các bó gồm 3 bông, 5 bông hay 7 bông

thì đều vừa hết. Hỏi chị Hòa có bao nhiêu bông sen? Biết rằng chị Hòa có khoảng từ

200 đến 300 bông.

  • A.

    210

  • B.

    220

  • C.

    230

  • D.

    240

Câu 10 :

Kết quả của phép tính \({99^5} - {98^4} + {97^3} - {96^2}\) chia hết cho

  • A.

    \(2\)               

  • B.

    \(5\)                      

  • C.

    Cả \(2\) và \(5.\)                     

  • D.

    \(3\)

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Khẳng định nào sau đây sai?

  • A.

    \(199\not  \vdots 2\)

  • B.

    \(199\not  \vdots 3\)

  • C.

    \(199\not  \vdots 7\)

  • D.

    \(199 \vdots 11\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đặt tính rồi tính.

Lời giải chi tiết :

199 đều không chia hết cho 2, 3, 7 và 11 nên \(199\not  \vdots 11\)

Câu 2 :

Chọn khẳng định đúng:

  • A.

    Mọi số tự nhiên đều có ước chung với nhau.               

  • B.

    Mọi số tự nhiên đều có ước là 0                   

  • C.

    Số nguyên tố chỉ có đúng $1$ ước là chính nó.              

  • D.

    Hai số nguyên tố khác nhau thì không có ước chung

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Áp dụng kiến thức:

Mọi số tự nhiên đều có ước là $1$.

Số nguyên tố có $2$ ước là $1$  và chính nó.

Mọi số nguyên tố khác nhau đều có ước chung duy nhất là $1$.

Lời giải chi tiết :

A. Đáp án này đúng vì mọi số tự nhiên đều có ước chung là $1$

B. Đáp án này sai, vì $0$ không là ước của $1$ số nào cả.

C. Đáp án này sai, vì số nguyên tố có $2$ ước là $1$ và chính nó.

D. Đáp án này sai, vì $2$ số nguyên tố có ước chung là $1$.

Câu 3 :

Tổng nào sau đây chia hết cho $7$

  • A.

    \(49 + 70\)     

  • B.

    \(14 + 51\)    

  • C.

    \(7 + 134\)       

  • D.

    \(10 + 16\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tính chất 1: Nếu số hạng của một tổng đều chia hết cho cùng một số thì tổng chia hết cho số đó.

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(49 \vdots 7;\,\,\,70 \vdots 7 \Rightarrow \left( {49 + 70} \right) \vdots 7\) (theo tính chất 1)

Câu 4 :

Khẳng định nào sau đây là đúng:

  • A.

    $A = {\rm{\{ 0; 1\} }}$ là tập hợp số nguyên tố    

  • B.

    $A = {\rm{\{ 3; 5\} }}$ là tập hợp số nguyên tố         

  • C.

    $A\, = {\rm{\{ 1; 3; 5\} }}$ là tập hợp các hợp số

  • D.

    $A = {\rm{\{ 7;8\} }}$ là tập hợp số hợp số

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Áp dụng định nghĩa số nguyên tố và hợp số.

- Số $0;1$ không phải là số nguyên tố cũng không phải là hợp số.

Lời giải chi tiết :

Đáp án A:  Sai vì $0$ và $1$ không phải là số nguyên tố.

Đáp án C: Sai vì $1$ không phải là hợp số, $3,5$ là các số nguyên tố.

Đáp án D: Sai vì $7$ không phải là hợp số.

Đáp án B: Đúng vì $3;5$ đều là số nguyên tố

Câu 5 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Số có chữ số tận cùng là \(0\) hoặc \(3\) thì chia hết cho \(3\). Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án

B. Sai

Lời giải chi tiết :

Các số có tổng các chữ số chia hết cho \(3\) thì chia hết cho \(3\).

Vậy khẳng định ‘Số có chữ số tận cùng là \(0\) hoặc \(3\) thì chia hết cho \(3\)” là sai.

Câu 6 :

Cho ${a^2}.b.7 = 140$ với \(a,b\) là các số nguyên tố, vậy \(a\) có giá trị là bao nhiêu:

  • A.

    $1$                                  

  • B.

    $2$                                    

  • C.

    $3$                        

  • D.

    $4$                        

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Phân tích số \(140\)  thành tích các thừa số nguyên tố.

Lời giải chi tiết :

Suy ra $140 = {2^2}.5.7 = {a^2}.b.7$ nên \(a = 2\).

Câu 7 :

Từ ba trong 4 số 5, 6, 3, 0, hãy ghép thành số có ba chữ số khác nhau là số lớn nhất chia hết cho 2 và 5.

  • A.

    \(560\)       

  • B.

    \(360\)

     

  • C.

    \(630\) 

  • D.

    \(650\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+ Sử dụng dấu hiệu chia hết của 2 và 5 để tìm chữ số hàng đơn vị của các số đó.

+ Sau đó lập các số có ba chữ số khác nhau chia hết cho 2 và 5 rồi chỉ ra số lớn nhất.

Lời giải chi tiết :

Số chia hết cho $2$  và $5$  có tận cùng là $0$  nên chữ số hàng đơn vị của các số này là $0.$  

Từ đó ta lập được các số có $3$ chữ số khác nhau chia hết cho $2$  và $5$ là: $560;530;650;630;350;360.$

Số lớn nhất trong $6$ số trên là $650.$

Vậy số cần tìm là $650.$

Câu 8 :

Tìm các ước chung của \(18;30;42.\)

  • A.

    \(\left\{ {2;3;6} \right\}\)                               

  • B.

    \(\left\{ {1;2;3;6} \right\}\)                                 

  • C.

    \(\left\{ {1;2;3} \right\}\)      

  • D.

    \(\left\{ {1;2;3;6;9} \right\}\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Tìm các ước của \(18;30;42.\)

+ Tìm các số là ước của cả ba số \(18;30;42.\)

Lời giải chi tiết :

+) Ư\(\left( {18} \right) = \left\{ {1;2;3;6;9;18} \right\}\)

+) Ư\(\left( {30} \right) = \left\{ {1;2;3;5;6;10;15;30} \right\}\)

+) Ư\(\left( {42} \right) = \left\{ {1;2;3;6;7;12;14;21;42} \right\}\)

Nên ƯC\(\left( {18;30;42} \right) = \left\{ {1;2;3;6} \right\}\)

Câu 9 :

Chị Hòa có một số bông sen. Nếu chị bó thành các bó gồm 3 bông, 5 bông hay 7 bông

thì đều vừa hết. Hỏi chị Hòa có bao nhiêu bông sen? Biết rằng chị Hòa có khoảng từ

200 đến 300 bông.

  • A.

    210

  • B.

    220

  • C.

    230

  • D.

    240

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Số bông sen là bội chung của 3, 5, 7 và 200 < x < 300.

Lời giải chi tiết :

- Gọi số bông sen chị Hòa có là: x (bông, \(x \in \mathbb{N}\)).

- Nếu chị bó thành các bỏ bông gồm 3 bông, 5 bông hay 7 bông thì số bông sen chị Hòa có là bội chung của 3, 5 và 7.

- Theo đề bài ta có xe BC(3, 5, 7) và 200 < x < 300

Vì 3, 5, 7 từng đôi một là số nguyên tố cùng nhau.

=> BCNN(3, 5, 7) = 105

=> BC(3, 5, 7) = B(105) = {0; 105, 210, 315;...}

=> x\( \in \) BC(3, 5, 7) ={0, 105, 210, 315,.... }.

Mà \(200 \le x \le 300\) nên x = 210.

Vậy số bông sen chị Hòa có là 210 bông.

Câu 10 :

Kết quả của phép tính \({99^5} - {98^4} + {97^3} - {96^2}\) chia hết cho

  • A.

    \(2\)               

  • B.

    \(5\)                      

  • C.

    Cả \(2\) và \(5.\)                     

  • D.

    \(3\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Tìm chữ số tận cùng của mỗi lũy thừa sau đó suy ra chữ số tận cùng của kết quả phép tính.

+ Sử dụng  dấu hiệu các số có tận cùng là \(0\) thì chia hết cho \(2\) và \(5\).

 

Lời giải chi tiết :

Ta có số \({99^5}\) có chữ số tận cùng là \(9\)

Số \({98^4}\) có chữ số tận cùng là \(6\)

Số \({97^3}\) có chữ số tận cùng là \(3\)

Số \({96^2}\) có chữ số tận cùng là \(6\)

Nên phép tính \({99^5} - {98^4} + {97^3} - {96^2}\) có chữ số tận cùng là \(0\)\(\left( {{\rm{do}}\,9 - 6 + 3 - 6 = 10} \right)\)

Do đó kết quả của phép tính \({99^5} - {98^4} + {97^3} - {96^2}\) chia hết cho cả \(2\) và \(5.\)

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.